Chủ yếu và giá trị nhất là tài sản vô hình. Tỷ lệ nợ công trên GDP không đáng được quan tâm nhiều như hiện nay.
Chúng ta nghĩ về nó có lẽ là vì muốn xem chính sách hiện nay có gây gánh nặng cho các thế hệ tương lai hay không. Nhưng nợ công thực tế lại là một tập hợp các tài sản vừa sinh lời cho người nắm giữ, nhưng lại do chính người nắm giữ ấy nộp thuế để thanh toán tiền lời.
Do các nước có đồng tiền riêng luôn thanh toán được nghĩa vụ nợ danh nghĩa nên vấn đề nợ công nên được xem xét dưới góc độ chính sách công tác động tới phân phối nguồn lực giữa các bộ phận dân cư ra sao.Ví dụ, có một giả thuyết phổ biến rằng nợ công cao sẽ tăng lãi suất thực và lợi tức cho trái chủ. Nhưng thực tế không phải vậy, chính phủ Mỹ hiện nay trả lãi cho trá chủ thấp hơn so với hồi giữa năm 1990 dù khi ấy ngân sách cân bằng và nợ công ít hơn bây giờ.
Điều đó cho thấy các phương pháp đo lường nợ công thông thường không giúp hiểu được thứ chúng ta cần: ấy là chính phủ tác động ra sao tới mức sống người dân ở hiện tại và tương lai. Khối lượng nợ công không phải không quan trọng, nhưng nó chỉ là một phần của vấn đề.
“Vốn chủ sở hữu” của nhà nước
Người viết cho rằng ta nên tính toán “giá trị sổ sách” của khu vực công bằng cách lấy tài sản trừ đi công nợ. (Vì chính phủ có quyền đánh thuế, nên phía tài sản trong bảng cân đối kế toán của khu ực công nên được coi là một phần của tổng tài sản quốc gia.)
Dù có phức tạp hơn, nhưng phương pháp này có lẽ sẽ hiệu quả hơn là một tỷ số nợ công trên thu nhập quốc dân đơn giản.
Cái lợi thứ nhất là nó giúp giải thích vì sao tỷ số nợ/GDP không có khả năng dự báo, dù cho đã tính tới những thứ như kỳ hạn nợ và tỷ lệ nợ nước ngoài. Các nước có nhiều tài sản có thể nợ nhiều mà vẫn không sao. Các nghĩa vụ nợ tiềm ẩn có thể làm thay đổi tỷ số nợ nhưng không thay đổi được gánh nặng thực tế trên vai người dân.
Cái lợi thứ hai là vấn đề ngân sách vốn đang làm rối loạn quá trình hoạch định chính sách hiện nay có thể được thay thế bằng một nguyên tắc đơn giản hơn: ấy là tối đa hóa lợi ích cổ đông (tức lợi ích công dân). Thực tế, điều đó có nghĩa chính phủ sẽ hướng tới việc tăng tổng tài sản quốc gia và dự phòng để thanh toán công nợ.
Tài sản vô hình
Theo đó, toàn bộ chi tiêu công có thể phân thành ba loại: đầu tư để tăng mức sống tương lai, tự bảo hiểm để giảm rủi ro quốc gia, và tái phân phối nguồn lực. Phần lớn các nước đã thử chia chi tiêu thành đầu tư và tiêu dùng, nhưng lại bỏ quên mất tự bảo hiểm.
Ngay cả Cục thống kê kinh tế Hoa Kỳ cũng chưa chính xác lắm khi xếp tiền chi cho giáo dục vào loại tiêu dùng. Dân cư có giáo dục là một tài sản khổng lồ trên bảng cân đối kế toán quốc gia, tức chi tiêu cho giáo dục nên được coi là một khoản đầu tư cho mức sống tương lai, thay vì tái phân phối thu nhập.
Nhà kinh tế từng đoạt giải Nobel James Heckman đã viết rất nhiều về giá trị của “can thiệp sớm” trong giáo dục và y tế, giúp tạo ra giá trị và tiết kiệm lớn trong dài hạn.
Nếu tính tới thời gian một người sống và việc họ có thể truyền lại nền tảng giáo dục và sức khỏe cho con cháu mình, rõ ràng khoản đầu tư này sẽ có thời gian khấu hao rất rất dài.
Nhưng, phần lớn chính phủ lại chỉ coi tài sản là vàng, dự trữ ngoại hối, cơ sở hạ tầng hay vũ khí nên tổng tài sản quốc gia bị ước lượng thấp đi rất nhiều.
Tài sản lớn nhất của một quốc gia chính là người dân. Họ làm việc, sáng tạo, đóng thuế và sinh sôi nảy nở.
Họ làm những việc trên có tốt hay không còn phụ thuộc vào môi trường tự nhiên, văn hóa và pháp lý. Và chính phủ có thể tác động được vào các yếu tố trên trên cả theo hướng tích cực lẫn tiêu cực.
Daron Acemoglu và James Robinson đã lập luận rất thuyết phục rằng một nước sẽ thịnh vượng nếu đề cao tinh thần thượng tôn pháp luật và tránh hình thành mối quan hệ “bóc lột” (extractive).
Như Deirdre McCloskey đã chứng minh, cách mạng công nghiệp diễn ra là nhờ các nước Tây Bắc Âu đi theo “đạo đức tư sản”.
Bản thân người viết cũng không biết nên định giá các tài sản trên ra sao nhưng rõ ràng chúng có tầm quan trọng lớn hơn nhiều so với dư nợ của bất kỳ một chính phủ nào.
(Economist)
Thông tin cũng giống như con người vậy, có người tốt người xấu chớ. Các bác phải biết tự chọn lọc thông tin thôi =))