Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng » Quốc Phòng – Biển đảo » J-20 được Trung Quốc cải tiến có địch nổi F-22 Mỹ?

Loại chiến đấu cơ tàng hình thế hệ thứ năm J-20 của Trung Quốc gần đây đã trình diễn cơ cấu phóng tên lửa của nó và được các phương tiện truyền thông của Bắc Kinh ca ngợi là có thiết kế đơn giản nhưng “hiệu quả hơn” so với thiết kế trên máy bay tàng hình F-22 của Mỹ.

  • >> Vì sao ‘chim ưng’ F-16 được ‘trọng dụng’ nhất trong Không quân Mỹ?

  • >> J-11 TQ lại bị xếp vào “chiếu dưới” so với F-15J của Nhật

  • >> Mỹ giúp Ấn Độ chống Trung Quốc bằng máy bay F-35?

  • >> Trung Quốc không đủ “trình” để nhái máy bay của Nga?

  • >> Hai ‘lá bài’ chiến lược của Mỹ ở Châu Á-TBD


Theo đó, chiến đấu cơ J-20 số hiệu 2002, một trong 2 mẫu thử nghiệm hiện nay được Trung Quốc công khai, đã mang theo một tên lửa không – đối – không tầm ngắn (AAM) ở khoang vũ khí phụ trong thân và thực hiện chuyến bay trình diễn cơ chế mở và phóng tên lửa được cho là một thiết kế cải tiến hiệu quả.

Qua các hình ảnh quan sát được, loại tên lửa mà chiếc J-20 mang theo được nhận dạng là PL-10 – một trong những vũ khí hàng không mới do Trung Quốc tự phát triển. Trong một flash mô phỏng, một cánh cửa khoang vũ khí phụ của máy bay J-20 mở ra và sau đó đóng lại ngay sau khi tên lửa PL-10 cùng với giá treo của nó được đẩy ra ngoài. Sau đó tên lửa mới rời giá treo và phóng đi tìm kiếm mục tiêu.

Tên lửa và giá phóng được đẩy ra từ trong khoang vũ khí.

Thiết kế này được cho là giúp tên lửa được phóng đi trong thời gian ngắn nhất có thể, hơn nữa, tiết diện phản xạ với tín hiệu sóng radar của máy bay cũng không có sự thay đổi đáng kể bởi thời gian mở và đóng của khoang vũ khí diễn ra trong thời gian rất nhanh.

Theo các phương tiện truyền thông Trung Quốc, thiết kế này của J-20 sẽ giúp cho tên lửa được phóng đi trong thời gian nhanh nhất có thể. Ở thiết kế của máy bay tàng hình F-22 Raptor, khoang vũ khí sẽ phải chờ cho tới khi tên lửa được nhả ra và phóng đi, vì thế ảnh hưởng lớn tới khả năng tàng hình của nó. Ngược lại, với thiết kế của J-20, máy bay vẫn có thể tàng hình trong suốt quá trình phóng tên lửa bởi khoang vũ khí đã đóng lại.

Mặc dù các phương tiện truyền thông Trung Quốc ca ngợi về cơ chế phóng tên lửa của J-20 nhưng theo biên tập viên trưởng của tạp chí Quốc phòng Quốc tế, ông Chen Kuo nói rằng, điều quan trọng là J-20 có thể bắn được tên lửa tầm ngắn khóa mục tiêu từ mọi góc độ như khả năng của máy bay F-22 hay không. Trong trường hợp này, tên lửa PL-10 không thể nào so sánh được với khả năng khóa mục tiêu ở tên lửa tầm ngắn AIM-9X của Không quân Mỹ.

Thậm chí, ở một số khía cạnh khác thì J-20 vẫn chưa được các chuyên gia quân sự đánh giá cao như ở máy bay F-22 về công nghệ và vật liệu tàng hình, lực đẩy và độ tin cậy của động cơ, các hệ thống thông tin mạng, tác chiến điện tử và thiết bị điện tử hàng không tối tân.

Máy bay J-20 trong chuyến bay thử nghiệm cơ chế phóng tên lửa vừa qua.

Theo dự đoán, J-20 có thể bắt đầu thử nghiệm các hệ thống vũ khí không – đối – không không lâu nữa. Loại máy bay chiến đấu này có thể mang được 2 tên lửa tầm ngắn PL-10 trong mỗi khoang vũ khí phụ và 6 – 8 tên lửa tầm trung PL-12 trong khoang vũ khí chính giữa thân máy bay.

(PNTD)

Tin liên quan
Không quân Thế giới
  • Mỹ chi ‘khủng’ nâng cấp toàn bộ ‘chim ưng’ F-16

    - 18/04/2013

  • “Niềm kiêu hãnh” của Mỹ ‘tan xác’ chỉ vì một cơn gió?

    - 18/04/2013

  • Ấn Độ đã có khả năng đồng thời chiến đấu với cả Trung Quốc và Pakistan

    - 18/04/2013

  • Không quân Nga phê chuẩn phương án thiết kế máy bay ném bom thế hệ mới

    - 18/04/2013

  • Nga sắp có “sát thủ” oanh tạc cơ thế hệ mới

    - 13/04/2013

Kết bạn với Thủ tướng trên Facebook
Thích và chia sẻ bài này trên Facebook

Hiện chưa có phản hồi nào.

Gửi phản hồi

  • Tổng bí thư

    Nguyễn Phú Trọng

  • Chủ tịch nước

    Trương Tấn Sang

  • Chủ tịch Quốc hội

    Nguyễn Sinh Hùng

  • Biển đảo Việt Nam

    Trường sa - Hoàng sa