Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng » Quốc tế » Tại sao Trung Quốc lại triển khai tên lửa tầm bắn 1.500km tại Vân Nam?

Theo báo cáo của các phương tiện truyền thông nước ngoài, Trung Quốc có thể đã triển khai một lữ đoàn tên lửa hành trình CJ-10 mới, có tầm bắn xa 1.500 km ở tình Vân Nam.


Sau khi loại tên lửa hành trình Chang Jian-10 (CJ-10) được đề cập đến trong một bản báo cáo sách trắng quốc phòng của Văn phòng thông tin Hội đồng Nhà nước Trung Quốc vào hôm 16/4, Viện dự án 2049 (Project 2049 Institute), một nhóm chuyên gia cố vấn Mỹ đã tập trung vào khám phá những thông tin về tình hình phát triển, đặc điểm tính năng và tình trạng chiến đấu của loại vũ khí mới này của Trung Quốc do lo ngại tới hòa bình an ninh ở khu vực Tây Thái Bình Dương, tờ Want Daily cho biết hôm 19/4.

Tên lửa hành trình Chang Jian-10 được công bố lần đầu tiên trong cuộc diễn hành kỷ niệm 60 năm nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa vào năm 2009. Tên lửa CJ-10 cso tầm bắn xa 1.500 km, và được trang bị cho Quân đoàn pháo binh số 2 – lực lượng tên lửa chiến lược của Trung Quốc, có khả năng tấn công các mục tiêu ở bên trong Đài Loan, Okinawa (Nhật Bản) và vùng Đông Bắc Ấn Độ.

Các tổ hợp xe mang bệ phóng tên lửa hành trình CJ-10 xuất hiện trong lễ diễu binh của Trung Quốc vào năm 2009.

Lữ đoàn tên lửa CJ-10 đầu tiên đặt ở Liễu Châu, phía Nam khu tự trị Quảng Tây, trong khi đó lữ đoàn thứ 2 được xác nhận triển khai ở trung tâm phía Nam của tỉnh Hồ Nam. Theo các nguồn tin chưa được xác nhận thì lữ đoàn tên lửa CJ-10 thứ ba có vẻ như đã được triển khai ở khu vực Jianshui, phía Tây Nam tỉnh Vân Nam.

Theo các phương tiện truyền thông Trung Quốc, mục tiêu chính của các lữ đoàn tên lửa này nhằm vào tỉnh đảo Okinawa của Nhật Bản, Đài Loan và một số quốc gia khác. Trong năm 2009, một báo cáo của Lầu Năm Góc nói rằng, Quân đoàn pháo số 2 của Trung Quốc được trang bị khoảng 150 – 350 tên lửa CJ-10.

Công bố sách trắng quốc phòng gần đây cũng nói rằng, Quân đoàn pháo số 2 của Trung Quốc đảm nhận nhiệm vụ chính là ngăn chặn các quốc gia khác sử dụng vũ khí hạt nhân để chống lại nhà nước Trung Quốc. Ngoài ra còn thực hiện những đòn phản công và tấn công hạt nhân và tấn công chính xác bằng các tên lửa mang đầu đạn thông thường.

Tên lửa hành trình Chang Jian-10 cũng có thể mang được một đầu đạn hạt nhân. Trong trường hợp được phóng từ máy bay ném bom chiến lược H-6K của Trung Quốc, loại tên lửa này được cho là có khả năng tấn công tới cả căn cứ quân sự Mỹ trên đảo Guam.

Theo Wikipedia, biến thể tên lửa hành trình CJ-10A được phóng từ trên không, có tầm bắn xa từ 2.000 – 2.200 km, thường được lắp ở các giá treo bên ngoài cánh của máy bay ném bom H-6K với cơ số 6 tên lửa

Dòng tên lửa hành trình CJ-10 được thiết kế dựa trên loại tên lửa hành trình tấn công mặt đất Hongniao của Trung Quốc. Tuy nhiên, CJ-10 còn được kết hợp cả một số thành phần từ loại tên lửa hành trình Kh-55 của Liên Xô. Trong đó, các phương tiện truyền thông Nga báo cáo rằng, Ukraina có thể có một vai trò lớn trong dự án phát triển tên lửa CJ-10 của Trung Quốc.

Ngoài công nghệ tên lửa hành trình Kh-55 của Liên Xô/Nga, Trung Quốc cũng đã thu được một số tên lửa hành trình Tomahawk của Mỹ từ Pakistan và Afghanistan, sau khi các tên lửa này bắn lỗi trong một đợt tấn công vào Al Qeoda năm 1998. Những kinh nghiệm từ các tên lửa này đã được Trung Quốc ứng dụng vào chương trình phát triển tên lửa CJ-10 của họ.

HT (PNT)

Kết bạn với Thủ tướng trên Facebook
Thích và chia sẻ bài này trên Facebook
Tags:
Share on Link Hay! Share on Facebook! Tweet This!

Hiện chưa có phản hồi nào.

Gửi phản hồi

  • Tổng bí thư

    Nguyễn Phú Trọng

  • Chủ tịch nước

    Trương Tấn Sang

  • Chủ tịch Quốc hội

    Nguyễn Sinh Hùng

  • Biển đảo Việt Nam

    Trường sa - Hoàng sa