Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng » Quốc Phòng – Biển đảo » Nga ’giành giật’ thị trường vũ khí Bangladesh với Trung Quốc

Nếu không có gì thay đổi, Nga và Bangladesh sẽ ký hợp đồng cung cấp máy bay huấn luyện-chiến đấu hạng nhẹ Yak-130 vào cuối năm 2013, Phó chủ tịch Tiếp thị và Quan hệ quốc tế của công ty Irkut Vladimir Sautov thông báo với RIA Novostia.

Cũng theo ông, mặc dù phải sản xuất đơn đặt hàng lớn máy bay Yak-130 cho Không quân Nga, song công ty Irkut vẫn có thể sản xuất loạt máy bay này mất khoảng 2-3 năm và có thể giao máy bay cho đối tác bắt đầu vào năm 2015.

  • >> Bình Nhưỡng khoe vũ khí giả, “chém gió” hơn là đánh Mỹ

  • >> Bí mật vụ ném bom nguyên tử xuống Nagasaki

  • >> Sáu “quái vật” trong giới quân sự

  • >> Ấn Độ mua 99 động cơ F414 cho máy bay chiến đấu LCA

  • >> Những hợp đồng vũ khí béo bở tại Đông Nam Á


Trước đó, Phó tổng giám đốc Rosoboronexport, Vitor Komardin cho biết rằng Bangladesh quyết định mua 24 chiếc Yak-130 trong khuôn khổ tín dụng 1 tỷ USD do Nga cung cấp đã được ký kết hồi tháng giêng năm nay.

“Các cuộc hội đàm đã được tiến hành với các nhà lãnh đạo cấp cao Bangladesh. Nếu mọi việc suôn sẻ, Hợp đồng sẽ được ký kết trước khi kết thúc năm 2013”, ông Sautov cho hay.

Theo ông Igor Korotchenko, Phó chủ nhiệm Trung tâm phân tích thương mại vũ khí thế giới Nga cho rằng, ngoài 24 máy bay Yak-130, trong khuôn khổ tín dụng này, Bangladesh sẽ mua 80-100 xe vận tải bọc thép BRT-80 và một số hệ thống tên lửa phòng không tầm gần và tầm trung.

Máy bay huấn luyện-chiến đấu hạng nhẹ Yak-130

Cũng theo ông, có thể trong tương lai gần, Bangladesh sẽ ký kết hợp đồng hiện đại hóa máy bay MiG-29 lên phiên bản MiG-29SMT hoàn toàn mới.

Ông Korotchenko cũng cho biết, hiện nay đối thủ cạnh tranh của Nga là Trung Quốc đang nắm giữ 50% kim ngạch mua sắm vũ khí của Bangladesh. Những thỏa thuận của Nga với Bangladesh nằm trong chương trình gia tăng xuất khẩu vũ khí cả về “lượng và địa lý” của Tổng thống Nga Putin, điều này sẽ trạm tới lợi ích trực tiếp của Bắc Kinh tại đất nước Nam Á này.

Về cấu hình máy bay Yak-52 sẽ không có gì thay đổi so với phiên bản cơ sở, “chỉ có một yêu cầu duy nhất là thiết bị trên buồng lái được hiển thị bằng tiếng Anh. Còn lại tất cả các thành phần hoàn toàn hài lòng với phiên bản tiêu chuẩn với cấu hình cơ bản”, ông Sautov nói.

Máy bay Yak-130 là máy bay huấn luyện-chiến đấu hạng nhẹ do Văn phòng thiết kế Yakolev phát triển. Là loại máy bay huấn luyện hiện đại, có thể huấn luyện các phi công cho các máy bay thế hệ thứ 4 và thứ năm trong tương lai và thực hiện các nhiệm vụ chiến đấu khác nhau.

Yak-130 được trang bị hệ thống điều khiển kỹ thuật số, cho phép chuyển đổi sang trạng thái hoạt động tự động. Được trang bị hai động cơ phản lực có sức kéo 2×2500 kN, cho phép máy bay bay với tốc độ tối đa là 1.050 km/h, trần bay 12.500 m, bán kính chiến đấu 1.315 km. máy bay có chiều dài 9,72 m , cao 4,76 m và sải cánh 9,72 m.

Máy bay có trọng lượng rỗng 4,5 tấn, trọng lượng cất cánh tối đa 9 tấn và có thể mang 3.000 kg vũ khí. Vũ khí chính khi thực hiện nhiệm vụ chiến đấu trên không là tên lửa có điều khiển không đối không R-73. Vũ khí tấn công mặt đất gồm bom 454 và 227 kg. tên lửa có điều khiển không đối đất cuối cùng là blok roket có điều khiển B-8M.

(BDV)

Kết bạn với Thủ tướng trên Facebook
Thích và chia sẻ bài này trên Facebook
Tags: , vũ khí
Share on Link Hay! Share on Facebook! Tweet This!

Hiện chưa có phản hồi nào.

Gửi phản hồi

  • Tổng bí thư

    Nguyễn Phú Trọng

  • Chủ tịch nước

    Trương Tấn Sang

  • Chủ tịch Quốc hội

    Nguyễn Sinh Hùng

  • Biển đảo Việt Nam

    Trường sa - Hoàng sa