Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng » Thời sự » Học sinh ngán sử vì chán sách giáo khoa

Cả giáo viên phổ thông và các chuyên gia đều nhận định chính nội dung và cách trình bày của sách giáo khoa là một trong những nguyên nhân khiến cả người dạy và học đều ngán môn sử.

  • >> Vụ xé đề cương Sử, hotgirl Hà Nội nghĩ gì?

  • >> Học sinh xé đề cương môn sử: Khuôn méo sao đúc bát tròn

  • >> Thấy gì từ câu chuyện thần đồng cho tới “trò nghịch dại” của học sinh?

  • >> Xé đề cương sử: Học sinh sướng, giáo dục buồn

  • >> Học sinh xé đề cương môn Sử chỉ là bồng bột

Học sinh Trường THPT Đa Phước (Bình Chánh, TP.HCM) trong giờ ôn tập môn sử - Ảnh: Đào Ngọc Thạch

Học sinh Trường THPT Đa Phước (Bình Chánh, TP.HCM) trong giờ ôn tập môn sử - Ảnh: Đào Ngọc Thạch

Chỉ học khi thi

Dung lượng một bài học trong sách giáo khoa (SGK) sử hiện nay dễ khiến học sinh ngao ngán. Thạc sĩ Trần Đình Tư, giáo viên sử Trường THPT Long Thới (Nhà Bè, TP.HCM), phân tích: “Hàng loạt số liệu, các ngày tháng năm mà học sinh phải nhớ trong từng bài học. Nói thật, học bài xong, buông sách là học sinh khó lòng nhớ nổi các mốc thời gian, số liệu ghi trong SGK”.

Liên quan đến vấn đề này, bà Nguyễn Ái Hằng, nguyên giáo viên Trường THPT Trần Phú (Q.Tân Phú), nhận định: “Theo kinh nghiệm của tôi, điều mà học sinh ngại nhất trong việc học sử là quên và sai sót về số liệu. Chẳng hạn học sinh lớp 12 rất sợ học phần sử giai đoạn kháng chiến chống Mỹ (1954 – 1975). Vì giai đoạn này có nhiều cuộc chiến tranh như: chiến tranh cục bộ, chiến tranh đặc biệt, Việt Nam hóa chiến tranh… Mà mỗi cuộc chiến tranh trên đều có các diễn biến với hàng loạt các mốc thời gian khiến học sinh dễ lẫn lộn, khó nhớ”. Bà Hằng cho biết thêm: “Trong nhiều năm nay, học sinh bậc THPT, nhất là lớp 12 ở trường tôi, thường bỏ lơ môn sử ngay từ đầu năm học. Mặc dù trong các tiết kiểm tra hoặc trả bài, giáo viên cho điểm 0 các em cũng chẳng sợ. Mãi khi Bộ GD-ĐT công bố môn thi, nếu có môn sử, lúc này các em mới chịu học”.

Giảm nội dung, tăng hình ảnh

Các giáo viên và chuyên gia cho rằng nếu cứ soạn nội dung môn sử như SGK hiện nay thì không bao giờ học sinh thích học môn này.

PGS-TS Ngô Minh Oanh, Viện trưởng Viện Nghiên cứu giáo dục, Trường ĐH Sư phạm TP.HCM – người có nhiều năm nghiên cứu về lịch sử – nhận định: “Đặc thù của môn sử là sự kiện và hiện tượng lịch sử, nó gắn với không gian và thời gian nên phải chính xác và phải có những con số cụ thể. Nhưng SGK sử của ta lạm dụng nhiều con số, kiến thức và cách diễn đạt quá hàn lâm, quá sức với lứa tuổi của học sinh”.

Từ kinh nghiệm của các nước, PGS-TS Ngô Minh Oanh cho rằng để học sinh yêu thích môn sử, trước hết SGK phải viết tinh gọn, tăng nhiều hình ảnh. PGS Oanh lấy ví dụ: “Ở nhiều quốc gia như Mỹ, Úc, Singapore…, SGK sử của họ dày và nhiều trang hơn SGK của chúng ta nhưng học sinh không cảm thấy chán ngán bởi họ tăng tối đa hình ảnh minh họa. Có khi trong một trang sách chỉ toàn hình và vài chú thích. Nhưng những chú thích này là thông tin, là cứ liệu lịch sử được nêu rất ngắn gọn, học sinh rất dễ học, dễ nhớ”. Trong khi đó SGK sử của ta chỉ toàn chữ là chữ, hình ảnh minh họa thì mờ nhạt, không thu hút… Theo PGS Oanh, việc sử dụng nhiều hình ảnh, trình bày sự kiện ngắn gọn có rất nhiều lợi ích. “Chỉ nhìn hình ảnh và xem chú thích vài phút là học sinh có thể nắm và nhớ bài ngay. Giáo viên không phải tốn nhiều thời gian chuyển tải nội dung. Chúng ta hoàn toàn có thể lược bớt dung lượng chữ nhưng vẫn đảm bảo được các sự kiện, thông tin lịch sử trong SGK sử ở Việt Nam. Có thể việc này sẽ tốn kém về mặt kinh tế, nhưng nếu giải quyết được, tôi nghĩ sẽ mang lại hiệu quả cao” – PGS Oanh khẳng định.

Bà Phạm Thị Hoài Thương, giáo viên Trường THPT Nhân Việt (Q.Tân Phú, TP.HCM), đề xuất: “Chúng ta có thể làm gọn mốc thời gian, cụ thể như học sinh có thể dùng khái niệm “nửa đầu thế kỷ” hoặc “nửa cuối thế kỷ” để thay thế cho các năm tương ứng, khó nhớ. Có thể lược bớt ngày tháng diễn ra các sự kiện trong mốc thời gian của toàn chiến dịch, thay vào đó chỉ cần đưa thời gian của đầu và cuối chiến dịch lịch sử”. Trong khi đó, thạc sĩ Trần Đình Tư cho biết: “SGK cần hướng đến nội dung, khơi dậy tính lý luận, phân tích, đánh giá của học sinh. Ví dụ trong chiến dịch Điện Biên Phủ trên không (năm 1972), điều quan trọng theo tôi mà học sinh phải nắm về mặt lý luận là chiến thắng này đã làm xoay chuyển cục diện chiến tranh, buộc Mỹ phải ngồi vào bàn đàm phán, ký hiệp định Paris (1973). Đây mới là sự kiện trọng đại. Còn các số liệu về ngày tháng, diễn biến, kết quả, chúng ta có thể ghi bằng chữ nhỏ để học sinh tham khảo”.

(BTN)

Kết bạn với Thủ tướng trên Facebook
Thích và chia sẻ bài này trên Facebook
Tags: xe de cuong, Xé đề cương sử
Share on Link Hay! Share on Facebook! Tweet This!

Hiện chưa có phản hồi nào.

Gửi phản hồi

  • Tổng bí thư

    Nguyễn Phú Trọng

  • Chủ tịch nước

    Trương Tấn Sang

  • Chủ tịch Quốc hội

    Nguyễn Sinh Hùng

  • Biển đảo Việt Nam

    Trường sa - Hoàng sa