Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng » Hoạt động » Nghành Công Thương triển khai nhiệm vụ năm 2013

Sáng nay (11/1/2013), Bộ Công Thương đã tổ chức hội nghị trực tuyến tại 3 đầu cầu Hà Nội- TP.HCM- Đà Nẵng để tổng kết hoạt động năm 2012 và triển khai nhiệm vụ năm 2013 ngành Công Thương. Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã tới dự hội nghị.


CôngThương – Phát biểu tại hội nghị, Bộ trưởng Bộ Công Thương Vũ Huy Hoàng cho rằng: Năm 2012 đã đi qua trong bối cảnh nền kinh tế nước ta gặp nhiều khó khăn, thách thức, xuất phát từ các yếu tố như môi trường quốc tế, tình hình trong nước, khủng hoảng tài chính toàn cầu chưa kết thúc, tăng trưởng kinh tế thương mại thế giới thấp hơn so với dự báo đầu năm. Trong đó, tăng trưởng của các nền kinh tế lớn là đối tác thương mại, đầu tư của chúng ta bị sụt giảm đã tác động tiêu cực đến nền kinh tế và trong quá trình hội nhập của kinh tế nước ta.

Trong nước, lạm phát cao năm 2011 tiếp tục tác động mạnh, đặc biệt là những tháng đầu năm 2012. Hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp bị ảnh hưởng, tốc độ tăng trưởng thấp, kinh tế vĩ mô chưa thực sự vững chắc, tái cơ cấu kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng còn chậm, tình trạng nợ xấu hàng tồn kho tăng cao, đời sống người lao động gặp không ít khó khăn, cộng thêm đó là thiên tai, dịch bệnh diễn biến phức tạp. Tình hình quốc tế và trong nước đã tác động ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam nói chung và của ngành Công Thương nói riêng.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng phát biểu chỉ đạo Hội nghị

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng phát biểu chỉ đạo Hội nghị

Trong bối cảnh đó, dưới sự chỉ đạo hiệu quả và sát sao của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, cùng sự cố gắng, nỗ lực chung của các Bộ ngành, địa phương cùng các cộng đồng doanh nghiệp trong cả nước, ngành Công Thương đã cố gắng phấn đấu thực hiện nhiệm vụ được giao và đạt được những kết quả tích cực, góp phần vào thành tựu phát triển chung của cả nước.

Sản xuất công nghiệp tiếp tục được đẩy mạnh, sản xuất và các cân đối lớn về hàng hóa, phục vụ cho sản xuất, nhu cầu của nhân dân để đảm bảo nhiều dự án đầu tư có quy mô lớn đã được thực hiện và đi vào hoạt động, góp phần nâng cao năng lực sản xuất và chất lượng sản phẩm đáp ứng yêu cầu của thị trường trong nước, giảm nhập khẩu và tăng cường xuất khẩu. Khả năng cạnh tranh hàng công nghiệp từng bước được nâng lên, quy mô và tốc độ tăng trưởng xuất khẩu hàng hóa đều đạt và vượt chỉ tiêu Quốc hội và Chính phủ đề ra. Nhập khẩu đã phục vụ tốt cho nhu cầu sản xuất và đời sống của nhân dân, cán cân thương mại tiếp tục chuyển biến tích cực, thị trường trong nước duy trì tăng trưởng khá, cung cầu các mặt hàng thiết yếu được đảm bảo, cùng với công tác xúc tiến xuất khẩu tiếp tục được đẩy mạnh thì các hoạt động xúc tiến thương mại thị trường trong nước tiếp tục được triển khai và đạt kết quả tốt.

Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng phát biểu tại hội nghị

Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng phát biểu tại hội nghị

Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” đã phát huy kết quả và đi vào chiều sâu. Công tác quản lý thị trường tăng cường triển khai quyết liệt và có hiệu quả đối với việc sản xuất, buôn bán góp phần ngăn chặn hàng lậu, hàng kém chất lượng, gian lận thương mại. Các hoạt động về hội nhập kinh tế, quốc tế, về quản lý cạnh tranh, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng tiếp tục được đẩy mạnh và thực hiện ngày càng đạt chất lượng cao hơn.

Mặc dù đạt được những kết quả quan trọng nêu trên nhưng năm 2013 cho thấy nền kinh tế nước ta tiếp tục phải đối mặt với nhiều khó khăn thách thức, tác động đối với sự phát triển kinh tế nói chung và ngành công thương nói riêng. Kinh tế thế giới phục hồi chậm, nhiều thị trường xuất khẩu và thu hút đầu tư chủ yếu của nước ta vẫn chưa thoát khỏi tình trạng suy giảm, quá trình điều chỉnh chính sách của nhiều nền kinh tế lớn trên thế giới chưa đem lại kết quả như mong đợi, độ rủi ro và tính bất ổn định còn cao, có thể tác động xấu đến nền kinh tế nước ta khi kinh tế đất nước tiếp tục đối mặt nhiều khó khăn và thách thức.

Về phía ngành Công Thương, mặc dù đạt nhiều kết quả tích cực trong năm 2012 và những năm vừa qua song cũng cho thấy, nhiều khó khăn hạn chế cần được khắc phục. Tăng trưởng công nghiệp chủ yếu vẫn còn theo chiều rộng, mức độ gia công còn cao, chưa được cải thiện nhanh, chuyển dịch cơ cấu công nghiệp còn chậm, khả năng cạnh tranh một số sản phẩm hạn chế; thị trường trong nước phát triển chưa thực sự bền vững, công tác quản lý thị trường vẫn còn không ít bất cập, xuất khẩu tuy tăng trưởng ở mức cao nhưng chưa thực sự vững chắc. Hoạt động quản lý nhà nước của ngành còn một số khâu hạn chế chưa đáp ứng được yêu cầu và đòi hỏi của thực tiễn, đặc biệt là tiến độ thực hiện công tác xây dựng và hoàn thiện hệ thống văn bản, quy phạm pháp luật, vấn đề thể chế quản lý, kiểm soát thực hiện quy hoạch, công tác dự báo phục vụ xây dựng chính sách quản lý và điều hành…

Bước sang năm 2013, nhận thức được những cơ hội thách thức cũng như khó khăn hạn chế đối với sự phát triển của nền kinh tế nói chung, của ngành Công Thương nói riêng, xác định nhiệm vụ được giao với ngành là hết sức to lớn. Với quyết tâm thực hiện tốt kế hoạch năm 2013- năm bản lề và là năm với ý nghĩa thực hiện kế hoạch 2011-2015 có khía cạnh quan trọng trong việc đẩy nhanh tốc độ phát triển môt cách toàn diện và bền vững nền kinh tế đất nước, quyết định tới việc thực hiện thành công các mục tiêu kế hoạch kinh tế xã hội 5 năm và chiến lược kinh tế xã hội 10 năm.

Thứ trưởng Nguyễn Cẩm Tú báo cáo tình hình năm 2012 của ngành Công Thương

Thứ trưởng Nguyễn Cẩm Tú báo cáo tình hình năm 2012 của ngành Công Thương

Bộ trưởng nhấn mạnh: Hội nghị Ngành Công Thương năm nay tập trung trao đổi và đánh giá làm rõ những vấn đề cần tiếp tục được khắc phục, cần cải tiến cũng như những phương hướng giải pháp chủ yếu nhằm triển khai thực hiện có hiệu quả những nhiệm vụ của Chính phủ giao cho ngành Công Thương.

Báo cáo về tình hình công nghiệp và thương mại năm 2012, Thứ trưởng Nguyễn Cẩm Tú cho biết: sản xuất công nghiệp năm 2012 tuy gặp nhiều khó khăn do khủng hoảng kinh tế toàn cầu chưa được hồi phục, sức mua trong nức và nhu cầu xuất khẩu giảm mạnh nhưng  chỉ số sản xuất công nghiệp năm 2012vẫn tăng 4,8% so với năm 2011, đây tuy là mức tăng trưởng thấp so với một số năm trở lại đây nhưng trong bối cảnh năm 2012 vẫn là kết quả của sự nỗ lực, cố gắng lớn. Đáng chú ý, cơ cấu nội bộ công nghiệp đã tiếp tục có bước chuyển dịch với tỷ trọng của công nghiệp chế biến, chế tạo tăng dần, tỷ trọng của công nghiệ khai khoáng giảm dần. sản xuất của một số sản phẩm như: điện sản xuất, phân đạm ure có mức tăng trưởng trên 10%. Nhiều công trình đã hoàn thành và cho ra đời sản phẩm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước và tiến tới xuất khẩu. đặc biệt, tồn kho đã giảm dần qua các tháng.

Đối với công tác quản lý thị trường, các đơn vị phụ trách về thị trường trong nước cùng với các Sở Công Thương đã thực hiện tương đối công tác dự báo tình hình, chủ động nắm tình  hình cung cầu, giá cả hàng hóa, đặc biệt là một số mặt hàng thiết yếu như: gạo, lương thực, thực phẩm, xăng dầu, phân bón… kịp thời đưa ra những giải pháp cụ thể để xử lý những vấn đề xảy ra trên thị trường, hạn chế tình trạng đầu cơ, góp phần ổn định thị trường.

Lực lượng quản lý thị trường đã phối hợp với các lực lượng chức năng có liên quan tích cực thực hiện công tác kiểm tra kiểm soát thị trường. Năm 2012, lực lượng QLTT đã kiểm tra 177.205 trường hợp, xử lý 87.136 vụ vi phạm, trong đó có 15.045 vụ buôn bán hàng lậu, hàng cấm; 11.726 vụ hàng giả, kém chất lượng, vi phạm sở hữu trí tuệ; 42.389 vụ kinh doanh trái phép và 17.924 vụ vi phạm trong lĩnh vực giá với số thu 395 tỷ đồng…

Các đại biểu tham dự hội nghị.

Các đại biểu tham dự hội nghị.

Tthị trường trong nước vẫn giữ được tăng trưởng, cung cầu các hàng hóa thiết yếu được đảm bảo. Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) đã được kiểm soát, chỉ tăng 6,81%, thấp hơn so với chỉ tiêu Quốc hội giao (dưới 10%). Cơ chế chính sách điều hành chung thị trường trong nước cũng như đối với các ngành hàng tiếp tục được điều chỉnh, hoàn thiện theo hướng tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh, bình đẳng, điều tiết theo quy luật thị trường có sự quản lý, định hướng nhà nước.

Tuy nhiên, Bộ Công Thương cũng nhận xét, mặc dù tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ có tăng trưởng nhưng còn thấp hơn so với mức tăng của cùng kỳ năm ngoái. Hệ thống phân phối hàng hóa, nhất là một số mặt hàng thiết yếu vẫn chưa được củng cố và kiện toàn. Công tác kiểm soát thị trường trong nước tuy đã được tăng cường song vẫn chưa đủ sức phát hiện, ngăn chặn và xử lý một cách cơ bản các hoạt động gia lận thương mại trên thị trường cũng như các yếu tố tiêu cực tiềm ẩn để có biện phá phòng ngừa.

Tại hội nghị các đại biểu từ các tập đoàn kinh tế như Dầu khí, Điện lực, các thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng đã có ý kiến tham luận. Báo Điện tử Công Thương đang tiếp tục cập nhật…

KL (BCT)


Tags: Nguyễn Tấn Dũng
Share on Link Hay! Share on Facebook! Tweet This!

Hiện chưa có phản hồi nào.

Gửi phản hồi

  • Tổng bí thư

    Nguyễn Phú Trọng

  • Chủ tịch nước

    Trương Tấn Sang

  • Chủ tịch Quốc hội

    Nguyễn Sinh Hùng

  • Biển đảo Việt Nam

    Trường sa - Hoàng sa