Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng » Pháp luật - Xã hội » Bí mật của ngôi làng chuyên dùng ‘mật ngữ’ là gì ?

Phương ngữ Quảng Trị vốn gây khó khăn cho những người quen tiếng phổ thông rồi, nhưng cũng ở Quảng Trị lại có một ngôi làng mà ngay cả những người giỏi “Quảng Trị ngữ” nhất vẫn chào thua. Nếu như tình cờ rơi vào một cuộc trò chuyện nào đó của dân làng Phú Hải, bạn sẽ điếc đặc. Tiếng nói của làng không thể để người ngoài biết, các nàng dâu về xứ này cũng không thể hiểu được cách nói của gia đình chồng.

  • >> Người Trung Quốc đánh cắp bí mật quân sự Mỹ

  • >> Sao Việt tiết lộ chuyện tình một đêm

  • >> Mỹ bỏ tù kỹ sư Trung Quốc làm lộ bí mật tên lửa

  • >> Thượng tá Mỹ lộ bí mật quốc gia cho bạn gái người Trung Quốc

  • >> IAEA có kế hoạch công bố bằng chứng Iran bí mật phát triển vũ khí hạt nhân

Làng Phú Hải, xã Hải Ba (Hải Lăng, Quảng Trị) duy trì “mật ngữ” mà chỉ những người trong làng biết và nói với nhau, người ngoài không thể nào hiểu được.

Là một trong những lớp người già ít ỏi còn lại của làng hiểu rõ về ngôn ngữ lạ, nhưng khi thấy khách muốn tìm hiểu thì cụ Trần Đức Tranh (80 tuổi) tỏ ra thận trọng, dè dặt hẳn.

Cổng vào làng Phú Hải

Cụ Tranh kể, tổ tiên của người làng Phú Hải ngày nay được di cư từ Thanh Hoá vào cách đây trên 500 năm, dòng họ lâu nhất đã trải qua đời thứ 21. Làng Phú Hải có 4 họ gồm Lê, Trần, Hồ, Võ nhưng toàn thôn cũng chỉ có khoảng 70 hộ dân với trên 300 nhân khẩu.

“Cách đây mấy chục năm, làng tôi nằm ở rú cát (cách vị trí hiện nay khoảng 15 km), nhưng do sự tàn phá của chiến tranh và nạn bão cát hoành hành nên làng quyết định dời về quần tụ nơi đây”, cụ Tranh kể.

Những bậc cao niên làng Phú Hải cho biết, ngôn ngữ riêng của làng ra đời từ xa xưa với mục đích để chỉ người làng “nói cho nhau nghe” . Theo cụ Tranh, thực ra “mật ngữ” của làng Phú Hải cũng chỉ là cách nói mẹo, đánh tráo chữ, dựa trên ý nghĩa của ngôn ngữ Hán, Nôm. Từ ý nghĩa và cách phát âm của những ngôn ngữ này mà tổ tiên làng Phú Hải đã sáng tạo ra cách nói của riêng mình.

Ví dụ như từ “tỏi” có nghĩa là đi (trong chữ Hán nghĩa từ “hành” là đi, ở đây người làng Phú Hải đã đánh tráo chữ “hành” thành chữ “tỏi”- hành, tỏi vốn là một loại củ có cùng họ hàng với nhau). Hoặc chữ “tẩu” có nghĩa là đi, thoát – người làng thường hay nói “tẩu vi thượng sách”- nghĩa là thoát thân là tốt nhất trong một tình huống nguy cấp nào đó.

Cụ Trần Đức Tranh, người nắm nhiều bí mật về “mật ngữ” Phú Hải - Ảnh: Lê Đức Dục

Ngoài nguyên tắc dùng chữ Hán, đánh tráo chữ Hán thì ngôn ngữ làng Phú Hải còn có những chữ không thể nào cắt nghĩa được, ví như nấu cơm thì gọi là “chử náp”; uống nước thì gọi là “cửa thổi”; người gần chết thì gọi là “thượng gần uốn”.

Trong các lễ cúng tại những nơi khác, khi người làng Phú Hải hành nghề thì có sự phân công công việc riêng. Ví như “Bo (tôi) đã ngẵng vi (ông) xuôi” (trong câu này có ý nghĩa là tôi đánh trống, ông thổi kèn”. Hay trong một cuộc trò chuyện nào đó, khi có sự tranh cãi xảy ra thì một người nói “Sư ngọa mô xâu” (có nghĩa là ông không biết gì hết).

“Làng tôi tuy nhỏ hẹp nhưng từ lâu nổi tiếng với nghề làm hàng mã truyền thống và nghề bát âm, thầy cúng. Đây là nghề của tổ tiên truyền lại qua nhiều thế hệ, nếu không có ngôn ngữ riêng thì e rằng nghề đã thất truyền ra bên ngoài từ lâu. Bảo vệ được tiếng nói là bảo vệ được nghề, bảo vệ được nghề cũng là bảo đảm cho cuộc sống chúng tôi, vì ngoài nghề này ra thì làng tôi chẳng có nghề gì khác, đất đai canh tác cũng không có nhiều”, cụ Tranh giải thích.

Ngày nay, do đất đai chật hẹp trong khi con cháu ngày một đông, một số con em của làng đã rời quê hương đi nơi khác. Người làng Phú Hải chủ yếu vào Huế sinh sống và làm nghề, khu vực Cồn Hến ở thành phố Huế ngày nay có số lượng người làng Phú Hải làm nghề khá đông.

Tuy nhiên có đi đâu, làm nghề gì đi nữa thì người làng Phú Hải vẫn giữ “mật ngữ” của mình, không bao giờ truyền ra ngoài. Thậm chí đối với người làng khác đến làm dâu, rể nhưng hầu như cũng chỉ biết bập bõm vài từ đơn giản.

Chị Nguyễn Thị Hằng ở làng Linh Chiểu nằm kế bên làng Phú Hải về làm dâu đã 30 năm nay nhưng cũng không thể hiểu được ngôn ngữ của quê chồng. “Thỉnh thoảng tôi vẫn nghe chồng con trong nhà trao đổi với nhau bằng thứ tiếng lạ ấy nhưng không biết là bố con đang nói gì”,   chị Hằng nói.

(BQT)

Kết bạn với Thủ tướng trên Facebook
Thích và chia sẻ bài này trên Facebook
Tags: bí mật, mật ngữ,
Share on Link Hay! Share on Facebook! Tweet This!

Hiện chưa có phản hồi nào.

Gửi phản hồi

  • Tổng bí thư

    Nguyễn Phú Trọng

  • Chủ tịch nước

    Trương Tấn Sang

  • Chủ tịch Quốc hội

    Nguyễn Sinh Hùng

  • Biển đảo Việt Nam

    Trường sa - Hoàng sa