Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng » Quốc tế » Quân đội Nhật Bản mạnh thế nào?

Quân đội Nhật được trang bị vũ khí chiến đấu hiện đại và đắt tiền nhưng chưa được thử nghiệm trận mạc do nước này không tham gia các cuộc xung đột vũ trang kể từ khi bị đánh bại hồi Thế chiến II.

Trong sách trắng quốc phòng mới nhất của Nhật công bố hôm 31/7, nước này tỏ ý lo ngại về vai trò của quân đội Trung Quốc trong hoạch định chính sách ngoại giao của Bắc Kinh cũng như mối đe dọa dai dẳng từ Triều Tiên. Dưới đây là một số thông tin về quân đội Nhật.

Tàu chiến Nhật Bản

Tàu chiến Nhật Bản

Quy mô và năng lực

Nhật có lực lượng quân thường trực gồm 225.000 người, bằng 1/10 so với Trung Quốc và 1/5 so với Triều Tiên, song lại lớn hơn quân Anh.

Quân đội Nhật được trang bị vũ khí chiến đấu hiện đại và đắt tiền như tàu khu trục gắn được với hệ thống phòng thủ tên lửa đạn đạo Aegis, vốn được triển khai vào đầu năm nay để đáp trả vụ phóng tên lửa của Triều Tiên.

Trong lần thu mua vũ khí mới nhất, Nhật đã mua máy bay chiến đấu tàng hình F-35 của Lockheed Martin giá 10,2 tỷ yen (123 triệu USD) một chiếc.

Tuy nhiên, quân đội Nhật – còn được biết tới với cái tên Lực lượng phòng vệ (SDF) vẫn chưa được thử nghiệm trong trận mạc do nước này không tham gia các cuộc xung đột vũ trang kể từ khi bị đánh bại hồi Thế chiến II.

Nhật, quốc gia duy nhất phải hứng chịu các cuộc tấn công hạt nhân, đã tự áp đặt một lệnh cấm sở hữu vũ khí hạt nhân và nước này chỉ dựa vào lá chắn hạt nhân của Mỹ, đồng minh an ninh thân cận. Hoạt động theo một hiến pháp hòa bình, SDF không có riêng tàu sân bay hướng tấn công hay máy bay ném bom tầm xa.

Ngân sách giới hạn

Ngân sách quốc phòng Nhật đã giảm trong năm thứ 10 liên tiếp, từ 4,65 nghìn tỷ yen (59 tỷ USD) trong năm tài chính hiện thời – kết thúc vào tháng 3/2013, phản ánh sự thúc ép của nợ công khổng lồ, vốn bị coi là tệ nhất trong số các nước công nghiệp hóa.

Ngược lại, ngân sách quốc phòng của Trung Quốc gần như gấp đôi Nhật, 650 tỷ NDT (102 tỷ USD) trong vòng 5 năm.

Bị kiềm chế bởi hiến pháp

Điều 9 của Hiến pháp năm 1947 của Nhật từ bỏ quyền phát động chiến tranh của nước này trong việc giải quyết xung đột quốc tế và cấm duy trì quân đội.

Tuy nhiên, điều khoản này không chỉ cho phép duy trì lực lượng vũ trang để phòng vệ mà còn cho phép tiến hành các hoạt động quân sự ở ngoại quốc, gồm cả triển khai quân tham gia các sứ mệnh không tham chiến ở Iraq năm 2004.

Các chính trị gia bảo thủ muốn thay đổi các chính sách tránh xa súng đạn của Nhật, và mong muốn này ngày càng mạnh do những lo lắng về chương trình hạt nhân và tên lửa của Triều Tiên cũng như sự trỗi dậy của Trung Quốc với tư cách là một sức mạnh trong khu vực.

Washington cũng gây sức ép với Tokyo phải đảm nhiệm vai trò lớn hơn trong việc đảm bảo an ninh toàn cầu.

Năm ngoái, Nhật đã nới lỏng lệnh cấm tự áp đặt với mình về xuất khẩu vũ khí, trong một động thái nhằm tạo ra thị trường mới cho các nhà thầu quốc phòng của mình và tạo điều kiện cho hợp tác xuyên biên giới nhằm phát triển công nghệ và thiết bị quân sự.

Môi trường an ninh thay đổi

Sau một đợt nâng cấp chính sách phòng thủ quốc gia năm 2010, Nhật đẩy mạnh bố trí phòng thủ ở phía tây nam, nơi nước này chia sẻ biên giới trên biển với Trung Quốc.

Trung Quốc đã mau chóng tăng cường sức mạnh quân đội và đẩy mạnh các hoạt động hải quân tại các vùng biển châu Á như Hoa Đông, nơi Bắc Kinh và Tokyo đều tuyên bố chủ quyền với quần đảo không người ở gọi là Senkaku theo tiếng Nhật và Điếu Ngư theo tiếng Trung Quốc.

Căng thẳng tăng cao kể từ khi Thủ tướng Yoshikiko Noda cho biết trong tháng này rằng chính phủ Nhật đang cân nhắc mua quần đảo tranh chấp.

Nhật cũng lo ngại về chương trình hạt nhân và tên lửa của Triều Tiên, do quần đảo của nước này nằm trong tầm bắn của tên lửa tầm trung Nodong của Triều Tiên.

Tháng 4 vừa qua, Nhật và Mỹ đã nhất trí chuyển 9.000 lính thủy đánh bộ Mỹ từ đảo Okinawa của Nhật sang Guam và các địa điểm khác ở châu Á Thái Bình Dương như một phần của kế hoạch cân bằng chiến lược của Washington với khu vực này.

Tuy nhiên, trong vài tháng gần đây, kế hoạch triển khai trực thăng lai máy bay Osprey của Lầu Năm Góc tại Okinawa đã làm dấy lên các cuộc biểu tình của dân địa phương, một trở ngại bất ngờ trong quan hệ an ninh Mỹ Nhật. Chiếc Osprey có thể bay nhanh hơn và xa hơn các trực thăng thông thường, khiến quân Mỹ dễ dàng phản ứng với các sự kiện bất ngờ tại những khu vực cách xa Okinawa như Senkaku.

Hoài Linh (Theo Reuters)


Tags:
Mạng chia sẻ:

8 phản hồi đến “Quân đội Nhật Bản mạnh thế nào?”

  1. Que Anh Bui Que Anh Bui
    18/09/2012 - 8:06 pm

    Binh yên binh yên!

    Reply
  2. naenewlife
    19/09/2012 - 12:04 am

    Nhật có lực lượng quân thường trực gồm 225.000 người, bằng 1/10 so với Trung Quốc và 1/5 so với Triều Tiên, song lại lớn hơn quân Anh.
    Hix mong nhật cũng như Việt nam và các nước trên thế giới đánh bại TQ..TQ hiếp người quá.giờ còn chiếm đảo sensaku Nhật bản nữa.

    Reply
  3. Nguyễn Đức Trọng Nguyễn Đức Trọng
    19/09/2012 - 12:42 am

    chiến tranh và đau thương là 2 nghĩa khá tương đồng

    Reply
  4. Đinh Quang Kiên Đinh Quang Kiên
    19/09/2012 - 1:28 am

    Phai thu moi dc.

    Reply
  5. Hồng Đức Hồng Đức
    19/09/2012 - 1:57 am

    Chiến tranh chỉ dân khổ thôi, gia đình li tán, máu chảy đầu rơi… Hòa bình là tất cả những gì người dân mong muốn. Chiến tranh chỉ là cuộc tranh giành quyền lực thôi

    Reply
  6. To Can To Can
    19/09/2012 - 2:04 am

    toàn ngành an ninh việt nam cũng cần phải thay đổi, cơ cấu sắp xếp tổ chức lại cho phù hợp với tình hình mới ….

    Reply
  7. Lan Maruko Lan Maruko
    19/09/2012 - 2:51 am

    chiến tranh thật sự là 1 kết cục không tốt nhưng nếu chỉ có như thế mới bảo vệ được tổ quốc thì chúng ta đành phải đương đầu

    Reply
  8. thanh nha
    28/09/2012 - 7:04 am

    đúng là chiến tranh rất là đau thương

Gửi phản hồi

  • Tổng bí thư

    Nguyễn Phú Trọng

  • Chủ tịch nước

    Trương Tấn Sang

  • Chủ tịch Quốc hội

    Nguyễn Sinh Hùng

  • Biển đảo Việt Nam

    Trường sa - Hoàng sa