Nguyễn Tấn Dũng » Kinh tế – Chính trị » ‘Trận chiến’ vàng: Chưa vội mừng, đừng sớm buông

Thị trường vàng đã có dấu hiệu ổn định, chênh lệch giá vàng từ mức 7 triệu xuống gần 2 triệu… Đó là thành công bước đầu trong “trận chiến” bình ổn thị trường thị trường vàng. Tuy nhiên, trên một thị trường phức tạp và tích tụ bất ổn cả chục năm qua thì mọi việc không thể dễ dàng dứt điểm trong một thời gian ngắn mà đòi hỏi những lực kiên trì và dài hạn. Không thể vội mừng rồi sớm buông tay.

Tuần đầu tháng 9/2013, chênh lệch giá vàng trong nước và thế giới đã giảm xuống còn trên 2 triệu đồng/lượng. Đây là mức thấp nhất trong 1 năm trở lại đây. Đây là thành công tiếp theo sau bước đi quyết định yêu cầu các NH thương mại tất toán thành vàng vào 30/6 vừa qua.

Những dự tính trước đây của NHNN cho rằng, vàng sẽ dần đi vào ổn định sau khi loại các “tay to”, cắt nguồn gây bất ổn lớn nhất của vàng là các NH; cùng với đó ép giảm chênh lệch giá thông qua tăng cung vàng ra thị trường thông qua đấu đầu… đã dần trở thành hiện thực.

Theo tính toán của các DN và chuyên gia, chênh lệch giá 2 triệu đồng là một mức hợp lý. Đây là khoản chỉ đủ bù đắp cho hàng loạt chi phí nhập khẩu vàng về Viêt Nam, chế biến ra vàng miếng bán cho người dân. Hơn thế nữa, với mức giá hơn 38 triệu đồng, chênh lệch giá 2 triệu chưa trừ chi phí thì kinh doanh vàng hẳn không có một mức lợi nhuận lý tưởng và thấp hơn nhiều lĩnh vực kinh doanh khác.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Mặc dù đón nhận những tín hiệu tích cực từ thị trường vàng, những đa số các chuyên gia vẫn còn tỏ ra nghi ngờ về tính bền vững của kết quả này. Cảnh báo chung nhất được đưa ra là, dù đã ép giá vàng về mức chênh lệch thấp nhất hơn 1 năm qua nhưng chưa thể khẳng định chênh lệch vàng đã ổn định. Hơn nữa, mục tiêu chính của NHNN là ổn định thị trường, chứ không phải giảm chênh lệch giá vàng. Do đó, sau khi đã loại bỏ được các yếu tố gây bất ổn lớn nhất của thị trường vàng thì NHNN cần đáp ứng nhu cầu vàng thực của người dân. Chỉ khi cân đối cung cầu được đảm bảo thì thị trường mới có được sự ổn đình bền vững.

Chính vì thế, khi được hỏi về sự kiện chênh lệch vàng xuống thấp kỷ lục và các dự định tiếp theo, lãnh đạo NHNN tỏ ra khá thận trọng và cho biết: Bước đầu chênh lệch giá thu hẹp nhưng NHNN vẫn luôn theo sát thị trường, để có động thái can thiệp kịp thời. Vị lãnh đạo này nhắc lại, về nguyên tắc, thị trường còn nhu cầu thì việc đấu thầy vàng sẽ tiếp tục được thực hiện phù hợp với thị trường.

Chia sẻ điều này, giám đốc một DN kinh doanh vàng cũng cho rằng, bình ổn thị trường và thu hẹp chênh lệch là cả một quá trình, hôm nay bán ra ồ ạt để thu hẹp nhưng ngày mai nó có thể lại nới rộng, trong khi Ngân hàng Nhà nước không thể can thiệp được biến động giá thế giới. Tất cả các biện pháp phải có thời gian, độ trễ. Bình ổn là một quá trình, những bất ổn của vàng đã tích tụ cả chục năm qua không thể mới qua gần 1 năm mà mọi việc dễ dàng kết thúc. NHNN không chỉ là cơ quan quản lý mà đang là người cầm trịch trong “trận chiến” vàng nên không thể vội vàng và dễ dàng rút lui được. Thị trường đã bước sang một giai đoạn mới, NHNN càng cần phải kiên trì và khôn ngoan hơn trong thưc thi các biện pháp của mình..

Trên thực tế, thời gian qua NHNN đang giảm dần số lượng phiên đấu thầu vàng cũng như khối lượng vàng qua các phiên đấu thầu. Cụ thể từ trung tuần tháng 8/2013, NHNN chỉ tổ chức 2 phiên đấu thầu vàng/tuần, thay vì 3 phiên như trước đây. Và trong 3 phiên trở lại đây, số lượng vàng chào bán giảm xuống còn 20 nghìn lượng sau một thời gian duy trì ở mức 26 nghìn lượng vàng. Tất nhiên những điều chỉnh trên không phải là lớn, nhưng qua đó cho thấy hoạt động đấu thầu vàng đang phản ánh theo diễn biến thị trường. Tuy nhiên, khi nhu cầu vàng trong xã hội vẫn còn, nên cần có lượng cung vừa đủ đáp ứng. Do đó việc tiếp tục đấu thầu vàng cần được tiếp tục để bảo vệ thành quả đã có và tiếp tục theo đuổi mục tiêu bình ổn đã đề ra.

Du nhu cầu mua bán vàng hiện nay không còn lớn và đó là một nhu cầu thực của người dân. Trong khi, Việt Nam không phải là quốc gia sản xuất vàng, nên để đáp ứng nhu cầu này thì chỉ có con đường duy nhất là nhập khẩu, mà theo Nghị định 24 thì NHNN là cơ quan quản lý hoạt động xuất nhập khẩu vàng nguyên liệu. NHNN trở thành nguồn cung vàng duy nhất từ bên ngoài thị trường, nên việc đấu thầu bán vàng của NHNN là cần thiết để đáp ứng nhu cầu của thị trường nội địa.

Hơn thế, việc đều đặn cung ứng vàng ra thị trường thông qua các phiên đấu thầu đã khiến giới đầu cơ chùn tay, không còn dám đầu cơ làm giá như trước đây. Nhờ đó, thời gian qua, dù giá vàng biến động liên tục, song chủ yếu đều do giá vàng thế giới chứ tuyệt nhiên không do hoạt động đầu cơ làm giá trong nước. Trong khi đó, việc đưa ra mức giá đấu thầu hợp lý cho từng phiên, hoạt động đấu thầu còn có tác dụng hãm đà tăng của giá vàng trong nước mỗi khi giá vàng thế giới tăng nhanh. Vì lẽ đó, chênh lệch giá vàng giữa trong nước và thế giới ngày càng được thu hẹp, hiện chỉ 2,5 – 2,6 triệu đồng/lượng.

(Vietnamnet)

Kết bạn với Thủ tướng trên Facebook
Thích và chia sẻ bài này trên Facebook
Tags: , trận chiến vàng, vàng
Share on Link Hay!  
Ý kiến bạn đọc
    • Tổng bí thư

      Nguyễn Phú Trọng

    • Chủ tịch nước

      Trương Tấn Sang

    • Chủ tịch Quốc hội

      Nguyễn Sinh Hùng

    • Biển đảo Việt Nam

      Trường sa - Hoàng sa