Những ngày gần đây, báo chí và dư luận nói chung đề cập nhiều đến bản thông báo ngày 12/9 của Văn phòng Chính phủ truyền đạt ý kiến của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng chỉ đạo các cơ quan chức năng điều tra, xử lý việc đăng tải thông tin có nội dung chống Đảng và Nhà nước.
Trong bối cảnh đất nước hôm nay, đây là ý kiến chỉ đạo quan trọng, thể hiện rõ quan điểm của lãnh đạo Đảng và Nhà nước trong hoạt động thông tin – truyền thông.
Cùng với sự phát triển với tốc độ rất nhanh của mạng Internet cả về công nghệ và và mật độ người sử dụng ở nước ta, nội dung thông tin trên Internet cũng có sự phát triển mang tính bùng nổ. Điểm nổi bật của sự bùng nổ đó là sự xuất hiện của hàng nghìn, hàng vạn (thậm chí hàng triệu) trang thông tin điện tử (website), blog và tài khoản cá nhân trên mạng xã hội. Với đặc tính của không gian ảo, có thể nói, thông tin trên Internet là một tập hợp vô cùng phức tạp, phong phú, đa dạng, thậm chí hỗn tạp, hổ lốn, cả tích cực lẫn tiêu cực, cả hữu ích lẫn độc hại và cực kỳ độc hại.
Bên cạnh những trang web của các tổ chức, cơ quan, đơn vị và cá nhân có đăng ký chính thức, cung cấp thông tin theo đúng quy định của pháp luật, có mục đích tốt, lành mạnh và thiện chí, thì cũng đầy rẫy những trang web chứa thông tin độc hại, đồi trụy, phản động. Đây thường là những trang web có tên miền quốc tế, đăng ký máy chủ ở nước ngoài để tránh sự kiểm soát của các cơ quan chức năng. Cũng cần khẳng định ngay rằng, không phải tất cả những trang web tiếng Việt có tên miền quốc tế hay các blog cá nhân (không phải đăng ký) đều đều chứa thông tin xấu, thậm chí ngược lại, có nhiều trang rất nghiêm túc, đứng đắn, thiện chí và có ích. Nhưng với những trang như “Quan làm báo”, “Dân làm báo” … được nêu lên trong chỉ đạo của Thủ tướng thì phải khẳng định rằng, đó là những trang web xấu, chuyên “đăng tải thông tin vu khống, bịa đặt, xuyên tạc, không đúng sự thật nhằm bôi đen bộ máy lãnh đạo của đất nước, kích động chống Đảng và Nhà nước ta, gây hoài nghi và tạo nên những dư luận xấu trong xã hội…”.
Cũng cần phải nhìn nhận một cách thẳng thắn rằng, tình hình đất nước mấy năm trở lại đây có nhiều điểm tạo cơ hội cho những thông tin xấu phát tác. Đó là nền kinh tế đât nước liên tục bị lạm phát và suy giảm, đời sống của đại đa số nhân dân gặp muôn vàn khó khăn, thiếu thốn, tình hình quan liêu, tham nhũng, tiêu cực trong bộ máy nhà nước vẫn tiếp tục diễn biến ngày càng nghiêm trọng, tình hình khiếu kiện của người dân ở khắp các địa phương liên quan đến đất đai vẫn tiếp tục “nóng”, khiến cho lòng tin của nhân dân đối với Đảng và Nhà nước không khỏi bị tác động một cách tiêu cực. Cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, lãnh hải của đất nước trên Biển Đông, chống lại âm mưu và những hành vi xâm lấn của Trung Quốc đang diễn ra ngày càng phức tạp, căng thẳng với nhiều điểm nhạy cảm trong mối quan hệ quốc tế vừa hòa bình, hợp tác, hữu nghị vừa đấu tranh kiên quyết bảo vệ chủ quyền. Việc triển khai Nghị quyết TƯ 4 (khóa XI) trong đó nội dung trọng tâm là phê bình và tự phê bình nhằm chỉnh đốn và làm trong sạch Đảng được tiến hành từ cấp lãnh đạo cao nhất thể hiện quyết tâm của toàn Đảng trong việc khôi phục và nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng ta. Nhưng nhìn từ góc độ đối lập, đây cũng là cơ hội để những tin đồn thất thiệt, những luận điệu vu khống, xuyên tạc, kích động, chia rẽ… được tung ra trên những trang web kiểu “Quan làm báo”.
Có thể nói rằng, với kiến thức thông thường cũng có thể thấy, hầu hết thông tin Quan làm báo, Dân làm báo… đều là những thông tin thất thiệt, bịa đặt, dựng chuyện, hoặc là những thông tin bị xuyên tạc, bóp méo, được viết theo lối suy diễn, quy chụp chủ quan, với mục đích kích động, đả kích cay độc cá nhân, vu khống, gây mất lòng tin, gây nghi ngờ nội bộ. Thái độ vô trách nhiệm, tâm lý phá phách, thiếu thiện chí, bất chấp lý lẽ…, đó là điều mà người đọc có thể cảm nhận khi đọc thông tin trên những trang này. Không chỉ trên các trang báo chính thống mà ngay trên nhiều trang blog cá nhân đều có chung nhận định, những trang như Quan làm báo, Dân làm báo…đều là những trang thông tin không đáng tin cậy, được lập ra với dụng ý xấu, có hại.
Vì vậy, Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Công an chủ trì phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông và các cơ quan chức năng tập trung chỉ đạo điều tra, xử lý nghiêm những tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm theo đúng quy định của pháp luật.
Việc triển khai những biện pháp về kỹ thuật và pháp lý để xử lý những trang web độc hại là đương nhiên là cần thiết nhưng cần khẳng định rằng, trong cuộc chiến thông tin, đặc biệt là thông tin trên Internet, nơi mọi hàng rào về pháp lý và kỹ thuật rất khó (hoặc không thể) phát huy tác dụng thì vũ khí hữu hiệu, lâu bền nhất chính là thông tin. “Lấy cái tốt đè cái xấu, lấy tích cực đè tiêu cực”; “Công khai, minh bạch”, đó chính là phương châm hiệu quả nhất của đấu tranh thông tin trên Internet. Việc các trang “Dân làm báo”, “Quan làm báo” có thể thu hút được lượng người đọc lớn trong thời gian qua có nhiều lý do, trong đó lý do cơ bản là những thông tin được cung cấp theo kênh chính thống chưa thỏa mãn nhu cầu thông tin của người dân, đặc biệt là thông tin về những vấn đề “quốc gia đại sự”, thông tin về cuộc đấu tranh chống tham nhũng, về việc triển khai thực hiện Nghị quyết TƯ 4, thông tin về đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển đảo, thông tin về tình hình kinh tế, tài chính, ngân hàng…Có thể nói, vẫn còn nhiều “khoảng trống” thông tin mà các kênh thông tin chính thống vẫn chưa khỏa lấp được. Và đó chính là cơ hội cho những kẻ cơ hội, phá hoại như “Quan làm báo”.
Phải làm sao để người dân được đáp ứng đầy đủ nhu cầu chính đáng về thông tin, làm sao để người dân chỉ tin và tìm đến những thông tin được cung cấp theo các kênh chính thống. Khi chúng ta làm được điều đó thì mặc nhiên những trang tin giật gân được viết một cách bừa bãi kiểu như “Quan làm báo” sẽ hết đất sống.
Vì vậy, có thể khẳng định, việc triển khai chỉ đạo của Thủ tướng giao “ Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp với Ban Tuyên giáo Trung ương chỉ đạo các cơ quan cung cấp thông tin khách quan, đúng sự thật về tình hình các mặt của đất nước ta, nhất là các vấn đề mà dư luận quan tâm” chính là nội dung quan trọng nhất của toàn bộ văn bản chỉ đạo xử lý việc đăng tải thông tin có nội dung chống Đảng và Nhà nước.
Theo Infonet
Hoan hô Thủ Tướng! Một chỉ đạo đúng đắng trong thời kỳ bùng nổ internet!
nhưng dù sao bạn này rất yêu nước.
ko pít cs phải là mạo danh hay ko nhưng cũng xin cảm ơn ng đã lập page này đã cung cấp nhưng thông tin quý giá giúp chúng tôi hiểu rõ hơn về đất nước
Bác ơi. Bọn cháu ngày nào cũng tranh luân với phản động VNCH .
Thjx lắm.
G9.all
nhung ma thuc te no nhu vay day.thoi nao cung vay.bac sem lai thoi khang hy vi hanh di.
Thời đại công nghệ thông tin, in tơ nét mà lại đi sợ thông tin là kém. Có làm điều xấu thì mới sợ người ta nói này nói nọ.
Làm gì có chuyện chỉ sau một đợt tự phê bình và phê bình mà có thể biến một ông quan tham thành quan thanh liêm, một ông quan kém năng lực thành ông quan giỏi giang được.
Qua tự phê bình và phê bình thì phải đánh giá được phẩm chất đạo đức, cũng như năng lực của cán bộ các cấp. Thành phần nào mà bết bát quá là phải kiên quyết loại.
Đơn vị, địa phương nào mà làm hời hợt hình thức công tác tự phê bình và phê bình thì phải xem xét trách nhiệm của người đứng đầu và tổ chức làm lại.
Muốn chỉnh đốn đảng, lấy lại niềm tin của nhân dân thì tự phê bình và phê bình phải làm trung thực, làm quyết liệt, làm đến nơi đến chốn.
Một đất nước đã trải qua bao đau thương của các cuộc chiến tranh thì phải biết quý trọng nền độc lập và phải gắng sức xây dựng đất nước.Không thể để tình trạng mấy con sâu tham lam làm suy yếu đất nước và vấy bẩn cả một dân tộc như thế này được!!!