Thời báo Hoàn cầu (Trung Quốc) gọi sự kiện tiêm kích J-10 của Trung Quốc đụng độ với F-15 của Nhật Bản trên bầu trời gần quần đảo Senkaku/Điếu Ngư là “một bước tiến gần hơn đến chiến tranh”.
Sau nhiều ngày điều động tàu và máy bay hải giám áp sát Senkaku/Điếu Ngư, ngày 10/1, Trung Quốc đã lần đầu tiên cử máy bay tiêm kích J-10 đến khu vực quần đảo đang có tranh chấp với Nhật Bản. Mặc dù máy bay Trung Quốc đã lập tức quay đầu rút lui khi đối mặt với tiêm kích F-15 của Nhật Bản nhưng căng thẳng giữa 2 cường quốc lớn nhất châu Á này đã lập tức được đưa lên một nấc thang mới.
Ngày 11/1, tờ China Daily đã trích dẫn tuyên bố của người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi trong một cuộc họp báo cho biết: “Các máy bay quân sự của Trung Quốc đang di chuyển một cách bình thường trong không phận biển Hoa Đông thì bị các tiêm kích F-15 của Nhật Bản chặn đầu kèm theo tuyên bố rằng đó là không phận thuộc quyền bảo vệ của Nhật Bản”.
“Trung Quốc kịch liệt phản đối hành động làm gia tăng sự bất ổn và căng thẳng trên biển Hoa Đông của Nhật Bản”, người phát ngôn Hồng Lỗi nói.
Tuy nhiên, phát ngôn của Bộ Quốc phòng Trung Quốc lại “hơi khác” với tuyên bố của ông Hồng Lỗi. Cũng trong ngày 11/1, Bộ Quốc phòng Trung Quốc lên tiếng xác nhận, họ đã ra lệnh cho hai chiếc chiến đấu cơ J-10 của mình cất cánh khẩn cấp để đối phó với máy bay chiến đấu thiện chiến F-15 của Nhật Bản trên biển Hoa Đông sau khi một chiếc máy bay hải giám Y-8 của nước này bị hai chiến đấu cơ F-15 của Nhật Bản theo dõi chặt chẽ trong chuyến bay “tuần tra” ở không phận phía tây nam biển Hoa Đông ngày 10/1.
Về phía Nhật Bản, Bộ quốc phòng nước này cho biết họ đã cho phép các tiêm kích F-15 cất cánh khẩn cấp khi phát hiện 10 chiến đấu cơ J-10 của Trung Quốc xuất hiện gần không phận trên quần đảo Senkaku, thậm chí những chiếc F-15 đã được phép bắn đạn vạch đường (đạn báo hiệu) để cảnh cáo những chiếc J-10 của Trung Quốc.
Bình luận về sự kiện này, tờ Thời báo Hoàn cầu – một phiên bản của tờ Nhân Dân Nhật báo (Trung Quốc) gọi đó là “Một bước tiến gần hơn đến chiến tranh”.
Tờ China Daily cho biết, những chiếc J-10 của Trung Quốc đã cất cánh từ căn cứ không quân Thủy Môn (Shuimen) được xây dựng trên một hòn đảo ở phía đông tỉnh Phúc Kiến. Các hình ảnh thu được từ vệ tinh cho thấy, Trung Quốc đã bắt đầu xây dựng căn cứ này từ năm 2009 và mới hoàn thiện hồi cuối năm ngoái. Giới chuyên gia quân sự đánh giá căn cứ Thủy Môn được xây dựng nhằm mục đích hỗ trợ cho các hoạt động “mở rộng ra Hoa Đông” của Trung Quốc.
Tờ Thời báo Đài Bắc (Taipei Times – Đài Loan) cho biết, từ hồi tháng 5/2012, Trung Quốc đã bắt đầu điều động máy bay chiến đấu J-10, tiêm kích đa năng SU-30 và một số lượng lớn máy bay không người lái đến căn cứ Thủy Môn.
Bên cạnh các loại máy bay, các chuyên gia quân sự còn khẳng định rằng Trung Quốc đã triển khai các hệ thống tên lửa phòng không tầm xa S-300 (do Nga sản xuất) đến quanh khu vực căn cứ này. S-300 được cho là hệ thống tổ hợp tên lửa hiện đại nhất, “sát thủ” nhất thế giới có khả năng cạnh tranh được với hệ thống tên lửa Patriot của Mỹ.
Cũng tại căn cứ Thủy Môn, Trung Quốc đã điều động Hạm đội Đông Hải với yêu cầu phải có 35 tàu chiến thường trực tại khu vực này, bao gồm cả khinh hạm lớp T-054 vừa được hạ thủy và khoảng 8 tàu đổ bộ. Chưa hết, các tin tức tình báo còn cho rằng có ít nhất 4 chiếc tàu ngầm lớp Kilo thường xuyên trực chiến tại căn cứ này.
Toàn bộ số phương tiện khí tài quân sự hiện đại này hiện đang được Trung Quốc đặt trong tình trạng báo động cao, sẵn sàng đối phó với những diễn biến mới ở biển Hoa Đông. Căn cứ Thủy Môn chỉ nằm cách quần đảo Senkaku/Điếu Ngư – nơi đang có tranh chấp – khoảng 236 dặm (khoảng 380 km).
Trong khi Trung Quốc ngày càng có nhiều những hành động khiêu khích đối với Nhật Bản ở Senkaku nên gần như chắc chắn tình hình căng thẳng tại vùng biển Hoa Đông sẽ chưa thể lắng dịu. Trong lúc này, Mỹ vẫn chưa thể hiện một quan điểm chính thức nào về vấn đề chủ quyền đối với quần đảo này mặc dù họ đã ký một Hiệp ước an ninh chung với Nhật Bản hồi năm 1960.
Theo Hiệp ước này, Mỹ sẽ phải có trách nhiệm bảo vệ và hỗ trợ Nhật Bản nếu nước này bị tấn công nhưng có rất ít người tin rằng Mỹ sẽ chấp nhận rủi ro khi tham gia vào một cuộc chiến với Trung Quốc để bảo vệ vài hòn đảo không có người ở, bất chấp bên dưới vùng biển đó có nguồn tài nguyên dầu mỏ lớn đến đâu.
Theo bình luận của Thời báo Đài Bắc, có vẻ như Trung Quốc đã “nắm được thóp” của cả Mỹ và Nhật nên họ rất mạnh dạn triển khai những hành động mới trên khu vực Senkaku/Điếu Ngư cũng như đã “chuẩn bị vô cùng chu đáo và kỹ lưỡng” cho một cuộc chiến tranh có thể xảy ra nay mai.
(IN)
-
Senkaku dễ nổ nhất trong “4 thùng thuốc súng” vây Trung Quốc
- 27/02/2013
-
6 con đường ngăn chặn chiến tranh Trung – Nhật
- 26/02/2013
-
“Lý luận của Nhật về Senkaku là ‘lý sự của kẻ trộm’”
- 26/02/2013
-
Đến Mỹ cũng sợ “thùng thuốc súng” Trung-Nhật?
- 26/02/2013
-
Thủ tướng Nhật Bản thề quyết không nhượng bộ
- 26/02/2013
trung quốc cũng có s300, nhật có gì ta
Biển Đông chính thức dậy sóng ?, không biết lần này còn lan ra đến đâu
Việt Nam khổ nhất nếu có chiến tranh xảy ra.
điều đó là không bao giờ có.
mọi bế tắc thì phải có hướng giải quyết đây là biện pháp cuối cùng đánh nhau giữa nhật trung sẽ khơi mào cho chiến tranh toàn khu vực.có 2 giả thiết nếu nhật thắng trung quốc bẽ măt các nước lân bang vn philippin sẽ mạnh tay trong tranh chấp noi gương nhật .nhật thua thì mỹ can dự ct càng lớn hơn.ct k hay đâu nó sẽ lan rộng thôi