Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng » Chuyên đề » (CĐ 7) – Phần 5: Quá trình điều tra doanh nghiệp viễn thông Huawei và ZTE

NHỮNG VẤN ĐỀ ẢNH HƯỞNG AN NINH QUỐC GIA MỸ ĐẾN TỪ CÁC
DOANH NGHIỆP VIỄN THÔNG TRUNG QUỐC – HUAWEI VÀ ZTE

Mục lục
[ẩn]

Phần 5: Quá trình điều tra doanh nghiệp viễn thông Huawei và ZTE

Quá trình điều tra của Ủy ban bao gồm các cuộc phỏng vấn rộng rãi với các công ty và các quan chức chính phủ, thu thập hàng loạt tài liệu, và một buổi điều trần với một nhà điều hành cao cấp của Huawei và ZTE. Nhân viên Ủy ban xem xét thông tin sẵn có về các công ty cụ thể và tổ chức các phiên họp và phỏng vấn chuyên sâu dành cho các nhà điều hành thuộc Huawei và ZTE. Nhân viên Ủy ban cũng tiến hành tham quan các cơ sở và nhà máy sản xuất của công ty.

Cụ thể, vào ngày 23/02/2012, nhân viên Ủy ban đã gặp gỡ và phỏng vấn giám đốc điều hành của Huawei tại trụ sở chính đặt tại thành phố Thẩm Quyến (Trung Quốc). Đoàn thanh tra đã tới trụ sở của Huawei và tiến hành xem xét các dòng sản phẩm, cũng như kiểm tra toàn bộ nhà máy sản xuất. Các quan chức tham gia thảo luận từ Huawei bao gồm Ken Hu, Phó chủ tịch Hội đồng quản trị và quyền Tổng Giám đốc Huawei; Evan Bai, Phó Tổng giám đốc Tài chính; Charlie Chen, Phó Tổng giám đốc phụ trách của Huawei (Mỹ); Giang Xisheng, thư ký của Hội đồng quản trị; John Suffolk, Giám đốc an ninh toàn cầu, và Rose Hao, Phụ trách Pháp lý Xuất khẩu.

Ngày 12 tháng 4 năm 2012, nhân viên Ủy ban đã gặp gỡ và phỏng vấn giám đốc điều hành của ZTE tại trụ sở chính ở Thẩm Quyến, Trung Quốc. Ngoài các cuộc họp này, đoàn đã thực hiện một chuyến khảo sát ngắn tại trụ sở của ZTE, kể cả trang web chính của nhà máy. Các quan chức từ ZTE bao gồm Zhu Jinyun, phó chủ tịch của ZTE phụ trách thị trường ở Mỹ và Bắc Mỹ, Fan Qingfeng, phó chủ tịch điều hành tiếp thị và bán hàng toàn cầu; Guo Jianjun, Giám đốc pháp lý; Timothy Steinert, Giám đốc Hội đồng quản trị (và Ali Baba Counsel); Ma Xuexing, Giám đốc pháp lý; Cao Wei, an ninh và hợp tác đầu tư với Văn phòng Công bố thông tin; Qian Yu, an ninh và hợp tác đầu tư với Văn phòng Công bố thông tin; và John Merrigan, luật sư với DLA Piper.

Vào tháng 5 năm 2012, Ruppersberger cùng với các thành viên Ủy ban đại diện Nunes, đại diện Bachmann, và đại diện Schiff cùng đến Hồng Kông để gặp gỡ với các quan chức cấp cao của cả Huawei và ZTE. Ngoài các quan chức cấp cao có mặt tại các cuộc họp, các thành viên Ủy ban còn gặp gỡ Ren Zhengfei, người sáng lập và là Chủ tịch của Huawei.

Sau các phiên họp, Ủy ban đã đưa ra một danh sách các câu hỏi và yêu cầu tài liệu liên quan để làm rõ nguồn gốc thông tin, những câu trả lời không phù hợp hoặc không đầy đủ, và nhu cầu để làm bằng chứng tài liệu của công ty và thực tế lịch sử. Thật không may, cả hai công ty đều không đáp ứng được các yêu cầu tài liệu của Ủy ban.Thật vậy, cả Huawei và ZTE đều không cung cấp đầy đủ các tài liệu nội bộ giúp đáp ứng yêu cầu của Ủy ban. Nhằm tạo ra một cơ hội mới cho các công ty giải trình các vấn đề còn lại, Ủy ban đã kêu gọi cả hai công ty một lần nữa tổ chức phiên điều trần mới.

Charles Ding (trái), Trưởng đại diện của Huawei tại Mỹ và Zhu Jinyun, Phó Chủ tịch ZTE Corp khu vực Bắc Mỹ và châu Âu tại phiên điều trần trước Ủy ban Tình báo Hạ viện Mỹ ngày 13-9.

Charles Ding (trái), Trưởng đại diện của Huawei tại Mỹ và Zhu Jinyun, Phó Chủ tịch ZTE Corp khu vực Bắc Mỹ và châu Âu tại phiên điều trần trước Ủy ban Tình báo Hạ viện Mỹ ngày 13-9.

Ngày 13 tháng 9 năm 2012, Ủy ban đã tổ chức một buổi điều trần với các đại diện từ ZTE và Huawei. Các đại diện bao gồm ông Charles Ding, phó chủ tịch và đại diện của Huawei tại Mỹ, và ông Zhu Jinyun, phó chủ tịch cao cấp ZTE ở Bắc Mỹ và châu Âu. Phiên điều trần được tổ chức cẩn thận và công bằng. Các nhân chứng có 20 phút cho phần trình bày và mỗi người được hỗ trợ bởi một thông dịch viên trong các câu hỏi và trả lời của buổi điều trần, nhằm đảm bảo các nhân chứng có đầy đủ cơ hội để hiểu các câu hỏi và đưa ra các trả lời xác thực.

Tuy nhiên, câu trả lời của các nhân chứng tiếp tục mơ hồ và không đầy đủ. Ví dụ, họ khẳng định không nắm rõ hoặc thiếu kiến ​​thức về thuật ngữ thường được sử dụng, không thể trả lời về vai trò của Đảng ủy tập đoàn, từ chối cung cấp các câu trả lời đơn giản về hoạt động của họ tại Mỹ, tìm cách tránh né trả lời các câu hỏi về lịch sử của họ bảo vệ sở hữu trí tuệ, đồng thời khẳng định không có sự hiểu biết hoặc kiến ​​thức về luật pháp Trung Quốc buộc các doanh nghiệp này phải đáp ứng các yêu cầu truy cập vào thiết bị khi cần thiết. Câu trả lời của các doanh nghiệp dành cho Ủy ban sau buổi điều trần đều mơ hồ.

nguyentandung.org lược dịch (Nguồn Intelligence House)


Share on Link Hay! Share on Facebook! Tweet This!

Hiện chưa có phản hồi nào.

Gửi phản hồi

  • Tổng bí thư

    Nguyễn Phú Trọng

  • Chủ tịch nước

    Trương Tấn Sang

  • Chủ tịch Quốc hội

    Nguyễn Sinh Hùng

  • Biển đảo Việt Nam

    Trường sa - Hoàng sa