Được tôn xưng “ông vua hàng hải”, “cậu ký đường thủy”, “chúa sông Bắc Kỳ”… ông là Bạch Thái Bưởi – một doanh nhân có lòng tự tôn dân tộc rất cao.
Sớm mồ côi cha, một mình phụ giúp mẹ sau được người một người giàu họ Bạch nhận làm con nuôi cho ăn học. Với khát vọng làm giàu, từ bàn tay trắng trải qua nhiều thăng trầm Bạch Thái Bưởi (1874 – 1932) trở thành doanh nhân giàu có, đóng góp nhiều cho sự phát triển hàng hải, phát triển văn hóa. Không chỉ được tôn xưng “ông vua hàng hải”, “cậu ký đường thủy”, “chúa sông Bắc Kỳ”… hơn hết ở Bạch Thái Bưởi là chân dung một doanh nhân có lòng tự tôn dân tộc rất cao.
Được giáo dục và tiếp xúc thường xuyên với người Pháp, học tập kỹ thuật tân tiến của người phương Tây, nhưng Bạch Thái Bưởi luôn thể hiện tinh thần dân tộc trong hoạt động kinh doanh. Ông đặt tên các con tàu mua lại từ đối thủ nước ngoài bằng những tên Việt như Lạc Long, Hồng Bàng, Trưng Trắc, Đinh Tiên Hoàng, Lê Lợi, Hàm Nghi.
Con tàu Bình Chuẩn dài 42m, rộng 7,2m, cao 3,6m, trọng tải 600 tấn, động cơ compound 450 mã lực, chạy bằng hơi nước có dung tích tám mét khối, vận tốc đạt 8 hải lý/giờ. Tàu Bình Chuẩn chạy chuyến đầu tiên từ Hải Phòng cập bến Sài Gòn ngày 17 tháng 9 năm 1920, trong sự đón chào nồng nhiệt của giới công thương Sài Gòn lúc đó.
Ông khởi nghiệp với công việc tại một xưởng mộc, được tiếp xúc, thu nhận những hiểu biết về máy móc, cách tổ chức, quản lý sản xuất. Bạch Thái Bưởi chuyển sang kinh doanh hàng hải, đóng tàu, khai thác mỏ than và in ấn.
Sau khi đại diện mang sản phẩm của Việt Nam triển lãm tại Hội chợ Bordeaux (Pháp),trở về nước, với kiến thức và kinh nghiệm thu được trong thời gian ở Pháp, ông đã xin làm giám đốc xây dựng công trình cầu Long Biên.
Với những đóng góp của mình trong giới kinh doanh, đặc biệt ông là biểu tượng cho doanh nhân Việt với khao khát làm giàu, ông tự làm nên tất cả từ hai bàn tay trắng. Hình tượng tên tuổi ông đã trở thành giải thưởng danh giá trao tặng cho các doanh nhân.
Theo (GDVN)
1 niềm tự hào của đất nước
Việt Nam luôn có những nhân tài xuất chúng!