Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng » Kinh tế – Chính trị – Xã hội » Những tranh luận về xử phạt uống rượu 138

Việc thu giữ 5.000 lít “rượu 138″ đã dấy lên một cuộc tranh luận sôi nổi trong giới luật về hình thức xử phạt nhưng kết quả vẫn đang để ngỏ.

Các chuyên gia pháp lý nhận định, việc một số người cho rằng rượu ngâm cây thuốc phiện không phải là ma túy nên hành vi mua bán, sử dụng loại rượu này không vi phạm pháp luật là không đúng. Sự thật, người vừa uống “rượu 138″ nếu xét nghiệm cho kết quả dương tính với ma túy có thể bị xử lý hành chính.

Luật sư Nguyễn Minh Đức, Công ty luật IPIC

Luật sư Nguyễn Minh Đức, Công ty luật IPIC

Một số ý kiến cho rằng, trường hợp buôn bán, tàng trữ, sử dụng “rượu 138″ chỉ bị xử lý hành chính nhưng đa số luật sư đều cho rằng, có đủ căn cứ khép vào tội hình sự. Tuy nhiên, nếu khép họ thì lấy đâu ra chế tài? Đơn giản vì “thân, lá, hoa, quả của cây anh túc đã được ngâm trong rượu”.

Trao đổi với PV báo Nguoiduatin.vn, luật sư Nguyễn Minh Đức, công ty Luật IPIC (Đoàn luật sư TP. Hà Nội) cho rằng, Bộ luật Hình sự nêu rõ, những người mua bán trái phép cây có chứa chất ma túy (Điều 194) sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội Mua bán trái phép chất ma túy.

Do đó, việc quan niệm rượu ngâm cây thuốc phiện không phải là ma túy nên hành vi mua bán, sử dụng loại rượu này không vi phạm pháp luật là thiếu hiểu biết và không đúng.

Theo luật sư Đức, người sử dụng rượu ngâm cây thuốc phiện nếu xét nghiệm cho kết quả dương tính với ma túy thì có thể khẳng định đã có hành vi sử dụng trái phép chất ma túy. Do đó, họ sẽ bị xử lý theo Nghị định 73/2012/NĐ-CP. Tuy nhiên, trong các văn bản pháp quy về xử lý hành vi buôn bán, tàng trữ, sử dụng quả cây thuốc phiện chưa có chế tài xử lý hành vi trên với lá, thân, rễ cây (như đã quy định với cây cần sa). Điều này thực sự đã gây khó khăn cho các cơ quan thực thi pháp luật.

Bàn về vấn đề này, theo luật sư Lâm Văn Quang, (Đoàn luật sư TP.Hà Nội), đây được xem là một kẽ hở của luật.

Theo ông Quang, để trấn áp tội phạm về ma túy, cơ quan ban hành luật nên quy định đối tượng vi phạm phải bị xử lý hình sự. Dựa trên căn cứ đó mới tránh được nhiều trường hợp ngang nhiên sản xuất, mua bán các sản phẩm liên quan đến chất gây nghiện, mà “rượu 138″ là một ví dụ.

Thậm chí, đối với trường hợp người nào có hành vi uống rượu ngâm chất ma túy (như loại “rượu 138″) và kết quả xét nghiệm là dương tính thì cũng được coi là hành vi sử dụng trái phép chất ma túy. “Có lẽ cần phải có hướng dẫn thêm nhưng cần mạnh tay xử lý để không tạo tiền lệ cho những kẻ hàng ngày luôn nghĩ kế lách luật buôn bán chất trái phép”, luật sư Quang nói thêm.

Nhiều chuyên gia luật cũng cho rằng, trước khi hoàn thiện luật nên sử dụng các biện pháp tuyên truyền tác hại của rượu ngâm cây thuốc phiện. Còn vấn đề xử lý các trường hợp sản xuất, vận chuyển, sử dụng như thế nào cần phải có thời gian nghiên cứu sâu thêm.

Đã từng xử lý hình sự đối với trường hợp tương tự

Cách đây không lâu, công an tỉnh Yên Bái đã bắt quả tang Bùi Thị Hoa (trú tại thị xã Nghĩa Lộ, Yên Bái) tàng trữ 1.500 lít rượu ngâm thuốc phiện cùng hơn 2kg quả thuốc phiện. Với hành vi này, TAND thị xã Nghĩa Lộ tuyên bị cáo Hoa 7 năm tù giam vì tội Mua bán trái phép chất ma túy. Một đồng phạm khác của Hoa cũng nhận mức án 3 năm tù treo, thời gian thử thách 5 năm với cùng tội danh.

(BNĐT)

Kết bạn với Thủ tướng trên Facebook
Thích và chia sẻ bài này trên Facebook
Tags: ma tuy, Xử phạt
Share on Link Hay! Share on Facebook! Tweet This!

Hiện chưa có phản hồi nào.

Gửi phản hồi

  • Tổng bí thư

    Nguyễn Phú Trọng

  • Chủ tịch nước

    Trương Tấn Sang

  • Chủ tịch Quốc hội

    Nguyễn Sinh Hùng

  • Biển đảo Việt Nam

    Trường sa - Hoàng sa