Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng » Pháp luật - Xã hội » Viettel đề xuất quản lý phần mềm gọi điện miễn phí qua internet

Trước nguy cơ cạnh tranh không lành mạnh đối với thị trường viễn thông từ các phần mềm nhắn tin, gọi điện miễn phí qua mạng Wifi, 3G như Viber, Whatspp… ông Phạm Hồng Hải, Cục trưởng Cục Viễn thông (Bộ TT&TT) cho biết, sắp tới, Cục sẽ tổ chức hội thảo để đưa ra chính sách quản lý phù hợp.Trước các nguy cơ về an ninh và cạnh tranh không lành mạnh của phần mềm gọi điện miễn phí qua mạng Internet, Bộ TT&TT sẽ đề ra chính sách quản lý phù hợp.

Phát biểu tại Hội nghị Triển khai nhiệm vụ năm 2013 của Bộ TT&TT ngày 24.12, ông Nguyễn Mạnh Hùng, Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Viettel cho biết, dịch vụ Over the top content (OTT) giúp nhắn tin, gọi điện miễn phí qua mạng Wifi, 3G như Viber, Whatsapp đang là một nguy cơ với các doanh nghiệp viễn thông nói riêng và các ngành CNTT, truyền thông, truyền hình nói riêng.

Sắp tới, Cục sẽ tổ chức hội thảo để đưa ra chính sách quản lý thị trường viễn thông miễn phí qua mạng Internet.

Sắp tới, Cục sẽ tổ chức hội thảo để đưa ra chính sách quản lý thị trường viễn thông miễn phí qua mạng Internet.

Bởi vì, những dịch vụ viễn thông cơ bản như điện thoại, nhắn tin và truyền hình đang chiếm đến 80% doanh thu của các doanh nghiệp viễn thông (khoảng trên 100.000 tỷ đồng). Tuy nhiên, các dịch vụ này lại đang được cung cấp miễn phí trên mạng bởi các công ty nước ngoài, để từ đó kinh doanh những dịch vụ khác ngoài viễn thông. “Các cuộc gọi , nhắn tin miễn phí qua mạng WiFi, 3G đó sẽ rất khó quản lý về mặt an ninh. Vì thế, Bộ TT&TT nên có chính sách quản lý dịch vụ OTT trên cơ sở không kìm hãm sự phát triển nhưng đảm bảo phát triển bền vững của ngành viễn thông, CNTT và truyền hình”, ông Hùng nhấn mạnh.

Về vấn đề này, ông Hải cho rằng, nguy cơ các dịch vụ OTT của doanh nghiệp nội dung nước ngoài như Google, Yahoo… chiếm hết doanh thu từ những dịch vụ viễn thông cơ bản (nhắn tin, gọi điện) và khiến doanh nghiệp viễn thông giống như những “người làm thuê”, không có lãi đang xảy ra không chỉ ở Việt Nam mà còn với tất cả các nước trên thế giới. Từ đó, đòi hỏi các nước phải có chính sách quản lý phù hợp.

Chẳng hạn, một số nước như Ả rập có chính sách rất cực đoan là cấm hoàn toàn việc sử dụng phần mềm Viber… nhưng Mỹ và một số nước Châu Âu lại ủng hộ việc người dùng sử dụng những phần mềm này. “Thời gian tới, Cục Viễn thông sẽ cùng một số chuyên gia tổ chức hội thảo về vấn đề này để tìm ra chính sách quản lý phù hợp”, ông Hải kết luận.

Gần đây, người dùng tại Việt Nam ngày càng sử dụng nhiều hơn những phần mềm gọi điện Internet miễn phí thông qua mạng WiFi hay 3G giữa các smartphone, trong đó tiêu biểu là các phần mềm Whatsapp, Viber, Line… hay các phần mềm “made in Việt Nam” như Zalo (VNG), FPT Chat (FPT)… Người dùng chỉ cần vào Appstore hay Google Play để tải phần mềm về, đăng nhập số điện thoại, máy sẽ tự động gửi mã xác thực và tìm kiếm trong danh bạ những bạn bè đã dùng ứng dụng. Từ đó, người dùng có thể dễ dàng gọi điện, nhắn tin miễn phí với nhau thông qua kết nối Internet.

Nhiều hãng smartphone cũng trang bị các phần mềm nhắn tin miễn phí nhằm tăng thêm tiện ích cho người sử dụng như Blackberry với công cụ Blackberry Messenger, Apple với ứng dụng Facetime đàm thoại video và iMssenger hỗ trợ nhắn tin đa phương tiện giữa các thiết bị chạy iOS với nhau (iPhone, iPad thậm chí cả MacBook) hay gần đây nhất là Samsung với phần mềm ChatOn.

(ICTN)

Kết bạn với Thủ tướng trên Facebook
Thích và chia sẻ bài này trên Facebook
Tags: viber,
Share on Link Hay! Share on Facebook! Tweet This!

Hiện chưa có phản hồi nào.

Gửi phản hồi

  • Tổng bí thư

    Nguyễn Phú Trọng

  • Chủ tịch nước

    Trương Tấn Sang

  • Chủ tịch Quốc hội

    Nguyễn Sinh Hùng

  • Biển đảo Việt Nam

    Trường sa - Hoàng sa