Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng » Văn hóa - Giải trí » Năm chiến thuật “kỳ dị” nhất lịch sử bóng đá

Chiến thuật bóng đá đã thay đổi như thế nào qua thời gian? Những đội hình nào đã bị bỏ quên trong dĩ vãng? Hãy cùng điểm lại 5 đội hình từng giúp các đội bóng làm mưa làm gió trên thế giới, nay chỉ còn tồn tại trong sách vở.

1-2-7

Năm 1872, khi ĐTQG Anh tới vùng Patrick để đá giao hữu với Scotland trong trận đấu quốc tế đầu tiên của lịch sử bóng đá, đội hình Tam Sư gồm có một “thủ môn”, một “hậu vệ”, một “tiền vệ trung tâm”, một “tiền vệ con thoi”, 4 cầu thủ được gọi chung là “cầu thủ tấn công”, hai “tiền đạo cánh trái” và một “tiền đạo cánh phải”, tạo thành sơ đồ… 1-2-7.

Viết về trận đấu sơ khai này, tổng thư ký FA thời bấy giờ, ngài Charles W. Alcock cho rằng “đội hình thi đấu của Tam Sư có tới bảy tiền đạo, trong khi đó các cầu thủ có nhiệm vụ phòng ngự lại chỉ có 4 người, một thủ môn, một hậu vệ và hai tiền vệ.”
Ở trận đấu đó, Scotland ra sân với đội hình 2-2-6, sử dụng lối chơi chuyền ngắn để giữ quyền kiểm soát bóng trong thời gian lâu dài. Đây chính là cội nguồn đầu tiên của Total Football và tiki-taka sau này.

2-3-5

Cuối thập niên 1870, lối chơi chuyền ngắn để giữ bóng được ưa chuộng trên khắp nước Anh, sơ đồ chiến thuật 2-2-6 cũng được các đội bóng sử dụng rộng rãi. Tuy vậy, trong trận chung kết cúp Liên đoàn xứ Wales năm 1878, Wrexham đã có một sự thay đổi mang tính cách mạng về mặt chiến thuật khi kéo một tiền đạo cắm xuống vị trí tiền vệ trung tâm, và với đội hình 2-3-5 mới này, họ đã đánh bại Druids để lên ngôi vô địch.

Sử dụng đội hình này, Preston đã bất bại trong mùa bóng chuyên nghiệp đầu tiên ở Anh – 1898-1899. 2-3-5 cũng được coi là đội hình mặc định cho tất cả các đội bóng ở châu Âu, cho tới khi người ta phát hiện ra rằng đội hình này giúp sức cho sự lên ngôi của lối chơi phòng ngự cực đoan, giết chết sự hứng khởi của người hâm mộ. Năm 1925, luật việt vị được điều chỉnh, hàng hậu vệ chỉ với hai người trở nên yếu ớt trước sức công phá của 5 tiền đạo đối phương.

W-M

Để phù hợp với luật việt vị mới, một tiền vệ trung tâm sẽ phải lùi xuống chơi ở vị trí mà ngày nay ta gọi là trung vệ. Người đầu tiên nhận ra điều này là Herbert Chapman, HLV huyền thoại của Arsenal. Áp dụng đội hình mới – WM hay là 3-2-2-3 – Chapman đã biến Arsenal thành một thế lực bóng đá thống trị nước Anh cuối thập niên 1920.

Trước đó, các đội bóng thường có chiến thuật chuyền dài thật nhanh từ cánh nọ sang cánh kia, tạo điều kiện cho tiền đạo cánh tăng tốc vượt qua hậu vệ đối phương. Với sự xuất hiện của một trung vệ, lối chơi này bị chặn đứng dễ dàng, và đồng thời các hậu vệ cánh cũng được phép tham gia tấn công nhiều hơn.

Catenaccio

Bóng đá Ý dường như bị ám ảnh bởi một tiềm thức tự ti, họ luôn tự cho rằng các cầu thủ của mình không bao giờ sánh được với những ngôi sao bóng đá nước ngoài (ý nghĩ này có lẽ xuất phát từ tâm lý cộng đồng của một nước bại trận sau chiến tranh). Họ tìm cách học hỏi Thụy Sĩ, một quốc gia cũng gặp phải những vấn đề tương tự khi hầu hết các cầu thủ đều nghiệp dư, và lối chơi với một hậu vệ quét hoạt động phía sau hàng phòng ngự ra đời. Dưới thời HLV Nereo Rocco của AC Milan và Helenio Herrera của Inter Milan, hệ thống chiến thuật được gọi là catenaccio – then cài cửa – đã thống trị châu Âu.

Dù vậy, lối chơi tiêu cực này cũng dẫn tới tâm lý phòng ngự bị động cho các cầu thủ. Ở trận chung kết European Cup (tiền thân của Champions League hiện đại) năm 1967, Celtic với lối chơi tấn công tổng lực đã đánh sập hệ thống phòng ngự tổng lực của Inter Milan. 6 năm sau, khi Ajax đánh bại Juventus để lên ngôi vô địch châu Âu, catenaccio đã chính thức cáo chung.

4-2-4

Khi QPR đánh bại Sunderland ở vòng 29 giải Premier League, HLV Harry Redknapp đã khẳng định rằng ông dùng sơ đồ chiến thuật 4-2-4. Có thể là như vậy. Điều mà ông làm được là sử dụng Andros Townsend và Junior Hoilett một cách vô cùng hiệu quả ở hai cánh.

Tuy vậy, về bản chất, đội hình của QPR ngày hôm đó vẫn là 4-4-2 với hai tiền vệ cánh dâng cao. Đội hình 4-2-4 chuẩn tắc mà Brazil sử dụng tại World Cup 1958 có hai tiền đạo cánh, Garrincha và Mario Zagallo luôn túc trực ở sát vòng cấm đối phương. 4 năm sau, tại World Cup 1962, khi cả thế giới chơi 4-2-4, Brazil lại một lần nữa đi trước thời đại khi chuyển sang đội hình 4-3-3, với Mario Zagallo lùi xuống đá ngang với các tiền vệ, còn Garrincha vẫn là tiền đạo cánh ở phía trên.

(BSHO)

Kết bạn với Thủ tướng trên Facebook
Thích và chia sẻ bài này trên Facebook
Tags:
Share on Link Hay! Share on Facebook! Tweet This!

Hiện chưa có phản hồi nào.

Gửi phản hồi

  • Tổng bí thư

    Nguyễn Phú Trọng

  • Chủ tịch nước

    Trương Tấn Sang

  • Chủ tịch Quốc hội

    Nguyễn Sinh Hùng

  • Biển đảo Việt Nam

    Trường sa - Hoàng sa