Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng » Kinh tế – Chính trị – Xã hội » Rùng rợn những “ngôi nhà ma” giữa lòng Hà Nội (Kỳ 5)

Có lẽ chuyện sẽ dừng lại ở đó, nếu đơn thuần chủ nhân ngôi nhà bị eo hẹp về kinh tế nên chưa thể sửa sang mà đành ở tạm. Nhưng đã chục năm nay, ngôi nhà dường như lạnh tanh hơi người…

Trong khi đó, nếu tính giá trị về kinh tế, khi bán, nó có thể đem lại cho chủ nhân hàng chục tỉ đồng…

Diện mạo của ngôi nhà bị đồn đoán.

Diện mạo của ngôi nhà bị đồn đoán.

Mơ bị… báo oán?

Án ngữ tại 217 phố Tôn Đức Thắng (P.Hàng Bột, Q.Đống Đa, HN) là một cửa hàng được thuê tạm. Người mua hàng ít ai để ý, rồi một ngày giật mình: Nơi vẫn hay qua lại chứa đựng những điều bí ẩn lùm xùm cả hàng chục năm nay?

Ngôi nhà đó gồm 2 tầng, cũ kỹ, màu tường vốn vàng nay ngả màu xám ngoét. Dường như nó đã bỏ hoang đến hàng chục năm nay. Đó cũng là khoảng thời gian mà ngôi nhà âm ỷ bao điều xì xầm, thậm chí, theo cô Nguyễn Thị L, ngôi nhà đã trở thành tụ điểm của cõi âm nên giờ khó mà xua đuổi được(?!).

Diện mạo của ngôi nhà bị đồn đoán.

Diện mạo của ngôi nhà bị đồn đoán.

Ngôi nhà rộng chừng 50m2. Tầng một chia làm hai nhà tách biệt, nhưng đi chung cầu thang. Tầng hai có vẻ rộng hơn, nhưng lại u ám cực độ. Vốn không phải là những kẻ dễ nhát, nhưng khi lên chân cầu thang, một cảm giác thật lạ choán hết tâm trí chúng tôi. Quanh gian phòng là mớ đồ cũ hổ lốn nằm gọn lỏn trong góc nhà từ lâu, nên bốc mùi, vôi vữa bong tróc vương vãi tung tóe, búi dây điện hở cả “xương” như giăng bẫy người.

Trên sân thượng, những chậu cây cảnh giờ đã héo hon, bể bục, thay vào đó là cây leo, cỏ dại mọc tùm lum như thể một vùng đất bí hiểm chưa bao giờ có dấu chân người. Chúng tôi cố gắng giữ chút tự tin cuối cùng để thoát khỏi nỗi ám ảnh của ngôi nhà, nhưng thật lạ, hai cẳng chân cứ xoắn lấy nhau, chốc lại run lên…”.

Tôi tìm gặp người duy nhất tại ngôi nhà là anh Đặng Việt P – người bán bánh trước cửa. Trong khi các cửa hàng khác tận dụng vỉa hè để cho khách ngồi ăn tại chỗ, thì cửa hàng này lại không. Anh P xua tay: “Không được đâu, để khách mang về thôi, tại ở đây có…”.

Câu trả lời bị ngưng quãng, chúng tôi tò mò: “Có gì hả anh?”… Anh chỉ lắc đầu quầy quậy… Sau hỏi ra, chính anh P từng là nạn nhân của những ám ảnh tại ngôi nhà, nên chưa bao giờ dám nghĩ kinh doanh lâu dài tại đây.

Mãi lâu sau anh mới tiết lộ: “Trước đã có người tự tử ở nhà này. Tôi làm ở đây đã được vài năm, thời gian đầu thì ngủ lại đây, nhưng về sau, chưa bao giờ dám bén mảng tới đây khi trời tối”. Rồi anh nài: “Xin đừng hỏi nhiều, tôi sợ lắm…”.

Nỗi lo bị báo oán

Người duy nhất tiếp xúc với ngôi nhà hiện nay.

Người duy nhất tiếp xúc với ngôi nhà hiện nay.

Như buột miệng, anh tiếp lời: “Không hiểu, hễ cứ đặt mình xuống giường là tôi gặp ác mộng kinh hoàng nên mới không dám ở lại”. Nhưng P đã mơ thấy gì? Anh một mực không nói, như e sợ có một “thế lực” nào đó đang núp trong vách tường nghe thấy sẽ “báo oán”.

Những oan hồn lẩn khuất?

Như vẫn chưa thỏa mãn với câu trả lời của chủ hàng, chúng tôi tìm gặp những người dân sống gần đó để tìm hiểu thêm về sự việc. Song, thật lạ là hầu hết họ đều lảng nói về ngôi nhà hoang và kiên quyết không cho biết tên như thể có điều gì đó, mà chính họ cũng chưa lường được hậu quả?

Cuối cùng, một cụ già bán nước đã hé lộ cho chúng tôi: “Tôi nghe các cụ kể lại rằng mảnh đất này còn nhiều âm hồn lẩn khuất. Rồi nghe đâu còn có người tự treo cổ… Nhiều đêm, tôi nghe tiếng gió hú ở ngôi nhà vọng ra, người ta bảo đó là “âm binh” tụ tập, là những người ở đó bị oan khuất nên không chịu rời đi”.

Rồi một số người khác cho biết thêm: “Nhà tôi cách ngôi nhà không xa, thi thoảng, tôi vẫn nghe thấy những tiếng động lạ, sột soạt như chân người lên xuống cầu thang. Cũng có thể là súc vật ban đêm, nhưng nghe hãi hùng lắm, vì người ta đồn trong nhà có oan hồn, nên hiếm khi tôi vãng lai qua đó…”.

Nhiều câu chuyện khác được thêu dệt xung quanh ngôi nhà, nhưng chúng tôi không có điều kiện để nghe hết. Trời chiều đông đã mang đến những cơn gió lạnh gai người, chúng tôi ngoái nhìn ngôi nhà, bất chợt, hình ảnh đôi cửa sổ xám ngắt, tựa như có đôi mắt vô hình đang dõi theo.

(NLD)

Kết bạn với Thủ tướng trên Facebook
Thích và chia sẻ bài này trên Facebook

Hiện chưa có phản hồi nào.

Gửi phản hồi

  • Tổng bí thư

    Nguyễn Phú Trọng

  • Chủ tịch nước

    Trương Tấn Sang

  • Chủ tịch Quốc hội

    Nguyễn Sinh Hùng

  • Biển đảo Việt Nam

    Trường sa - Hoàng sa