Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng » Không gian mạng » Nigeria đối mặt với mối đe dọa tội phạm mạng

Theo một nghiên cứu cho biết, 75% nội dung trên Internet được tạo ra từ Mỹ, 20% từ châu Âu, 5,95 % từ châu Á, châu Phi chiếm thấp nhất với 0,5%. Điều này khiến lực lượng cảnh sát điều tra tại châu Phi không chú trọng đến các hoạt động tội phạm trên Internet. Trong đó, việc không thường xuyên tiếp xúc với các vấn đề tội phạm mạng so với quốc gia châu Âu khiến cho châu Phi kém nhạy bén và linh hoạt trước mỗi đợt tấn công, kéo theo những khó khăn trong việc đẩy mạnh công tác phòng chống và điều tra tội phạm mạng đang hoành hành ở Nigeria.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Có thề thấy hình thức tội phạm mạng phổ biến nhất tại Nigeria là lừa đảo qua Internet, tạo thách thức lớn đối với nền thương mại điện tử, đòi hỏi phải cảnh giác cao độ trong mọi giao dịch trực tuyến. Điều này cũng là một điểm gây bất lợi cho các hoạt động kinh doanh phát triển, đặc biệt trong bối cảnh nền kinh tế đang chuyển dần sang kinh doanh trực tuyến. Vấn đề này cũng đang đòi hỏi cảnh sát Nigeria phải xây dựng các chiến lược chống tội phạm và các hoạt động rửa tiền qua mạng Internet.

Tuy nhiên, chế độ pháp lý hiện thời không đủ khả năng điều tiết nền thương mại điện tử Nigeria và luật pháp cũng chưa đủ mạnh để truy tố tội phạm mạng một cách hiệu quả. Trong đó, Mục 84 của Hiến pháp Nigeria là điều luật hiếm hoi được ra đời để hỗ trợ cho việc truy tố tội phạm mạng nhưng lại đi kèm với quá nhiều điều kiện khiến việc thực thi không hiệu quả.

Một thách thức khác góp phần cản trở việc điều tra của cảnh sát Nigeria là sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ. Với mỗi phương pháp hoặc công nghệ mới, tội phạm mạng đều nhanh chóng cập nhật và khai thác các lỗ hổng. Các cơ quan điều tra an ninh Nigeria thực sự đang phải đối đầu với tội phạm công nghệ cao có tổ chức quy mô và liên quan tới đủ loại hình công nghệ đa dạng.

Theo đó, để giảm tỷ lệ tội phạm mạng đòi hỏi Nigeria cần phải điều chỉnh công tác đào tạo, huấn luyện cho các chuyên gia làm việc trong bộ phận điều tra kỹ thuật số thuộc các cơ quan an ninh. Đặc biệt, trong quá trình tuyển dụng phải chú trọng đến những những người có năng lực về lĩnh vực công nghệ máy tính.

Hiện Nigeria đã sử dụng tiền ảo nhằm hạn chế việc sử dụng tiền mặt, các cơ quan quản lý và các nhà lập pháp cần phải thông qua một đạo luật tội phạm mạng để bảo vệ người tiêu dùng trong các giao dịch trực tuyến. Về phía các tổ chức tài chính cũng cần phải xây dựng các ban chuyên trách điều tra hoạt động lừa đảo trên mạng. Đối với Bộ luật Hình sự (Criminal Code) và Đạo luật Bằng chứng cũng cần phải được phát triển và bổ sung thêm các điều luật dành cho giao dịch tài chính trực tuyến và phòng ngừa tội phạm mạng.

Bên cạnh đó, việc thiếu một cơ sở dữ liệu chứa thông tin về người dân và du khách nhập cảnh vào Nigeria khiến các cơ quan an ninh phải đối mặt với nhiều thách thức nặng nề. Hiện Nigeria đang kêu gọi thiết lập một cơ sở dữ liệu quốc gia với những thông tin được thu thập từ các cơ quan chính phủ bao gồm Ủy ban An toàn Giao thông Quốc gia (Federal Road Safety Commission), Ủy ban Bầu cử Quốc gia Độc lập (Independent National Electoral Commission), Ủy ban Dân số Quốc gia (National Population Commission), dữ liệu đăng ký thẻ SIM (SIM card registration data), tài khoản ngân hàng và dữ liệu đăng ký cử tri. Cơ sở dữ liệu này sẽ đóng vai trò quan trọng góp phần đảm bảo an ninh quốc gia và giảm nhẹ gánh nặng cho công tác điều tra tội phạm mạng.

Tóm lại, việc nỗ lực làm giảm tỷ lệ tội phạm mạng tại Nigeria là trách nhiệm chung của các bên tham gia sử dụng mạng Internet, đồng thời cũng là trách nhiệm của mỗi công dân. Trong đó, các bậc phụ huynh cũng là những người có trách nhiệm phải giám sát chặt chẽ việc sử dụng Internet của con em mình, góp phần giảm thiểu tỷ lệ tội phạm mạng tại Nigeria.

trandaiquang.net lược dịch (Nguồn: Punch NG)

Kết bạn với Thủ tướng trên Facebook
Thích và chia sẻ bài này trên Facebook
Share on Link Hay! Share on Facebook! Tweet This!

Hiện chưa có phản hồi nào.

Gửi phản hồi

  • Tổng bí thư

    Nguyễn Phú Trọng

  • Chủ tịch nước

    Trương Tấn Sang

  • Chủ tịch Quốc hội

    Nguyễn Sinh Hùng

  • Biển đảo Việt Nam

    Trường sa - Hoàng sa