Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng » Quốc tế » Trung Quốc: Ba “ông vua con” bị mất ngai vàng

Kể từ 1995, Trung Quốc có ba Ủy viên Bộ chính trị kiêm Bí thư thành ủy bị thi hành kỉ luật, truy tố trước tòa án.

Vụ mới nhất, theo mạng tin “Pháp chế Trung Quốc”,  là “vụ án nghiêm trọng Bạc Hy Lai” đã được đưa sang cơ quan tư pháp “tiến hành xét xử thời gian tới”.

  • >> Cách làm trứng gà giả ở Trung Quốc

  • >> Động thái mới của Trung Quốc làm xâm phạm chủ quyền biển đảo Việt Nam

  • >> Hàn Quốc vây bắt 21 tàu Trung Quốc xâm phạm lãnh hải


Mạng tin “Pháp chế Trung Quốc” ngày 10/1 cũng đưa tin Ban kiểm tra kỉ luật trung ương Đảng cùng Viện kiểm sát tối cao Trung Quốc thông báo trong năm 2012, có 30.315 cán bộ bị thi hành kỉ luật và đưa ra truy tố về tội “tham nhũng”, trong đó có 4.698 cán bộ từ cấp huyện cấp phòng trở lên. Có 3.780 cán bộ là đảng viên bị kỉ luật, trong đó 1.097 bị đưa ra truy tố, xét xử trước tòa án.

Trần Hy Đồng, Ủy viên Bộ chính trị kiêm Bí thư thành ủy Bắc Kinh bị mất chức.

Trần Hy Đồng, Ủy viên Bộ chính trị kiêm Bí thư thành ủy Bắc Kinh bị mất chức.

Kể từ năm 1995 tới nay, có ba Ủy viên Bộ chính trị kiêm Bí thư thành ủy ba thành phố trực thuộc trung ương đã bị thi hành kỉ luật khai trừ Đảng, truy tố với tội  danh “tham nhũng, lợi dụng chức quyền mưu lợi riêng, vi phạm điều lệ đảng và luật pháp Nhà nước.”

Ba Bí thư thành ủy bị “ngã ngựa” là Trần Hy Đồng (nguyên Ủy viên Bộ chính trị Khóa 14, Bí thư thành ủy Bắc Kinh), Trần Lương Vũ (nguyên Ủy viên Bộ chính trị Khóa 16, Bí thư thành ủy Thượng Hải)  và Bạc Hy Lai, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị Khóa 17, Bí thư thành ủy Trùng Khánh.

Trần Hy Đồng

Trần Hy Đồng sinh năm 1930, người Tứ Xuyên, từng công tác nhiều năm ở thành phố Bắc Kinh. Năm 1981 giữ chức Bí thư thành ủy Bắc Kinh, năm 1982 liên tục là Ủy viên trung ương Đảng khóa 12,  Khóa 13 và  Ủy viên Bộ chính trị Khóa 14. Năm 1983, Trần Hy Đồng kiêm nhiệm chức Thị trưởng Bắc Kinh.

 Trần Hy Đồng bị đưa ra tòa xét xử công khai về những tội danh tham nhũng, lạm dụng công quỹ, lấy của công làm của riêng, ăn chơi tráng táng.

Trần Hy Đồng bị đưa ra tòa xét xử công khai về những tội danh tham nhũng, lạm dụng công quỹ, lấy của công làm của riêng, ăn chơi tráng táng.

Bắc Kinh là Thủ đô, có vị trí đặc biệt quan trọng về chính trị, kinh tế, đối ngoại, nên dư luận Trung Quốc khi đó đều cho rằng Trần Hy Đồng là “ngôi sao đang lên trên chính trường Trung Quốc”, có khả năng còn leo cao hơn nữa.

Nhưng đột nhiên hồi tháng 4/1995, Tân Hoa Xã đưa tin ngắn gọn “Trần Hy Đồng từ chức Bí thư thành ủy kiêm Thị trưởng Bắc Kinh.” Tháng 9/1995, Ban chấp hành trung ương ĐCS Trung Quốc ra thông báo: “Khai trừ Trần Hy Đồng ra khỏi Đảng, bãi bỏ tất cả các chức vụ hiện đang nắm giữ trong Đảng và Nhà nước về tội tham nhũng”, đồng thời đưa ra tòa xét xử công khai về những tội danh tham nhũng, lạm dụng công quỹ, lấy của công làm của riêng, ăn chơi tráng táng… Tổng số tiền Trần Hy Đồng tham ô, lạm dụng công quỹ, xây dựng trái phép lên tới trên 35 triệu Nhân dân tệ. Ngoài ra, Trần Hy Đồng còn lợi dụng chức quyền dung túng vợ con lộng hành, buôn bán phi pháp, kéo bè kéo cánh chia rẽ nội bộ.

Tháng 9/1995, Tòa án thành phố Bắc Kinh mở phiên tòa xét xử, kết án 16 năm tù giam, tới ngày 31/8/2013 mới mãn hạn tù.

Trần Lương Vũ

Trần Lương Vũ, sinh năm1946 và vào đảng  năm 1980. Năm 1992 Trần Lương Vũ được bầu làm Phó Bí thư thành ủy Thượng Hải, Phó Thị trưởng thành phố;  tháng 10/ 2002 là Bí thư kiêm Thị trưởng thành phố Thượng Hải. Trần Lương Vũ là Ủy viên trung ương dự khuyết Khóa 15, đến tháng 11/2002 là Ủy viên trung ương Đảng, Ủy viên Bộ chính trị Khóa 16 kiêm Bí thư thành ủy Thượng Hải.

Trần Lương Vũ bị xét xử về tội tham nhũng, lợi dụng chức quyền, lạm dung công quỹ, làm tổn thất tài sản của nhà nước.

Trần Lương Vũ bị xét xử về tội tham nhũng, lợi dụng chức quyền, lạm dung công quỹ, làm tổn thất tài sản của nhà nước.

Trần Lương Vũ cũng được dư luận đánh giá rất cao, là một Ủy viên Bộ chính trị rất trẻ, nắm giữ chức Bí thư thành ủy Thượng Hải, một thành phố lớn nhất Trung Quốc, với dân số 23 triệu người, GDP năm 2007 tới gần trên 220 tỉ USD, chiếm vị trí đặc biệt quan trọng cả về kinh tế, chính trị ở Trung Quốc. Vì vậy, dư luận cho rằng con đường công danh sự nghiệp của Trần Lương Vũ rộng mở và còn tiến xa hơn nữa trên chính trường Trung Quốc.

Đột nhiên, ngày 24/9/2006, Tân Hoa Xã đưa tin Ban chấp hành trung ương ĐCS Trung Quốc ra thông báo bãi bỏ mọi chức vụ trong Đảng và Nhà nước, khai trừ Trần Lương Vũ ra khỏi Đảng, đồng thời đưa sang cơ quan tư pháp xét xử về tội tham nhũng, lợi dụng chức quyền, lạm dung công quỹ, làm tổn thất tài sản của Nhà nước tới 300.000 Nhân dân tệ. Ngoài ra, Trần Lương Vũ còn hoạt động bè phái, chia rẽ nội bộ Đảng, làm trái quy định, chủ trương của Trung ương.

Ngày 11/4/2008, Tòa án thành phố Thiên Tân mở phiên tòa xét xử và tuyên án 18 năm tù giam đối với Trần Lương Vũ.

Bạc Hy Lai

Tiếp theo hai Bí thư thành ủy xấu số trên là Bạc Hy Lai, nguyên Ủy viên trung ương, Ủy viên Bộ chính trị Khóa 17 kiêm Bí thư thành ủy thành phố Trùng Khánh, trực thuộc trung ương.

Khác với Trần Hy Đồng và Trần Lương Vũ trưởng thành từ hoạt động cơ sở, Bạc Hy Lai sinh ra trong gia đình cách mạng. Cha của Bạc Hy Lai là Bạc Nhất Ba (chết năm 2007), nguyên Phó Thủ tướng, Phó Chủ tịch Ủy ban cố vấn trung ương, được coi là cánh tay phải của lãnh tụ Đặng Tiểu Bình, nhất là  trong công tác sắp xếp nhân sự cấp cao ở Trung Quốc. Bạc Nhất Ba nổi tiếng trên chính trường Trung Quốc, nhất là từ thời kỳ cải cách mở cửa.

“Vụ án nghiêm trọng Bạc Hy Lai” đã được đưa sang cơ quan tư pháp “tiến hành xét xử thời gian tới”.

“Vụ án nghiêm trọng Bạc Hy Lai” đã được đưa sang cơ quan tư pháp “tiến hành xét xử thời gian tới”.

Bởi vậy, Bạc Hy Lai rất được Đảng và Nhà nước Trung Quốc chú ý đào tạo và bồi dưỡng ngay từ khi còn là thanh niên. Bạc Hy Lai từng nắm giữ nhiều chức vụ quan trọng như Tỉnh trưởng tỉnh Liêu Ninh (2001), Bộ trưởng Bộ Thương mại (2004), Bí thư Thành ủy Trùng Khánh (2007), là Ủy viên trung ương Khóa 16, Khóa 17 và Ủy viên Bộ chính trị Khóa 17.

Trung Quốc có 4 thành phố trực thuộc trung ương là thủ đô Bắc Kinh, thành phố Thượng Hải,  thành phố Thiên Tân và thành phố Trùng Khánh.

Sau khi trở thành thành phố trực thuộc trung ương năm 1997, Trùng Khánh đã vượt Thượng Hải trở thành thành phố lớn nhất Trung Quốc, có diện tích trên 82.400 km2 (gấp gần 3 lần tổng diện tích của ba thành phố Bắc Kinh, Thượng Hải, Thiên Tân cộng lại) và có dân số tới gần 30 triệu người.  Nếu Thượng Hải và Thiên Tân hướng ra biển phát triển, Trùng Khánh là mũi nhọn để Trung Quốc tiến về phía tây là Nam Á và Trung Á. Bởi vậy, thành phố này có vị trí đặc biệt quan trọng. Vì vậy, việc  trung ương bổ nhiệm làm Bí thư Thành ủy Trùng Khánh năm 2007 cho thấy con đường công danh địa vị Bạc Hy Lai đang trên đà phát triển, nhất là trước thềm Đại hội 18 có tin Bạc Hy Lai là một trong ứng cử viên nặng ký trong chức Tổng bí thư và Chủ tịch nước thời gian tới.

Thế nhưng ngày 10/4/2012, Trung ương ĐCS Trung Quốc ra thông báo đình chỉ mọi chức vụ trong Đảng và Nhà nước, tiến hành kiểm điểm Bạc Hy Lai. Ngày 28/9/2012, Trung ương Đảng thông báo khai trừ Bạc Hy Lai ra khỏi đảng, bãi miễn mọi chức vụ trong Đảng và cơ quan nhà nước về những tội danh: Tham nhũng, nhận khoản tiền hối lộ lớn, lợi dụng chức quyền mưu lợi riêng, dung túng cho cấp dưới và vợ là Cốc Khai Lai lộng hành, buôn bán phi pháp, sát hại thương nhân nước ngoài, gây tác động xấu tới uy tín của Đảng và Nhà nước.

Sắp tới, Bạc Hy Lai cùng các thân tín của mình ở Trùng Khánh sẽ bị đưa ra xét xử. Dư luận cho rằng với tội danh trên thì số phận của Bạc Hy Lai cũng giống như hai Bí thư thành ủy xấu số trước đây là Trần Hy Đồng và Trần Lương Vũ.

(BKTO)

Kết bạn với Thủ tướng trên Facebook
Thích và chia sẻ bài này trên Facebook
Tags:
Share on Link Hay! Share on Facebook! Tweet This!

Hiện chưa có phản hồi nào.

Gửi phản hồi

  • Tổng bí thư

    Nguyễn Phú Trọng

  • Chủ tịch nước

    Trương Tấn Sang

  • Chủ tịch Quốc hội

    Nguyễn Sinh Hùng

  • Biển đảo Việt Nam

    Trường sa - Hoàng sa