Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng » Kinh tế - Chính trị - Xã hội » Hậu quả việc biểu tình quá khích của dân Trung Quốc

“Hậu quả của thảm họa tự nhiên có thể được khắc phục nhanh chóng, còn để làm lắng dịu thái độ thù địch của dân Trung Quốc đối với xe hơi Nhật Bản thì còn phải mất nhiều thời gian và công sức hơn.”

Tờ Bloomberg Business Week ngày 18/9 đưa tin, các doanh nghiệp sản xuất ô-tô Nhật Bản như Toyota, Nissan, Honda đang phải đối mặt với một cuộc khủng hoảng lớn ở Trung Quốc gây hậu quả nghiêm trọng hơn trận sóng thần đánh vào Nhật Bản năm ngoái khi các cuộc biểu tình bạo lực về vấn đề tranh chấp lãnh thổ trên nhóm đảo Senkaku/Điếu Ngư bùng lên và lan khắp Trung Quốc.

Người biểu tình đập phá xe hơi Nhật Bản

Người biểu tình đập phá xe hơi Nhật Bản

Hiệp hội Xe khách Trung Quốc dự đoán các thương hiệu xe hơi Nhật Bản sẽ lần đầu tiên đánh mất vị trí dẫn đầu vào tay các công ty Đức tại thị trường Trung Quốc kể từ năm 2005.

Hoắc Đông Thụ, phó tổng thư ký Hiệp hội Xe khách Trung Quốc nói rằng: “Tác động tiêu cực đối với các nhà sản xuất xe hơi Nhật Bản là rất nghiêm trọng và lâu dài. Dân Trung Quốc có rất nhiều sự lựa chọn. Tại sao cứ phải chọn thương hiệu Nhật Bản để rồi cứ phải lo ngay ngáy về tình trạng mất an toàn do những người biểu tình chống Nhật Bản gây ra?”

Sự quay lưng của người tiêu dùng đối với các mẫu xe Nhật Bản có thể khiến vị trí dẫn đầu thị trường thuộc về General Motor khi hãng này đã bán được 1,84 triệu xe ở Trung Quốc dưới các thương hiệu Buick, Chevrolet và Cadillac và một hãng nữa là Volkswagen AG với tổng cộng 1,49 triệu xe được bán ra trong năm nay. Cho tới nay, hãng xe hơi đứng đầu của Nhật Bản là Nissan mới chỉ bán được khoảng 485.000 xe tại thị trường Trung Quốc.

Xe hơi Nhật trở thành đối tượng tấn công của những kẻ biểu tình quá khích

Xe hơi Nhật trở thành đối tượng tấn công của những kẻ biểu tình quá khích

Cổ phiếu của các nhà sản xuất xe hơi Nhật Bản ngày 17/9 xuống giá khi người biểu tình trở nên quá khích ở một số thành phố Trung Quốc. Các đại lý của 3 hãng xe hơi lớn nhất Nhật Bản là Toyota, Nissan và Honda ở thành phố cảng Thanh Đảo miền đông Trung Quốc đã bị tấn công, buộc các hãng này phải ngừng sản xuất ở Trung Quốc. Suzuki cũng tạm thời đóng cửa nhà máy sản xuất xe máy của mình.

La Lỗi, phó tổng thư ký Hiệp hội Đại lý Xe hơi Trung Quốc, nhiều đại lý bán xe Nhật Bản ở Trung Quốc đã đóng cửa sau khi một số showroom bị tấn công và đốt phá. Ông Lỗi cho rằng doanh số bán xe sụt giảm có thể ảnh hưởng tới các nhà sản xuất xe Nhật Bản còn hơn cả trận động đất sóng thần năm ngoái, khi họ phải đóng cửa các nhà máy trên khắp Nhật Bản.

Một đại lý bán xe của Toyota bị đốt phá

Một đại lý bán xe của Toyota bị đốt phá

Ông cho rằng: “Hậu quả của thảm họa tự nhiên có thể được khắc phục nhanh chóng, còn để làm lắng dịu thái độ thù địch của dân Trung Quốc đối với xe hơi Nhật Bản thì còn phải mất nhiều thời gian và công sức hơn.”

Lãnh đạo các công ty Nissan, Toyota, Honda, Suzuki, Mitsubishi và Mazda nói rằng họ đang đánh giá tình hình ở Trung Quốc.

Bên cạnh các nhà sản xuất xe hơi, cuộc khủng hoảng ngoại giao này còn có nguy cơ ảnh hưởng đến thương mại song phương với các mặt hàng khác từ gạo cho đến máy kéo có giá trị hơn 340 tỉ USD. Những căng thẳng này cũng làm phức tạp hóa nỗ lực của các nhà hoạch định chính sách nhằm củng cố tăng trưởng của các nền kinh tế lớn nhất Châu Á trong bối cảnh cuộc khủng hoảng nợ công ở Châu Âu làm sụt giảm nghiêm trọng các đơn hàng xuất khẩu.

Theo (GD)


Mạng chia sẻ:

Hiện chưa có phản hồi nào.

Gửi phản hồi

  • Tổng bí thư

    Nguyễn Phú Trọng

  • Chủ tịch nước

    Trương Tấn Sang

  • Chủ tịch Quốc hội

    Nguyễn Sinh Hùng

  • Biển đảo Việt Nam

    Trường sa - Hoàng sa