Các nhà vật lý thiên văn tại Đại học Geneva ở Thụy Sỹ đang chứng kiến một sự kiện hiếm hoi, một hố đen đang “ngoạm” một phần của hành tinh lớn gấp 14–30 lần sao Mộc.
Hiện tượng xảy ra ở thiên hà NGC 4845, được các nhà khoa học gọi vui là “bữa ăn trưa đột ngột của kẻ nuốt hành tinh”. Thiên hà NGC 4845 cách trái đất 47 triệu năm ánh sáng và được quan sát bởi một đài quan sát không gian tích hợp của Cơ quan Không gian châu Âu (ESA) và nhiều trạm theo dõi các ngôi sao khác.Theo đó, một luồng sáng tia X đột ngột xuất hiện ở giữa thiên hà NGC 4845 và đã được giải mã là hố đen khổng lồ nằm ở đây đang ăn “con mồi” của nó.
Lỗ đen đã nuốt khoảng 10% tổng khối lượng của hành tinh khổng lồ này sau khi giật mạnh nó xuống. Phần còn lại ở trong quỹ đạo. Sẽ mất từ 2 hoặc 3 tháng để hố đen hủy diệt hoàn toàn “con mồi”. Hố đen trung tâm của thiên hà NGC 4845 được ước tính có khối lượng bằng khoảng 300.000 lần mặt trời.
“Đây là phát hiện hoàn toàn bất ngờ bởi thiên hà NGC 4845 có bề ngoài yên tĩnh ít nhất đã 20–30 năm nay”, Marek Nikolajuk, nhà khoa học thuộc Đại học Bialystok, Ba Lan cho biết.
P.Đ (IFN)
Hiện chưa có phản hồi nào.