Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng » Kinh tế - Chính trị - Xã hội » Trung Quốc làm nhụt chí Nhật Bản bằng chính sách “cây gậy nhỏ”?

Trong bài bình luận ngày 17/9, tạp chí The Diplomat cho rằng Trung Quốc đang cố gắng nhân rộng chính sách ngoại giao “cây gậy nhỏ” mà nước này từng áp dụng ở Biển Đông.

Một sự kiện hiếm thấy là Cục Quản lý đại dương  Trung Quốc ngày 13/9 đã cử tới 6 tàu Hải giám tuần tra trên vùng biển gần quần đảo Senkaku/Điếu Ngư đang tranh chấp.

Bộ Ngoại giao Trung Quốc tuyên bố rằng các tàu Hải giám nói trên tiến vào vùng biển này để “thực thi pháp luật” ở vùng biển thuộc quyền tài phán của nước này. Khi bị tàu tuần duyên Nhật Bản chất vấn, các sĩ quan trên tàu Hải giám Trung Quốc nói họ “đang thực hiện nhiệm vụ tuần tra thường lệ”

Cảnh sát biển Nhật Bản và Hải giám Trung Quốc rượt nhau ở Hoa Đông

Cảnh sát biển Nhật Bản và Hải giám Trung Quốc rượt nhau ở Hoa Đông

Và đó chính là mấu chốt của vấn đề. Bắc Kinh hy vọng sẽ làm cho một sự hiện diện của Trung Quốc trên vùng biển xung quanh quần đảo là một chuyện đương nhiên, một hành động thực thi pháp luật trong vùng biển của mình. Với thời gian, những sự phản đối hành động thực thi quyền chủ quyền của Trung Quốc sẽ trở nên nhàm chán và không xứng với những  phí tổn bỏ ra. Qua đó, Trung Quốc sẽ giành phần thắng mà không cần phải sử dụng vũ lực.

Giống như ở Biển Đông, các tàu thực thi pháp luật của Trung Quốc  – không trang bị vũ khí  hoặc chỉ trang bị vũ khí hạng nhẹ – đóng vai trò đội quân xung kích trong việc bảo vệ những tuyên bố chủ quyền biển  của Bắc Kinh. Hải quân và các lực lượng dự bị thì lấp ló ở phía chân trời, cầm trong tay “một cây gậy lớn” vô hình để đe dọa và ép buộc các đối thủ cứng đầu cứng cổ.

Chỉ có điều, không giống Philippines, Nhật Bản có lực lượng Cảnh sát biển và Hải quân hùng hậu. Nhật Bản cũng có thể dựa vào “cây gậy lớn” để hậu thuẫn cho chính sách của nước này. Với việc chính quyền Obama dường như cam kết bảo vệ quần đảo Senkaku, Tokyo có những thế mạnh mà  Manila hoặc các chính phủ ở  Đông Nam Á khác không thể nào có được.

Đó có thể là lý do mà Cục Quản lý đại dương Trung Quốc rút tàu Hải giám khỏi vùng biển xung quanh quần đảo Senkaku vài giờ sau khi Cảnh sát biển Nhật Bản yêu cầu, chứ không ở lỳ như các tàu thực thi pháp luật khác của Trung Quốc tại Bãi cạn Scarborough.

Những cảnh như thế này sẽ là "chuyện thường ngày ở huyện" ở vùng biển xung quanh quần đảo Senkaku/Điếu Ngư.

Những cảnh như thế này sẽ là "chuyện thường ngày ở huyện" ở vùng biển xung quanh quần đảo Senkaku/Điếu Ngư.

Làm nhụt chí Nhật Bản sẽ là công việc lâu dài và không chắc chắn thành công. Trên thực tế, Bắc Kinh cũng hiểu rõ điều đó.

Tin tốt là các nhà lãnh đạo Trung Quốc hầu như không muốn phá vỡ thế bế tắc bằng vũ lực. Tin xấu là Trung Quốc đang liên tục thử thách quyết tâm của Nhật Bản ở biển Hoa Đông và sự cố 6 tàu Hải giám ngày 13/9 sẽ trở thành “chuyện thường ngày ở huyện”.

Tokyo phải tăng cường “cây gậy lớn”của mình, nếu muốn duy trì lợi ích của Nhật Bản. Tăng cường sức mạnh của Lực lượng tuần duyên (JCG), Lực phòng vệ Nhật Bản (JMSDF) và các loại vũ khí phòng thủ đặt trên bờ biển sẽ là một sự khởi đầu. Điều này sẽ đòi hỏi các cử tri và các nhà lãnh đạo Nhật Bản phải có quyết tâm chính trị để nâng trần chi tiêu quốc phòng, vốn bị giới hạn ở mức 1% GDP.

Chi phí quốc phòng ở mức 1% GDP chỉ thỏa đáng với các nước có láng giềng hữu hảo, chứ không thỏa đáng với các nước có láng giềng bất hảo như ở Đông Á.

Minh Bích (theo The Diplomat – Báo Đất Việt)


Mạng chia sẻ:

Hiện chưa có phản hồi nào.

Gửi phản hồi

  • Tổng bí thư

    Nguyễn Phú Trọng

  • Chủ tịch nước

    Trương Tấn Sang

  • Chủ tịch Quốc hội

    Nguyễn Sinh Hùng

  • Biển đảo Việt Nam

    Trường sa - Hoàng sa