Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng » Quốc Phòng – Biển đảo » Thế trận nguy hiểm của Trung Quốc trong tranh chấp biển đảo

Theo giáo sư Mỹ Taylor Fravel, có nguy cơ thực sự về khả năng Trung Quốc sử dụng vũ lực chống Nhật Bản, liên quan đến tranh chấp quần đảo Senkaku/Điếu Ngư.

Đối đầu Trung-Nhật về quần đảo Senkaku/Điếu Ngư đã bước vào tháng thứ hai. Đây là một cuộc đối đầu nguy hiểm hơn người ta tưởng. Nếu xét đến hành vi của Trung Quốc trong các tranh chấp lãnh thổ trong quá khứ, cuộc đối đầu liên quan đến Senkaku/Điếu Ngư có nguy cơ dễ bùng nổ.

Hạm đội Hoa Đông tập trận gần đây. Ảnh: navy.81.cn

Kể từ năm 1949, Trung Quốc đã can dự vào 23 cuộc tranh chấp lãnh thổ với các nước láng giềng: trên đất liền và trên biển. Trong số đó, 17 cuộc tranh chấp đã được giải quyết, thông qua các hiệp định thỏa hiệp. Tuy nhiên, Trung Quốc đã sử dụng vũ lực trong 1/6 tổng số các cuộc tranh chấp lãnh thổ này. Và đó là những trường hợp tương đối giống với cuộc đối đầu về Senkaku/Điếu Ngư.

Trung Quốc thường sử dụng vũ lực trong các cuộc tranh chấp lãnh thổ với các nước láng giềng có sức mạnh quân sự. Đó là các cuộc chiến hoặc đụng độ lớn với Ấn Độ, Nga và Việt Nam cũng như các cuộc khủng hoảng liên quan đến Đài Loan. Các quốc gia và vùng lãnh thổ này có khả năng ngăn chặn lớn nhất đối với tham vọng lãnh thổ của Trung Quốc. Trong các cuộc tranh chấp với các quốc gia yếu hơn như Mông Cổ hay Nepal, Bắc Kinh thường tránh sử dụng vũ lực vì nước này có thể đàm phán trên thế mạnh. Hiện nay, Nhật Bản là nước láng giềng trên biển mạnh nhất của Trung Quốc, với lực lượng hải quân hiện đại và lực lượng tuần duyên hùng hậu.

Bản đồ cho thấy vị trí quần đảo tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư ở biển Hoa Đông. Đồ họa: The Reviewer Library

Trung Quốc cũng thiên về sử dụng vũ lực hơn trong các vụ tranh chấp biển đảo như quần đảo Senkaku/Điếu Ngư. Trên biên giới đất liền, Trung Quốc chỉ sử dụng vũ lực  trong gần 1/5 của 16 cuộc tranh chấp. Trái lại, Trung Quốc đã sử dụng vũ lực trong một nửa tổng số 4 vụ tranh chấp biển đảo. Các hòn đảo được coi là có giá trị nhiều hơn về  chiến lược, quân sự và kinh tế bởi vì chúng có ảnh hưởng lớn an ninh hàng hải và có thể liên quan đến các nguồn tài nguyên lớn như hải sản, dầu khí.

Ngoài ra, Trung Quốc cũng chủ yếu được sử dụng vũ lực để củng cố vị thế tranh chấp ở những nơi mà nước này không sở hữu hoặc chiếm được rất ít những vùng lãnh thổ mà Bắc Kinh tuyên bố chủ quyền. Năm 1988, Trung Quốc đã đụng độ với Việt Nam, khi nước này đánh chiếm sáu rạn san hô trong quần đảo Trường Sa. Trung Quốc đã tuyên bố chủ quyền đối với quần đảo Trường Sa trong nhiều thập kỷ, nhưng không hề kiểm soát bất kỳ hòn đảo hoặc bãi đá ngầm nào trước vụ đánh chiếm năm 1988.

Hải quân Trung Quốc tiếp cận Senkaku/Điếu Ngư

Trong trường hợp Trung Quốc đã sở hữu một số vùng lãnh thổ đang tranh chấp, chẳng hạn như tranh chấp biên giới với Kazakhstan, Trung Quốc có vị thế mặc cả mạnh mẽ và ít lý do để sử dụng vũ lực. Nhưng ở Biển Hoa Đông, Trung Quốc không nắm giữ bất kỳ hòn đảo nào của quần đảo Senkaku hiện dưới sự kiểm soát của Nhật Bản.

Quan trọng nhất, Trung Quốc thường sử dụng vũ lực trong tranh chấp lãnh thổ vào những thời kỳ có bất ổn xã hội ở trong nước. Khi đó, các nhà lãnh đạo Trung Quốc có một động lực lớn hơn để thiên về giải quyết bằng vũ lực. Họ cho rằng các bên tranh chấp lợi dụng khủng hoảng trong nước của Trung Quốc và phản ứng yếu hoặc kiềm chế có thể làm tăng thái độ bất mãn trong dân chúng.

Các nhà lãnh đạo Trung Quốc hiện thời cảm thấy bất an vì nhiều lý do. Đó là mâu thuẫn về đường lối ở cấp cao nhất, kinh tế đang phát triển chậm lại và Trung Quốc đang ở trong thời kỳ chuyển đổi lãnh đạo đầy nhạy cảm.  Những yếu tố này làm tăng giá trị của việc thể hiện lập trường cứng rắn phát đi tín hiệu cho cả phía Nhật Bản lẫn công chúng Trung Quốc. Chúng cũng làm giảm khả năng thỏa hiệp hoặc nhượng bộ từ phía Bắc Kinh.

Sơ đồ quần đảo Senkaku/ Điếu Ngư ( ảnh Internet )

Trong con mắt người Trung Quốc, những hành động của Nhật Bản liên quan đến Senkaku/Điếu Ngư dường như đang lợi dụng khó khăn của Trung Quốc. Đối đầu Trung-Nhật bắt đầu vào tháng 4/2012, khi Thống đốc Tokyo Shintaro Ishihara thoe chủ nghĩa dân tộc công bố một kế hoạch để mua ba trong số các hòn đảo của quần đảo Senkaku từ tay chủ sở hữu tư nhân người Nhật. Tuyên bố của Thống đốc Ishihara được đưa ra chỉ vài ngày sau khi Bắc Kinh đã cách chức Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư thành ủy Trùng Khánh của Bạc Hy Lai trong một vụ bê bối chính trị lớn nhất hơn hai thập kỷ qua.

Trung Quốc đã tỏ ra cứng rắn hơn khi tăng trưởng kinh tế của nước này giảm tốc nhanh hơn nhiều so với dự kiến và khiến cho các nhà lãnh đạo ở Bắc Kinh vô cùng lo lắng. Sau đó, Thủ tướng Nhật Bản Yoshihiko Noda lại công bố quyết định “quốc hữu hóa” ba hòn đảo trong quần đảo Senkaku vào đúng vào dịp kỷ niệm sự cố Marco Polo Bridge tháng 7/1939 đánh dấu ngày phát xít Nhật bắt đầu đánh chiếm Trung Quốc. Không những thế, vụ “quốc hữu hóa” ba hòn đảo của quần đảo Senkaku Ngư lại được hoàn tất trong tháng 9/2012, chỉ vài ngày trước thời điểm quân Nhật xâm lược Mãn Châu trong năm 1931.

Đụng độ giữa tàu công vụ hai nước có thể dẫn đến xung đột bùng phát. Ảnh telegraph.co.uk

Các yếu tố gây mất ổn định cuối cùng trong cuộc đối đầu Senkaku/Điếu Ngư là cả hai bên đồng thời tham gia vào các vụ tranh chấp biển đảo khác. Mới đây, Tổng thống Lee Myung-bak đã phá vỡ truyền thống và trở thành nhà  lãnh đạo Hàn Quốc đầu tiên đến thăm quần đảo Dokdo (mà Nhật Bản gọi là Takeshima) do nước này chiếm đóng nhưng Nhật Bản lại đòi hỏi chủ quyền. Trong khi đó, Trung Quốc đang tranh chấp với Việt Nam và Philippines ở Biển Đông. Tokyo và Bắc Kinh đều có thể đi đến kết luận rằng bên nào chiếm ưu thế trong cuộc đối đầu Senkaku/Điếu Ngư, bên đó sẽ có cơ hội tốt hơn trong các cuộc tranh chấp khác.

Trung Quốc đã không được sử dụng vũ lực trong tranh chấp lãnh thổ hơn 20 năm và có thể tránh được sự leo thang xung đột liên quan đến quần đảo Senkaku. Tuy nhiên, tình hình hiện nay là vô cùng nguy hiểm. Nếu một sự cố nghiêm trọng xảy ra liên quan đến tàu công vụ của hai nước, một cuộc khủng hoảng thực sự có thể bùng phát với kết cục không thể nào tiên đoán được.

Taylor Fravel là giáo sư khoa học chính trị thỉnh giảng  tại Học viện Công nghệ Massachusetts (MIT). Ông là  tác giả của cuốn sách “Strong Borders, Secure Nation: Cooperation and Conflict in China’s Territorial Disputes” (NXB Princeton, 2008).

Minh Bích (Wall Street Journal/DVO)

Kết bạn với Thủ tướng trên Facebook
Thích và chia sẻ bài này trên Facebook
Tags:
Share on Link Hay! Share on Facebook! Tweet This!

4 phản hồi đến “Thế trận nguy hiểm của Trung Quốc trong tranh chấp biển đảo”

  1. Viet Ngo Tuan Viet Ngo Tuan
    30/10/2012 - 10:35 pm

    :| bạn hỏi bố mẹ bạn có biết facebook hay dùng facebook ntn không mà lại hỏi chú Dũng bận vậy mà vẫn có thời gian onl viết fb nhỉ :|, nguyên thủ quốc gia đâu thiếu trợ lý để làm những việc vặt này, không thể việc gì cũng ôm đồm được

    Reply
  2. Tuấn Tử Tế Tuấn Tử Tế
    30/10/2012 - 5:57 am

    Chuan cmnr

    Reply
  3. Trần Văn Sơn Trần Văn Sơn
    30/10/2012 - 12:28 am

    Nếu với xu thế xảy ra hiện nay, thì dự đoán Trung Quốc khơi mào cuộc Chiến Tranh Thế Giới Lần Thứ 3, có vẻ đúng. Chúng ta cần xem lại về góc độ riêng của Việt Nam, xem họ có phải là Dân tộc yêu chuộng hòa bình không?

    Reply
  4. Pham Anh Dung Pham Anh Dung
    29/10/2012 - 5:29 pm

    cần phải giải quyết ôn hòa , thỏa đáng , không nên gây ra chiến tranh mà tất cả người dân phải khổ .

    Reply

Gửi phản hồi

  • Tổng bí thư

    Nguyễn Phú Trọng

  • Chủ tịch nước

    Trương Tấn Sang

  • Chủ tịch Quốc hội

    Nguyễn Sinh Hùng

  • Biển đảo Việt Nam

    Trường sa - Hoàng sa