Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng » Quốc tế » Việt Nam có 3 trong 8 chiến hạm hàng đầu Đông Nam Á

Trong số ra ngày 21/2/2012, tờ Tân Hoa Xã của Trung Quốc đã điểm danh 8 chiến hạm mang tên lửa hàng đầu Đông Nam Á, trong đó Việt Nam có 3 chiến hạm nằm trong top 8 đó.

Chiến hạm Gepard 3.9

Chiến hạm Gepard 3.9

Chiến hạm Gepard 3.9 là chiến hạm dùng để thực hiện hàng loạt các nhiệm vụ như tìm kiếm, theo dõi và chống lại các mục tiêu trên không, ngầm và nổi; tiến hành các chiến dịch hộ tống và tuần tiễu; bảo vệ các khu đặc quyền kinh tế ở biên giới trên biển. Lượng choán nước toàn phần của tàu gần 2100 tấn, cự ly hoạt động gần 5000 hải lý. Qua quá trình cải tiến các đặc tính của động cơ, tàu đã đạt được vận tốc thực vượt chỉ số vận tốc khi thiết kế (từ 18 hải lý/h lên tới 21 hải lý/h).

Chiến hạm Gepard 3.9

Chiến hạm Gepard 3.9

Chiến hạm của Việt Nam có thể lắp đặt tổ hợp tấn công Uran với cự ly bắn đến 130km, gồm 2 ống phóng tên lửa có cánh chống hạm loại Kh-35E. Để đáp trả các đòn tấn công từ các mục tiêu trên không tầm thấp của đối phương, “Đinh Tiên Hoàng” có thể được trang bị tổ hợp tên lửa phòng không Osa-MA với cơ số tên lửa là 20 quả. Khi cần, tổ hợp này có thể dùng để tiêu diệt các mục tiêu tàu nổi kích thước nhỏ. Vũ khí pháo của tàu gồm tổ hợp pháo AK-176M cỡ nòng 76,2mm (152 quả) và bệ pháo kép tự động AK-630M cỡ nòng 30mm (2000 quả) bảo đảm tiêu diệt các mục tiêu trên không bay thấp, các mục tiêu mặt đất và dưới biển Để chống ngầm trên tàu lắp đặt 2 ngư lôi 533mm trang bị 2 ống phóng

Tàu Monliya 1241.8 Chiều dài thân tầu 56.1 m Chiều rộng nhất thấn tầu 10.2 m Chiều cao của sàn tầu (trung bình) 5.31 m Mức ngấn nước đủ tải trọng 2.38 m Lượng giãn nước 510 T Thông số chiến thuật tầu hộ tống tên lửa Tốc độ cực đại; 39-40 kn Tốc độ tiết kiệm 12-13 kn với khoảng cách xa hoạt động xa nhất 2300 dặm Lượng dự trữ lương thực thực phẩm hành trình10 ngày Thủy thủ đoàn: 42 Vũ khí trang bị: 16 tên lửa chống tầu X-35 Uran 3M24 Tên lửa phòng không vác vai Igla: 12 Hỏa lực pháo binh: 1xAK-176M 76.2 mm với cơ số 316 viên đạn pháo. 2xAK-630M1-2 30 mm với cơ số 4000 viên đạn

Tàu Monliya 1241.8

Tàu Monliya 1241.8

- Tàu tên lửa Molniya được phát triển theo dự án số 12421 của Nga, Vũ khí chính trang bị trên tàu gồm: – Trang bị hệ thống tên lửa chống tàu với giàn phóng tên lửa U-ran phóng tên lửa hành trình Kh-35 sắp xếp thành hai hàng, mỗi hàng 8 ống phóng (16 tên lửa). Tên lửa hành trình Kh-35 dẫn bằng ra-đa chủ động giai đoạn cuối. Trên hành trình bay, tên lửa bay cách mặt nước 15 mét, ở giai đoạn cuối chúng hạ thấp độ cao và tiêu diệt mục tiêu chỉ ở độ cao từ 3 mét đến 5 mét. Tên lửa Kh-35 có cự ly tác chiến 130km, tốc độ tối đa khoảng 300 m/s, đầu nổ HE nặng 145 kg – Hoặc tên lửa hành trình chống tàu Moskit _ SS-N-22

chiến hạm lớp Sigma Frigate loại nhẹ (kiểu 9113) của Indonesia

Chiến hạm lớp Sigma Frigate loại nhẹ (kiểu 9113) của Indonesia

chiến hạm lớp Sigma Frigate loại nhẹ (kiểu 9113) của Indonesia với chiều dài gần 91 mét, chiều rộng 13 mét,độ mớn nước 3,60 mét và lượng giãn nước tiêu chuẩn 1.692 tấn. Tàu có vận tốc tối đa 28 hải lý/giờ, nếu chạy với vận tốc 18 hải lý/h tàu có tầm hoạt động tới 4000 hải lý (khoảng 7.500 km). Khả năng tác chiến của tàu hộ tống lớp Sigma cũng khá mạnh, trang bị vũ khí gồm 4 bệ phóng tên lửa chống hạm MM40 Block 2; 2 bệ phóng tên lửa phòng không tầm ngắn có điều khiển Mistral có tầm bắn 5,3km, mang đầu đạn 2,95kg, sử dụng công nghệ dẫn đường hồng ngoại, một khẩu pháo Otto – Mei Lata 76mm; hai đại bác 20mm cùng ống phóng ngư lôi loại nhẹ MU-90 chống tàu ngầm

Tàu tuần tra lớp Kedah của Malaysia

Tàu tuần tra lớp Kedah của Malaysia

Năm 2000, Malaysia đã ký hợp đồng với Đức để đóng mới 6 chiếc tàu tuần tra thế hệ mới lớp Kedah được sản xuất dựa trên mẫu MEKO A-100. Tàu tuần tra lớp Kedah có chiều dài 91,1m, rộng 12m, lượng choán nước 1650 tấn, vận tốc di chuyển tối đa là 22 hải lý/giờ. Kedah được trang bị pháo Otobreda 76mm, tên lửa phòng không RIM-116, tên lửa chống hạm Exocet.

Tàu khu trục lớp Leiku của Malaysia mua từ Anh

Tàu khu trục lớp Leiku của Malaysia mua từ Anh

Malaysia hiện cũng đang sở hữu 2 tàu khu trục lớp Leiku mua của Anh. Đây là lớp tàu được coi là nhanh và hiện đại nhất trong lực lượng hải quân Malaysia. Tàu dài 97,5m, rộng 12,8m, cao 3,6m, lượng choán nước 2.270 tấn, tốc độ tối đa 28 hải lý/giờ, phạm vi hoạt động 5.000 dặm. Tàu được trang bị tên lửa chống hạm Axocet, tên lửa phòng không Seawolf, pháo Bofors 57mm, pháo phòng không MSI 30mm, 3 ống phóng ngư lôi Whitehead B515 324mm và các trang thiết bị tác chiến điện tử hiện đại khác.

kinh hạm tàng hình lớp La Fayette của Singapore do Pháp chế tạo

kinh hạm tàng hình lớp La Fayette của Singapore do Pháp chế tạo

Singapore lại sở hữu 6 kinh hạm tàng hình lớp La Fayette do Pháp chế tạo, thuộc loại hiện đại bậc nhất khu vực. Dài 125m, rộng 15,4m, mớn nước 4,1m, tải trọng 3600 tấn đầy tải, tốc độ tối đa 25 hải lý/giờ. Vũ khí chính: 8 tên lửa chống hạm Harpoon tầm bắn 70km, pháo hạm Oto Melara 76 mm, 16 tên lửa phòng không Aster 15 tầm bắn từ 1,7-13km, phóng từ ống phóng thẳng đứng Sylver, 2 pháo bắn nhanh 20mm, đuôi tàu có sàn đáp cho trực thăng S-70B.

Tàu chiến Gregorio del Pilar

Tàu chiến Gregorio del Pilar

Tuần dương hạm dài 115m choán nước 3.250 tấn, kích thước 115x13x2,67m. Tàu được thiết kế với không gian thoải mái, tiện nghi bao gồm cả điều hòa nhiệt độ. Hệ thống điện tử của tàu gồm radar tìm kiếm trên biển và định vị, hệ thống kiểm soát hỏa lực Mk92 mod.1 cùng các thiết bị liên lạc. Mục đích khi thiết kế tàu của Hải quân Mỹ là dành cho nhiệm vụ bảo vệ bờ biển Mỹ, bảo vệ đặc quyền kinh tế (EEZ), chống buôn lậu, tìm kiếm cứu nạn nên sức mạnh hỏa lực của tàu tương đối “nhẹ”.

Phunutoday

Kết bạn với Thủ tướng trên Facebook
Thích và chia sẻ bài này trên Facebook
Tags: Gepard 3.9, tau ten lua, , vũ khí,
Share on Link Hay! Share on Facebook! Tweet This!

Hiện chưa có phản hồi nào.

Gửi phản hồi

  • Tổng bí thư

    Nguyễn Phú Trọng

  • Chủ tịch nước

    Trương Tấn Sang

  • Chủ tịch Quốc hội

    Nguyễn Sinh Hùng

  • Biển đảo Việt Nam

    Trường sa - Hoàng sa