Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng » Pháp luật - Xã hội » “Tui ra đường không ai lại gần…”

Xóm chài nghèo Tây An Hải đã quá quen thuộc với hình ảnh bà lết đôi chân bại liệt teo tóp, mang cái “đầu voi” ra đường xin ăn…

Bà là Dương Thị Nhượng (58 tuổi), trú đội 10, thôn Tây An Hải, xã An Hải, huyện đảo Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi.

Kiếp “người chẳng ra người”

Có về “vương quốc tỏi” Lý Sơn, chúng tôi mới cảm nhận cuộc sống còn lắm nhọc nhằn của những người dân vùng đảo và được nghe kể những câu chuyện khốn khó, cảm động về nghị lực của những con người biết vượt lên số phận mà sống, mà tồn tại giữa cuộc đời.

Hoàn cảnh bi thương của người đàn bà cô độc có tên Dương Thị Nhượng suốt hơn nửa thế kỷ bị bại liệt, mang cái đầu to và gương mặt không cân đối làm chúng tôi không khỏi xót xa về một kiếp người.

 Có ai hiểu được trong thân hình xấu xí của bà Nhượng là một trái tim ham sống nhường nào.

Có ai hiểu được trong thân hình xấu xí của bà Nhượng là một trái tim ham sống nhường nào.

Theo lời kể của chị Dương Thị Đắc (33 tuổi), chủ một quán tạp hóa nhỏ ven đường đồng thời cũng là hàng xóm với bà Nhượng, bà là người có số phận kém may mắn nhất mà chị từng biết. Bà sinh ra đã bị tật nguyền, bại liệt, lại mang gương mặt “người không ra người” tạo ra nỗi ám ảnh cho những người mới gặp. Bà Nhượng mồ côi cha mẹ từ rất sớm, cũng không có anh em, bạn bè.

Khi chúng tôi hỏi chuyện, nước mắt bà Nhượng cứ rơi sướt mướt. Bà không thể nào hình dung rõ cha mẹ mình là người như thế nào và cũng chả biết mình sinh ra khi nào. Bà chỉ biết mình lớn lên trong chòi rách nát mà cha mẹ để lại trước lúc ra đi.

“Cuộc đời của tui chỉ là vậy, hẩm hiu và quạnh quẽ. Tui sinh ra ngay cả cha mẹ mình cũng chẳng biết mặt huống chi đến kiếm một người bạn thân thích. Tui sống vậy cũng quen rồi nên cũng chả cần gì thêm. Tui ra đường toàn là họ né tránh tui hết chứ không ai dám lại gần vì họ sợ cái dị dạng đầu to như “đười ươi” của tui. Lắm lúc cũng tủi thân lắm nhưng biết làm chi bây giờ. Thôi thì buông xuôi cho phận đời trôi nổi đến đâu hay đến đó” – bà Nhượng vừa bưng ly nước uống vừa thở dài.

Những người dân ở đây cho biết, họ cũng thương bà Nhượng lắm, bà hiền lành, dễ mến, chỉ có điều là cái thân hình khó coi của bà đã nhiều phen làm con cháu họ sợ sệt, la hét khi nhìn thấy. Bà nhỏ con, chiều cao không đến 1 mét, nặng chừng không đến 30kg, đôi chân teo tóp, trong khi đó, cái đầu thì to tướng như “đầu voi”, đầu tóc bù xù, khuôn mặt xấu xí mất cân đối…

 Những ngày tháng lê lết ngoài đường, ngoài chợ khiến chân tay bà Nhượng chai sần.

Những ngày tháng lê lết ngoài đường, ngoài chợ khiến chân tay bà Nhượng chai sần.

Lết chân liệt xin ăn hàng chục cây số mỗi ngày

Bị tật nguyền từ nhỏ, không đi lại được nên để tồn tại, hơn nửa thế kỷ qua bà Nhượng phải lết đôi chân liệt đi khắp “đầu đường xó chợ” xin miếng ăn qua ngày. Ngày nào không đi xin là ngày đó bà Nhượng phải nhịn đói khát.

Mặc bộ quần áo cũ, bà chống 2 tay xuống đất rồi lấy sức nhích từng li từng tí đôi chân liệt cong queo về phía trước. Lắm lúc miệt mỏi bà nằm ngửa xuống vệ đường lấy sức tiếp tục lết đi. Đoạn đường từ nhà ra chợ dài không quá 3 cây số nhưng bà phải lết đến 2-3 giờ liền mới tới nơi.

Mỗi ngày bà Nhượng phải lết hàng chục cây số ra chợ xin ăn bất chấp trời mưa hay nắng.

Mỗi ngày bà Nhượng phải lết hàng chục cây số ra chợ xin ăn bất chấp trời mưa hay nắng.

Người dân xóm chợ đã quen với hình ảnh bà Nhượng đi xin ăn. Ngày nào cũng tầm 8h sáng là bà lại lết ra chợ xin ăn qua bữa, chiều khoảng 3h lại lết về. Thành ra một ngày bà ăn có 2 bữa, tối thì nhịn đói.

Bà Nhượng xoa xoa đôi chân tự an ủi: “Ngày nào cũng vậy, ban ngày lết đi là tối về hai cái chân, mông và đôi tay sưng phù lên, có khi rớm máu. Nhưng đi miết mấy chục năm rồi, những chỗ ni giờ cũng thành chai sần rồi”.

Nhiều lúc kiệt sức, khát nước, bà Nhượng lại ghé vào quán ven đường xin ngụm nước uống.

Nhiều lúc kiệt sức, khát nước, bà Nhượng lại ghé vào quán ven đường xin ngụm nước uống.

Nói về hoàn cảnh của bà Dương Thị Nhượng, ông Võ Văn Thuận, Hội chữ thập đỏ huyện Lý Sơn, cho biết: “Bà Nhượng là hoàn cảnh có thể nói là khổ và bất hạnh nhất thôn này, mà cả xã luôn cũng nên. Cuộc đời cụ lớn lên trong nghèo khó, cô độc, ngay cả mái nhà để nương tựa cũng không có, may thay mấy năm trở lại đây, chính quyền thôn đã kiến nghị lên cấp trên xây cho bà một ngôi nhà đại đoàn kết để bà có chỗ trú nắng mưa qua ngày. Bên cạnh đó, bà còn được hưởng mức trợ cấp xã hội cho người tàn tật là 270.000 đ/tháng. Nói là trợ cấp chớ chừng ấy cũng chẳng bù đắp vào đâu khi tuổi già, bệnh tật đang bủa vây bà từng ngày”.

Tạm biệt chúng tôi, bà Nhượng lại tiếp tục lết đôi chân liệt trên nẻo đường mưu sinh mòn mỏi…

(KHKTVN)

Kết bạn với Thủ tướng trên Facebook
Thích và chia sẻ bài này trên Facebook
Tags: ăn xin, bại liệt, mồ côi, tật nguyền
Share on Link Hay! Share on Facebook! Tweet This!

Hiện chưa có phản hồi nào.

Gửi phản hồi

  • Tổng bí thư

    Nguyễn Phú Trọng

  • Chủ tịch nước

    Trương Tấn Sang

  • Chủ tịch Quốc hội

    Nguyễn Sinh Hùng

  • Biển đảo Việt Nam

    Trường sa - Hoàng sa