Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng » Quốc Phòng – Biển đảo » Mưu đồ độc chiếm Biển Đông của Trung Quốc

Ngày 5/4, tại Đà Nẵng, Bộ Tư lệnh Hải quân Vùng 3 (đóng tại Đà Nẵng) đã tổ chức Hội nghị sơ kết hiệp đồng bảo vệ chủ quyền biển, đảo với 7 tỉnh miền Trung từ Quảng Bình tới Bình Định.

Tại hội nghị, Chuẩn đô đốc Ngô Sỹ Quyết – Tư lệnh Vùng 3 Hải quân cho biết tình hình Biển Đông hiện nay rất phức tạp. Trung Quốc đã có nhiều động thái rất phiêu lưu bất chấp Công ước luật biển năm 1982 để mưu đồ độc chiếm Biển Đông. Trong đó, thời gian qua Trung Quốc đã dùng tàu hải giám, máy bay, tàu hải quân thường xuyên quấy nhiễu vùng biển của nước ta.

  • >> Treo thưởng 32.000 USD cho quan chức bơi ở sông ô nhiễm

  • >> Lý giải động thái quân sự của Trung Quốc với Triều Tiên

  • >> Trung Quốc công bố dự báo phát triển kinh tế 2013

  • >> Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tiếp Ủy viên Quốc vụ Viện Trung Quốc Đới Bỉnh Quốc

  • >> Trung Quốc thừa nhận ‘các làng ung thư’ vì ô nhiễm

Đi kèm với việc quấy nhiễu, Trung Quốc tăng cường xây dựng căn cứ trái phép trên đảo Hoàng Sa của Việt Nam. Mới đây nhất, Trung Quốc đã thông qua kinh phí lên 1,6 tỷ đô la để xây dựng sân bay trên đảo Hoàng Sa-Việt Nam (Trung Quốc gọi là đảo Phú Lâm), Đại tá Lê Thanh Vân-Phó tư lệnh Vùng 3 Hải quân cho biết.

Đến thời điểm hiện tại, phía Trung Quốc đã xây dựng trái phép bệnh viện, trường học, trạm xăng, nhà máy nước, xử lý rác thải và hệ thống đường xá, cơ sở hạ tầng trên đảo Phú Lâm, quần đảo Hoàng Sa, đồng thời tiến hành khảo sát trái phép các tài nguyên phục vụ du lịch, đóng tàu du lịch cỡ lớn ra Hoàng Sa.

Tàu Trung Quốc bắn cháy tàu cá Việt Nam

Cũng theo Đại tá Vân, về mặt Chính trị ngoại giao, Trung Quốc đã cản trở không cho các nước ASEAN bàn thảo về Bộ Quy tắc ứng xử ở biển Đông, vô lý phản đối và yêu cầu nước ta phải sửa đổi Luật Biển Việt Nam.

Trong thực tế, thời gian vừa qua Trung Quốc đã liên tục có những hành động thể hiện tham vọng độc chiếm biển Đông. Sau khi tiến hành hợp nhất các cơ quan hải giám, Trung Quốc liên tục đưa ra những tuyên bố như tăng cường các hoạt động tuần tra, giám sát trên biển Đông nói riêng và các vùng biển tranh chấp nói chung.

Bên cạnh đó, Trung Quốc đã tổ chức nhiều tập trận lớn ở biển Đông với sự tham gia của tàu tên lửa, tàu ngầm… Những đợt tập trận này có mục tiêu cụ thể là chiếm đảo với mục đích răn đe các nước có tranh chấp về chủ quyền ở biển Đông, trong đó có nước ta, thậm chí Phó đô đốc Jiang Weilie, chỉ huy hạm đội Nam Hải, còn không ngần ngại tuyên bố tập trận trên các vùng biển quốc tế sẽ trở thành thông lệ cho hải quân Trung Quốc trong tương lai.

Từ đầu năm 2013 đến nay, Trung Quốc gia tăng việc cản trở, xua đuổi tàu cá của Quảng Ngãi khi đang khai thác hải sản trên vùng biển Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam. Tuy không bắt giữ tàu như những năm trước nhưng Trung Quốc thường xuyên dùng tàu rượt đuổi, cản trở không cho ngư dân ta khai thác hải sản, sử dụng vòi rồng phun nước làm cho hỏng máy, ném đá, bắn thẳng vào tàu của ngư dân ta để uy hiếp.

Khi tiếp cận được tàu thì cướp, phá tài sản, thu máy thông tin liên lạc, ngư lưới cụ, nhiên liệu, chỉ để lại một ít nhiên liệu để về đến Quảng Ngãi. Mới đây nhất vụ tàu tuần tra của Trung Quốc bắn cháy tàu cá Qng 96382 của ngư dân Bùi Văn Phải (ở xã An Hải, huyện đảo Lý Sơn) .

Ngoài ra, từ đầu năm 2013 đến nay, khu vực Hoàng Sa bị Trung Quốc phá sóng nên các máy thông tin liên lạc tầm xa có tích hợp định vị vệ tinh (GPS) không thể liên lạc được với các trạm bờ được nên không báo cáo phản ánh kịp thời những sự cố xảy ra. Đây là chuỗi hành động kéo dài, có hệ thống của phía Trung Quốc từ những việc gây khó khăn, cản trở sản xuất, uy hiếp và đến nay đã dùng vũ lực đe dọa tính mạng, tài sản của ngư dân Việt Nam nhằm thực hiện ý đồ lớn hơn là xâm lược chủ quyền biển đảo nước ta.

Vụ việc đã thể hiện sự ngông cuồng và cứng rắn của Trung Quốc về hành động vô lý, phản đối, ngăn cản không cho tàu cá của ngư dân Việt Nam đánh bắt ngay trên vùng biển của Việt Nam, Đại tá Vân cho hay. Trong tình hình hết sức phức tạp mà Trung Quốc đã gây ra, để đáp ứng nhu cầu của thực tiễn mới, Bộ Tư lệnh Hải quân Vùng 3 sẽ phối hợp với địa phương hiệu chỉnh hiệp đồng bảo vệ chủ quyền biển, đảo trong thời gian tới.

“Chúng ta ưu tiên giải quyết tranh chấp trong hòa bình, nhưng nước ngoài kiên quyết xâm phạm chủ quyền biên giới, biển, đảo thì chúng ta sẽ có những biện pháp cứng rắn để đáp trả. Dù là một tấc đất, biển… của Tổ quốc cũng không thể mất. Đó là điều hiển nhiên, bất di bất dịch”, Đại tá Vân khẳng định.

(BGD)

Kết bạn với Thủ tướng trên Facebook
Thích và chia sẻ bài này trên Facebook

Hiện chưa có phản hồi nào.

Gửi phản hồi

  • Tổng bí thư

    Nguyễn Phú Trọng

  • Chủ tịch nước

    Trương Tấn Sang

  • Chủ tịch Quốc hội

    Nguyễn Sinh Hùng

  • Biển đảo Việt Nam

    Trường sa - Hoàng sa