Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng » Quốc Phòng – Biển đảo » Sức mạnh đồng minh Hàn Quốc-Mỹ

Quân đội Hàn Quốc chỉ bằng phân nửa Triều Tiên nếu xét về quân số và số lượng khí tài. Tuy nhiên, vũ khí Hàn Quốc tốt hơn, chưa kể phía sau có lực lượng hùng hậu của Mỹ.

  • >> Hàn Quốc hướng dẫn sơ tán “chuẩn bị” khi có chiến tranh

  • >> Mỹ yêu cầu Trung Quốc ngừng đe dọa trong tranh chấp biển

  • >> X-47B sẽ vô hiệu hóa tàu sân bay Trung Quốc?

  • >> Tướng lĩnh Hàn Quốc bị chỉ trích vì chơi golf lúc căng thẳng

  • >> Mỹ dàn trận tên lửa đánh chặn Triều Tiên

Theo báo cáo năm 2011 của Viện Quốc tế về nghiên cứu chiến lược ở Anh (IISS), quân đội CHDCND Triều Tiên (còn gọi là Triều Tiên) lớn hàng thứ năm thế giới. Căn cứ số liệu chính thức thì ngân sách quốc phòng Triều Tiên vào khoảng 1,5 tỉ USD/năm. Tuy nhiên, con số thực có thể lên đến 5 tỉ USD/năm, tức bằng 25% GDP Triều Tiên.

Cán cân quân sự hai miền Triều Tiên

Quân đội Hàn Quốc sợ nhất là các siêu pháo 240 mm của Triều Tiên có thể bắn thẳng đến Seoul.

Quân đội Hàn Quốc sợ nhất là các siêu pháo 240 mm của Triều Tiên có thể bắn thẳng đến Seoul.

Báo cáo với tựa đề Cán cân quân sự năm 2012 của Viện Quốc tế về nghiên cứu chiến lược của Anh và báo cáo Phân tích dự trữ của Triều Tiên về plutonium và uranium quân sự của Viện Nghiên cứu về khoa học và an ninh quốc tế của Mỹ công bố năm 2012 đã nêu cán cân quân sự trên bán đảo Triều Tiên như sau:

Vũ khí Hàn Quốc ít mà tinh

Nếu xét về quân số và số lượng khí tài quân sự chủ yếu, quân đội chính quy của Hàn Quốc chỉ bằng phân nửa Triều Tiên. Tuy nhiên, vũ khí Hàn Quốc có năng lực vượt trội. Về trang thiết bị, huấn luyện, bảo dưỡng khí tài, hậu cần, do thám, quân đội Hàn Quốc cũng chiếm ưu thế hơn.

Công ty quốc phòng tư nhân TASC (Mỹ) đã xây dựng một mô hình so sánh lực lượng quân sự hiện đại được Bộ Quốc phòng Mỹ sử dụng từ những năm 1990. Theo mô hình này, vũ khí phương Tây hiện đại có năng lực tốt hơn 2-4 lần so với vũ khí do Liên Xô cũ sản xuất.

Phần lớn vũ khí của Triều Tiên đều do Liên Xô cũ sản xuất. Các binh chủng thiết giáp của Triều Tiên sở hữu số khí tài quân sự đủ để trang bị cho 10 sư đoàn thiết giáp của Mỹ. Tuy nhiên, nếu đối chiếu với mô hình của TASC, số khí tài quân sự này chỉ có năng lực tương đương 2,5 sư đoàn thiết giáp của Mỹ.

Ngoài ra, sau quân đội Hàn Quốc còn có Mỹ. Quân đội Hàn Quốc triển khai 12 sư đoàn dọc khu phi quân sự trong khi Mỹ bố trí hai lữ đoàn của Sư đoàn 2 bộ binh. Sư đoàn 2 với quân số 18.000 binh sĩ đồn trú ở 17 doanh trại giữa khu phi quân sự và Seoul. Trong tình huống khẩn cấp, Mỹ có thể tăng quân số tại Hàn Quốc lên gấp ba lần trong 10 ngày.

Bộ Quốc phòng Mỹ cũng đã triển khai 300 máy bay tại Nhật, 75 máy bay trên tàu sân bay hoạt động trong khu vực, 24 máy bay ném bom chiến lược B-52 và B-1 ở đảo Guam để sẵn sàng yểm trợ cho Hàn Quốc. Nếu Triều Tiên sử dụng vũ khí không quy ước (vũ khí hóa học, sinh học, hạt nhân), Mỹ có thể triển khai vũ khí hạt nhân bằng tàu ngầm trang bị vũ khí hạt nhân.

Biệt kích Triều Tiên tiềm nhập

Tương tự lục quân, phần lớn không quân Triều Tiên được triển khai ở các căn cứ gần khu phi quân sự, chỉ cách thủ đô Seoul vài phút bay. Khoảng 60% lực lượng hải quân cũng được triển khai tại các căn cứ tiền tuyến.

Song song theo đó, nhiều đơn vị biệt kích Triều Tiên đang hoạt động dưới khoảng 4.000 hầm ngầm gần khu phi quân sự và 20 đường hầm chạy xuyên qua khu phi quân sự. Hàn Quốc đã phát hiện bốn đường hầm, trong đó có ba đường hầm dẫn đến thủ đô Seoul.

Liệu lực lượng biệt kích Triều Tiên có thể tấn công được không? Báo cáo năm 2011 của Viện Quốc tế về nghiên cứu chiến lược (Anh) đã nêu lên ba hạn chế:

- Biệt kích Triều Tiên khó có thể triển khai tấn công bằng không quân vì Triều Tiên không có lợi thế về không quân và khả năng chặn đứng hỏa lực pháo binh và phòng không của Hàn Quốc.

- Nếu tấn công qua các đường hầm xuyên qua khu phi quân sự, biệt kích Triều Tiên không thể xâm nhập sâu vào các tuyến phòng ngự của Hàn Quốc vì các đường hầm này rất ngắn do đã bị Hàn Quốc bít chặn. Tại các lối ra vào đường hầm, biệt kích sẽ trở thành mục tiêu của pháo binh và không quân Hàn Quốc và Mỹ.

- Nếu sử dụng tàu ngầm mini để thâm nhập, chỉ có một số ít biệt kích Triều Tiên đổ bộ mà thôi.

Dù vậy, biệt kích Triều Tiên có thể gây xáo trộn nghiêm trọng nếu sử dụng vũ khí sinh học và hóa học tại các thành phố ở Hàn Quốc và khu vực quân sự vùng hậu tuyến.

Nếu Triều Tiên tấn công Mỹ, NATO sẽ vào cuộc

Ngày 15-4, hãng tin Reuters ghi nhận CHDCND Triều Tiên đã long trọng tổ chức 101 năm ngày sinh Chủ tịch Kim Nhật Thành (1912-1994). Nhà lãnh đạo Kim Jong-un đã xuất hiện trong buổi lễ này.

Cùng ngày tại Hàn Quốc, Bộ trưởng Quốc phòng Kim Kwan-jin khẳng định trước Ủy ban Quốc phòng rằng Triều Tiên dường như đã sẵn sàng phóng tên lửa, tuy nhiên không có dấu hiệu rõ ràng cho thấy Triều Tiên chuẩn bị chiến tranh. Tại cuộc họp báo trong ngày, Bộ Quốc phòng thông báo Hàn Quốc không nghĩ rằng Triều Tiên sẽ bắn tên lửa trong ngày 15-4, tuy nhiên vẫn sẵn sàng trả đũa mọi khiêu khích.

Trong khi đó, trong khuôn khổ chuyến thăm Nhật, Tổng Thư ký NATO Anders Fogh Rasmussen trả lời phỏng vấn hãng tin Kyodo (Nhật) rằng nếu Triều Tiên tấn công Mỹ, các nước thành viên NATO sẽ đồng lòng phản ứng.

Tại Trung Quốc, Nhân Dân Nhật Báo số ra ngày 15-4 đã đăng bài viết cảnh báo tình hình căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên có nguy cơ trở nên không thể kiểm soát được.

(BLPO)

Kết bạn với Thủ tướng trên Facebook
Thích và chia sẻ bài này trên Facebook
Tags: Hàn Quốc,
Share on Link Hay! Share on Facebook! Tweet This!

Hiện chưa có phản hồi nào.

Gửi phản hồi

  • Tổng bí thư

    Nguyễn Phú Trọng

  • Chủ tịch nước

    Trương Tấn Sang

  • Chủ tịch Quốc hội

    Nguyễn Sinh Hùng

  • Biển đảo Việt Nam

    Trường sa - Hoàng sa