Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng » Thời sự » Nhận diện một ảo tưởng: “Đa đảng là nền tảng thịnh vượng”

Không phải cứ cất lên tiếng nói dân chủ đa đảng là đem lại những điều “thần kỳ” hay tiến bộ hơn cho người dân, cho đất nước.

  • >> Tính nguy hiểm của luận điểm đòi Việt Nam đa đảng đối lập

  • >> Sự thật Việt Nam và các vấn đề về quyền tự do

  • >> Nightmoonlight: Đa đảng? Việt Nam sẽ chết ngay tức khắc!

  • >> Quan điểm “đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập” cần hay không cần

Dân chủ đa đảng là nền tảng duy nhất cho sự thịnh vượng? Tôi cho đó là cách nhìn không bao quát và khá thiên kiến. Nói về dân chủ, Hồ Chủ Tịch đã từng nhắc đến đơn giản “dân chủ là dân làm chủ, dân là chủ”.

Theo tôi, tổng quát nhất: theo nghĩa chính trị xã hội là hình thức tổ chức thiết chế chính trị của xã hội dựa trên việc thừa nhận nhân dân là nguồn gốc của quyền lực là chủ thể của quyền lực; thừa nhận và thực hiện nguyên tắc bình đẳng, tự do cho mọi công dân trong xã hội.

Bác Hồ nói: "dân chủ là dân làm chủ, dân là chủ"

Dân chủ là một giá trị xã hội, là khát vọng của nhân loại; trình độ dân chủ là thành quả của tiến bộ xã hội, phát triển cùng với tiến bộ xã hội và là một tiêu chí đánh giá tiến bộ xã hội. Mỗi bước tiến của lịch sử là một bước tiến của dân chủ. Đó chính là khái niệm nhiều nhà nghiên cứu, học giả đã đưa ra.

Ví dụ của Liên Xô

Như vậy phải khẳng định lại dân chủ là kết quả của tiến bộ xã hội, phát triển cùng với tiến bộ xã hội và là tiêu chí đánh giá tiến bộ xã hội chứ không thể là nền tảng xây dựng xã hội và càng không thể là cơ sở, tiền đề để phát triển kinh tế. Đó là nhận định không đúng về nguyên tắc chính trị, về lịch sử.

Tuy nhiên ở đây một số bạn kết hợp “dân chủ” với “đa nguyên” thực ra là nặng về hình thức bênh vực lập trường đa đảng để phủ nhận thiết chế nhất nguyên.

Dân chủ là một khái niệm mang tính phổ quát toàn cầu, đúng với mọi tầng lớp nhân dân, không phân biệt quốc gia nào nhưng đa nguyên thì không như vậy. Do đó cần tách rời chúng về mặt quan niệm. Không phải dân chủ chỉ thuộc về đa nguyên hay ngược lại cũng chưa chắc.

Thực tế đã chứng minh nền kinh tế, sự phát triển của một xã hội hoàn toàn không phụ thuộc vào thể chế có đa nguyên(đa đảng) hay không. Để rõ sự phân tích này hãy cùng tôi lấy Liên Xô trong bối cảnh thế chiến thứ hai làm ví dụ:

Cần lưu ý đánh giá mô hình đầu tiên của chủ nghĩa xã hội được áp dụng ở Liên Xô là vấn đề không đơn giản, đòi hỏi có quan điểm cụ thể. Một số bạn mới nhìn qua “mô hình” đã vội vã phê phán, bôi vôi hoàn toàn thành tựu thực tế của chủ nghĩa xã hội (CNXH) và phủ nhận CNXH.

Mô hình đầu tiên của CNXH ra đời trong bối cảnh đặc biệt. Ðiều kiện xây dựng chế độ mới cực kỳ khó khăn phức tạp: nền kinh tế lạc hậu bị tàn phá nặng nề trong chiến tranh thế giới thứ nhất, tiếp đến là nội chiến, rồi chiến tranh can thiệp của 14 nước đế quốc, bị bao vây về kinh tế và về mọi mặt, v.v…

Do đó đặt ra yêu cầu phải nhanh chóng biến nước Nga lạc hậu thành cường quốc công nghiệp, vừa để xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật cho chủ nghĩa xã hội, xóa bỏ tình trạng lạc hậu, vừa để chuẩn bị đối phó với nguy cơ chiến tranh đang đến gần.

Tuy nhiên ai cũng biết, Liên Xô đã hoàn thành sự nghiệp công nghiệp hóa với thời gian chưa đầy 20 năm, trong đó quá nửa thời gian là nội chiến, chống chiến tranh can thiệp và khôi phục kinh tế sau chiến tranh. Có thể xem xét, kể ra:

Tốc độ tăng trưởng kinh tế cao:

Tốc độ sản xuất công nghiệp tăng bình quân từ 1950-1970 là 10% (Mỹ: 4%) sản xuất công nghiệp tăng trung bình 1950 – 1970 là 4% (Mỹ 1,7%).

Khối lượng công nghiệp tăng đáng kể: 1913 Nước Nga TBCN sản xuất 4% sản lượng công nghiệp thế giới, đến 1970 Liên Xô sản xuất 20% sản lượng công nghiệp thế giới.

Nhiều ngành công nghiệp vào loại nhất nhì thế giới và trở thành cường quốc kinh tế hùng mạnh.

Nhiều công trình đồ sộ ra đời

Nhà máy thủy điện có công suất lớn nhất thế giới: Bratxcơ 45 Mkw trên sông Anggara, Kratxnoiac trên sông Lênhixay 6 Mkw.

Đường sắt xuyên Syberia (BAM – công trường thế kỷ)

Ống dẫn dầu Hữu Nghệ chuyển dầu từ LX sang các nước Đông Âu với giá bao cấp (thập kỷ 80 hoạt động không hiệu quả do Mỹ cấm vận).

Đường tải điện Hòa Bình cung sang các nước Ðông Âu.

Nhiều thành phố công nghiệp, khoa học đã mọc lên từ đây, kinh tế trở nên phồn vinh hơn.

Năm 1949 Liên Xô thử nghiệm thành công bom nguyên tử và năm 1954 là quốc gia đầu tiên có nhà máy điện nguyên tử đặt dấu chấm hết của sự độc quyền về vũ khí hạt nhân của Hoa Kỳ. Sự việc này ngoài những ý nghĩa quân sự, chiến lược, kinh tế còn có ý nghĩa tinh thần tượng trưng rất lớn nó đánh dấu Liên Xô đang trở thành siêu cường thế giới với mục tiêu vươn lên đuổi kịp và vượt Hoa Kỳ.

Như vậy yếu tố nào khiến quần chúng nhân dân thực hiện được kỳ tích như vậy?

Điều này không thể phủ nhận vai trò có thật của mô hình đầu tiên này của chủ nghĩa xã hội-mô hình nhất nguyên về chính thể.

[Dù không thể không nhắc đến việc Liên Xô đã rơi vào thời kỳ mắc sai lầm không thể sửa đổi được. Nhưng sai lầm, khuyết tật gắn với mô hình cũ không chỉ trên lĩnh vực kinh tế. Nó còn thể hiện ở hệ thống chính trị, ở phương thức lãnh đạo. Nhưng chủ nghĩa quan liêu giáo điều,rập khuôn cơ chế cũ, chậm thay đổi để cuối cùng rơi vào khủng hoảng là điều tất yếu xảy ra.]

Nền tảng của thịnh vượng

Hãy quay lại nền tảng cho sự thịnh vượng của các nước phát triển. “Nền tảng” đó là gì, có liên quan gì đến sự phát triển về kinh tế nói chung? Có và rất lớn. Nhưng khẳng định nền tảng đó là dân chủ kiểu đa đảng thì lại sai lầm.

Nghiên cứu kỹ về các nền kinh tế lớn trên thế giới, dĩ nhiên có quá nhiều nền kinh tế, nhiều mặt để đánh giá nhưng thử xem một số nước phương Tây như Đức, Pháp, Anh, Italia… và Mỹ có quá khứ phát triển kinh tế dựa vào thời cơ và thuận lợi nào? Ai cũng biết rõ nền kinh tế các nước được lợi quá nhiều từ các nước khác. Họ đã nếm được mùi béo bở tài nguyên thuộc địa, biết liên minh chia chác nhau trong các cuộc xung đột chiến tranh (vũ khí, thỏa hiệp thuộc địa…).

Và hiển nhiên nền tảng kinh tế ban đầu vượt quá sức mà bản thân các nước đó có thể tự lực gầy dựng nên. Có người lại quan tâm tới Nhật sau thế chiến II thì sao? Không quan trọng, họ khác Liên Xô ở chỗ biết nhận thức thời cuộc, biết sửa đổi sai lầm, biết học những bài học đắt giá của quá khứ, học bài học các nước phát triển một cách cầu thị (“chiến dịch” cho du học sinh sang nước ngoài học tập mang tinh hoa về, các chiến dịch cải cách giáo dục…) mới là nhân tố chính làm nên một Nhật Bản “thần kì”. Không thể nêu bật lên cho rằng vai trò dân chủ kiểu đa đảng làm nền tảng ở đây.

Điều đó nói lên cái gì. Có phải dân chủ kiểu đa đảng làm nên sự thịnh vượng hay không. Trong khi đó bằng cách này hay cách khác (thực dụng hay bạo lực) các nước chỉ luôn chú tâm làm lợi cho mình trước khi quan tâm đến vấn đề tranh cãi chính trị như đa nguyên hay nhất nguyên.

Một ví dụ khác chứng minh chính phủ độc tài Pak Chong Hui đã đem đến cho Hàn Quốc nhiều lợi ích hơn hẳn so với những chính phủ dân chủ trước ông, đặc biệt chính phủ của Syngman Rhee (dù cho rằng có thể được hỗ trợ bởi Tưởng Giới Thạch ở Đài Loan, và Pinochet ở Chile). Tôi không mục đich bào chữa cho chế độ độc tài mà để thấy rằng không nên vội vã quy kết một chế độ hoặc một xã hội, cũng không thể nhận định quá trình kinh tế với chế độ chính trị một cách giản đơn như vậy.

Ngược lại chỉ nên nhìn nhận dân chủ như một khái niệm hết sức tương đối có tính chất lịch sử và gắn liền với truyền thống văn hoá như thế nào đó. Không thể quy chụp hay gán ghép cho bất cứ thể chế nào dù là đa nguyên hay nhất nguyên.

Đa đảng không phải là lí tưởng

“Mẫu hình lí tưởng” của thể chế đa nguyên đa đảng trên thực tế không phục vụ “vì nhân dân” và có những hoạt động đi ngược lại quyền lợi nhân dân,những người họ mà đại diện. Với chính phủ Mỹ thực tế nghịch lý rằng nhân dân đang phục vụ cho nguyện vọng của chính quyền.

Hai Đảng Dân Chủ và Cộng Hòa là nhân tố chi phối chính phủ Mỹ.Thoạt nhìn sự đối lập, mâu thuẫn giữa họ nhưng thực chất đều bỏ phiếu ủng hộ cho cùng luật pháp bảo vệ các tập đoàn kinh tế trong khi đó làm thiệt hại lợi ích nhân dân.

Như vậy lợi ích của các tập đoàn kinh tế đã và đang được ngụy trang phục vụ trong bối cảnh đa nguyên đa đảng đó. Các tập đoàn này dùng ảnh hưởng cá nhân để đạt được các quyền quy định trong Hiến Pháp đáng lẽ phải dành cho dân. Bởi các đảng phái đều được tài trợ từ nhiều tập đoàn kinh tế.

Có thể nói hệ thống này ngăn cản lực lượng tiến bộ Mỹ, nơi mà luật có thể thông qua dễ dàng bởi sức ép cũng cố quyền lực kinh tế các tập đoàn nhưng chặn lại sự bảo vệ người dân trước các tác động tiêu cực bởi chính các tập đoàn đó.

Có thể lấy quan tâm về hoạt động chính trường của các chính khách.Trong 435 thành viên quốc hội Mỹ đã có quá trăm người là triệu phú, chỉ riêng tại Thượng Viện Mỹ có 1/3 thượng Nghị Sĩ là triệu phú (chúng ta biết đạt đến triệu phú Mỹ là người có tài sản như thế nào!).

Mâu thuẫn đấu tranh giữa hai Đảng thực chất che đậy các vi phạm về Hiến Pháp qua mặt các lực lượng tiến bộ để ngụy tạo các hành vi tạo cớ xung đột chính trị, vũ trang can thiệp nước ngoài. Điều này thể hiện như một thiết chế tài phiệt. Mục đích không ngoài độc quyền tạo điều kiện cũng như bảo vệ quyền lợi các tập đoàn kinh tế Mỹ.

Nhận định trên đây có thể coi là chủ quan nhưng quay về với hiện tại Việt Nam để thấy rằng “mẫu hình” dân chủ kiểu đa đảng không thể là lý tưởng.

Không thể áp đặt một mô hình đa nguyên chỉ dựa trên “quan sát” và “kinh nghiệm” mà thiếu cơ sở thực tiễn hoặc lý lẽ tương tự.

Thực tế Việt Nam

Những năm đầu của thế kỷ XXI, Việt Nam được cộng đồng thế giới và các tổ chức quốc tế thừa nhận và tuyên dương là quốc gia dẫn đầu về tốc độ và hiệu quả xóa đói, giảm nghèo. Tỷ lệ hộ nghèo giam nhanh, từ 17,2% năm 2001 xuống còn 8,3% vào năm 2004, đến cuối năm 2005 còn khoảng dưới 7% (theo tiêu chuẩn Việt Nam cho giai đoạn 2001 – 2005).

Trong “Báo cáo phát triển Việt Nam năm 2004”, Ngân hàng Thế giới đã đánh giá: “Những thành tựu giảm nghèo của Việt Nam là một trong những thành công nhất trong phát triển kinh tế”.

Nhiều người cho rằng tốc độ thì vậy nhưng quy mô phát triển vẫn còn nhỏ bé. Thậm chí “lái” sang rằng nếu dân chủ đa đảng thì sẽ phát triển hơn thế nữa(!?).

Trong khi chưa có thực tiễn cơ sở vững chắc nào khẳng định điều ấy đối với đất nước thì các bạn phần lớn chỉ dựa vào “quanh ta” và các nước phát triển khác mà quên đi vấn đề ở chỗ xuất phát điểm,nền móng ban đầu của nước ta thế nào? Điều kiện thuận lợi, rủi ro quá khứ ra sao. Kể cả các tầm, lĩnh vực VH-XH-KT-GD…?.

Hầu hết các bạn nói về vấn đề phát triển kinh tế bỏ qua nền tảng điều này. Nguyên nhân đó là sự thiếu cái nhìn toàn diện và khách quan về đất nước bởi quá lo chăm chú đổ lỗi cho Đảng cầm quyền, cho thể chế chính trị.

Việt Nam hiện đã dần chủ động mình làm được, xây dựng những nền móng cơ bản đó. Uy tín không phải tự nhiên được quốc tế công nhận. Tuy vẫn có nhiều số liệu chi tiết khác về chỉ số cạnh tranh,môi trường đầu tư…nhưng thật ra nó nằm ở vấn đề quản lí nền kinh tế XH, cải cách chính trị… ở tầm vĩ mô.

Đòi hỏi cách thức khác. Và, dĩ nhiên khó có thể đòi hỏi, đóng góp bởi chuyện thiết chế dân chủ đa nguyên ở đây.

Đổi mới hệ thống chính trị nên cần thực hiện từng bước và dựa trên kết quả cụ thể của đổi mới kinh tế,sự chín mùi của vận động xã hội, nhằm tiên quyết đảm bảo ổn định đất nước. Đó là điều quan trọng để quyết định nội dung bước đi thích hợp nhất cho sự phát triển của đất nước trong hòa bình ổn định để phát triển kinh tế.

Tuy nhiên đổi mới đó không thể do vài nhóm người, phe phái tranh thủ hô hào khởi xướng được. Đó là một quá trình phức tạp cần đúng đắn, vững chắc để biết bắt đầu từ đâu, cái gì cần giải quyết cấp bách trước nhất. Không thể có chuyện ở đâu “xung phong đi đầu” đòi thay đổi chính trị(!?) .

Chính điều này, dù mới hình thành trong tư tưởng của một số bạn cũng đã là một suy nghĩ vội vàng, thiếu thực tế và độ chín cần thiết. Nó không những làm xáo trộn nóng vội trong tư tưởng chính bản thân (phải vật lộn biện minh cho quan điểm của mình, tìm tòi chỉ trích, khuếch đại sai lầm nhằm hạ bệ đối phương-Đảng cầm quyền) mà còn gây xáo trộn, khủng hoảng chính trị thực sự mà mỗi người chúng ta góp một ý cũng chưa chắc lường trước được.

Thay đổi mình

Dân chủ đa nguyên có quyền được nở hoa tại Việt Nam dựa trên các quyền tự do ngôn luận?

“Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị” điều 19.2 ghi: ”Mọi người có quyền tự do ngôn luận, quyền này bao gồm cả quyền tự do tìm kiếm, nhận và truyền đạt mọi loại tin tức, ý kiến, không phân biệt ranh giới, hình thức truyền miệng, bằng bản viết, bản in, hoặc bằng hình thức nghệ thuật hoặc thông qua bất cứ phương tiện truyền thông nào khác tuỳ theo sự lựa chọn của mình”.

Công ước được Việt Nam thừa nhận và ký kết cũng như tỏ rõ quan điểm của Nhà Nước về vấn đề này. Nhưng tôi thấy một số bạn cho rằng với điều khoản như vậy thì họ có quyền đòi lập hội kêu gọi dân chủ đa đảng(!?).

Tôi tỏ ý nghi ngờ tính đúng đắn của lập luận đó và cho rằng dễ vi phạm luật pháp vì cũng công ước đó có điều khoản 19.3:

”Việc thực hiện những quyền quy định tại khoản 2 của điều này kèm theo những nghĩa vụ và trách nhiệm đặc biệt. Do đó, có thể dẫn tới một hạn chế nhất định, tuy nhiên, những hạn chế này phải được pháp luật quy định và cần thiết để:

a) Tôn trọng các quyền hoặc uy tín của người khác;

b) Bảo đảm an ninh quốc gia hoặc trật tự công cộng, sức khỏe hoặc đạo đức của công chúng”

Dân chủ luôn gắn liền với kỷ cương pháp luật của bất cứ quốc gia nào trên thế giới. Vì thế điều này trước hết nên được tôn trọng trong một đất nước ổn định, có quy phạm pháp luật. Khó có thể dùng bài “chưa thể công khai”-vì khi đó anh dễ dàng bị lật tẩy, bắt với tư cách vi phạm pháp luật chứ không phải vì ‘bất đồng chính kiến” nào cả.

Rõ ràng, không phải cứ cất lên tiếng nói dân chủ đa đảng là đem lại những điều “thần kỳ” hay tiến bộ hơn cho người dân,cho đất nước. Tôi hoàn toàn không bị thuyết phục nó sẽ đem lợi ích gì, ít nhất ở hiện tại cho sự phát triển của đất nước cả. Nó cũng đã đi quá xa với nhu cầu quyền lợi chính đáng của người dân.

Ngoài việc “phát chẩn dân oan” nhưng đòi…đa đảng mới làm được thì tôi không biết với xu hướng thế những người “bất đồng chính kiến” sẽ đi đến đâu. Tôi nghĩ các bạn nên thay đổi, những người thật sự mưu cầu cho hạnh phúc người dân, cho sự đi lên của đất nước nên thay đổi chính mình. Đừng quá xa vời.

NGUYỄN THẮNG

Kết bạn với Thủ tướng trên Facebook
Thích và chia sẻ bài này trên Facebook
Tags: , Đa Đảng
Share on Link Hay! Share on Facebook! Tweet This!

Hiện chưa có phản hồi nào.

Gửi phản hồi

  • Tổng bí thư

    Nguyễn Phú Trọng

  • Chủ tịch nước

    Trương Tấn Sang

  • Chủ tịch Quốc hội

    Nguyễn Sinh Hùng

  • Biển đảo Việt Nam

    Trường sa - Hoàng sa