Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng » Kinh tế – Chính trị » Đừng ngộ nhận lòng yêu nước

Lãnh đạo Đảng, Chính phủ và Nhà nước ta mặc dù cũng “bất bình” những hành động ngang ngược của Trung Quốc như chúng ta nhưng họ gánh trên vai trách nhiệm khác chúng ta. Nên không thể để cảm tính lấn át lý trí, lấy triết lý “dĩ bất biến, ứng vạn biến” từ đó sinh ra chiến thuật để bảo vệ chủ quyền biển đảo và giữ gìn hòa bình, ổn định khu vực. Hơn ai hết, họ hiểu rõ cái giá của chiến tranh.

Lòng yêu nước là tài sản thiêng thiêng, gắn liền với niềm tự hào, tự tôn dân tộc, rất cần được nâng niu, bảo vệ, phát huy, nhưng cũng cần tránh bị ngộ nhận, lợi dụng…!

Nếu là người trẻ, phải xông pha, dám đón nhận những việc mà có thể những người khác ngại ngần hoặc không làm được.

Người Việt Nam với biết bao thế hệ từng bỏ lại sau lưng những phù hoa nơi thành phố tráng lệ để dấn thân lên rừng xuống biển; băng đèo, lội suối đi xây dựng các vùng kinh tế mới; đêm gối đầu giường cuốn sách “Thép đã tôi thế đấy” với khát vọng sống sao cho xứng đáng một kiếp người, góp một phần sức lực nhỏ bé của mình xây dựng đất nước ngày càng hùng cường và giàu mạnh. Một thế hệ đã run lên xúc động khi ca Quốc Ca và hát bài Tự Nguyện: “Nếu là chim, tôi sẽ là loài bồ câu trắng… Nếu là người tôi sẽ chết cho quê hương”.

Qua dòng chảy thời gian và qua các thế hệ, với người Việt Nam lòng yêu nước đã trở thành một giá trị cao quý, máu thịt và được truyền từ đời này qua đời khác. Có đi xa mới thấy nhớ quay quắt những bờ đê, ao làng, lũy tre, hàng cau, nhất là giọng nói mộc mạc, tiếng võng kẽo kẹt, những nụ cười và tấm lòng cởi mở của người thân, bạn bè, bà con lối xóm nơi quê nhà… Và tất nhiên mỗi người có quyền yêu nước theo cách của riêng mình, chỉ có điều chúng ta cần phải cân nhắc, thể hiện lòng yêu nước của mình trước cộng đồng sao cho đúng đắn, hiệu quả để không làm mất đi ý nghĩa cao đẹp, thiêng liêng đáng trân trọng của nó.

Lòng yêu nước mạnh mẽ như những con sóng cả quật khởi.

Bởi tình cảm máu thịt đó không đơn thuần chỉ xuất phát từ trái tim mà còn phải được nuôi dưỡng bằng sự thật chân lý, bằng kiến thức và cả sự hiểu biết. Vì bản thân lòng yêu nước không có lỗi nhưng nếu không đặt đúng chỗ sẽ dẫn tới những tác hại ngược. Càng nguy hiểm hơn khi lòng yêu nước bị một số thế lực “lưu manh giả danh tri thức” lợi dụng, thừa nước đục thả câu, nhân danh lòng yêu nước, nhưng thực chất là đầy toan tính ích kỷ, gây tổn hại tới khối đại đoàn kết toàn dân, tăng cường phá hoại, đốt cháy những hạnh phúc bình dị của người dân.

Rõ ràng, chúng ta đang sống trong xã hội thái bình vậy nên yêu nước không có nghĩa là phải xung phong ra mặt trận, lên biên giới, hoặc ra hải đảo cầm súng, ném lựu đạn để bảo vệ chủ quyền đất nước. Và càng không phải yêu nước theo cách mà một số người đang ảo tưởng là phải xuống đường biểu tình. Một minh chứng điển hình và rõ ràng nhất là các vụ “biểu tình” thời gian vừa qua, vụ mới đây nhất diễn ra vào sáng chủ nhật, ngày 9-12-2012 tại Hà Nội và Sài Gòn. Để phản đối thói lộng ngôn, hành vi gây rối, chơi xấu của Trung Quốc thời gian gần đây như: ban hành hộ chiếu “đường lưỡi bò”, cố tình làm đứt cáp của tàu thăm dò Bình Minh 02 của Petro Việt Nam…

Sự kiện biển Đông đang làm trỗi dậy lòng yêu nước thường trực trong mỗi người dân Việt Nam. Nhưng nó dễ bị kích động, lợi dụng của các thế lực thù địch.

Ai cũng biết, “biểu tình” như vậy hiệu quả tích cực không thấy đâu, trái lại còn khiến lòng dân không yên, làm rối loạn xã hội, gây khó khăn cho việc thực hiện đối sách ngoại giao của Nhà nước. Cái hại trước mắt thấy rõ nhất là ngay sau “biểu tình” nham nhảm các blog, báo đài nước ngoài mượn gió vẻ măng, đăng tải thông tin, hình ảnh không mấy tốt đẹp về Việt Nam…Trong khi không hiểu hay cố tình không hiểu vấn đề cơ bản nhất là tránh xung đột.

Hẳn một số người sẽ thắc mắc tại sao Trung Quốc liên tục gây hấn mà nhà nước Việt Nam không dám làm cái này, phải nhịn cái kia… Có những chuyện khi đứng ngoài lề nói, phê phán bao giờ cũng rất dễ nhưng khi bắt tay trực tiếp vào làm mới thấy không dễ chút nào.

Các bạn trẻ có rất nhiều hình thức để thể hiện lòng yêu nước

Bởi nếu chúng ta nhìn sâu vào cốt lõi vấn đề sẽ thấy rõ Việt Nam đang tích cực bảo vệ chủ quyền bằng cách: Thường xuyên tuyên bố khẳng định chủ quyền, tuyên bố hủy và không đóng dấu toàn bộ hộ chiếu in “đường lưỡi bò” của Trung Quốc; tăng cường truyền thông để dư luận trong nước và quốc tế hiểu và cảnh giác hơn với những chiêu lòe thiên hạ của Trung Quốc; nâng cấp vũ khí, hiện đại hóa quân đội, nâng cao hệ thống phòng thủ và tăng cường năng lực tác chiến… Từ những hành động trên cho thấy mỗi khi Việt Nam “nhường” Trung Quốc điều gì, hay tỏ thái độ mềm dẻo thì đều có nguyên nhân sâu xa của nó. Trong đó nguyên nhân trước hết là bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, sau là bảo vệ hòa bình, tránh chiến tranh tàn phá đất nước, chiến sĩ hy sinh, đồng bào đổ máu.

Vì những lẽ đó mà lãnh đạo Đảng, Chính phủ và Nhà nước ta mặc dù cũng “bất bình” những hành động ngang ngược của Trung Quốc như chúng ta nhưng họ gánh trên vai trách nhiệm khác chúng ta. Nên không thể để cảm tính lấn át lý trí, lấy triết lý “dĩ bất biến, ứng vạn biến” từ đó sinh ra chiến thuật để bảo vệ chủ quyền biển đảo và giữ gìn hòa bình, ổn định khu vực. Hơn ai hết, họ hiểu rõ cái giá của chiến tranh, ắt sẽ có thêm nhiều người hy sinh, nhiều mất mát khác, đời sống người dân nhất là ngư dân sẽ bị ảnh hưởng to lớn.

Lãnh đạo Đảng và Nhà nước luôn gánh trên vai trách nhieẹm bảo vệ chủ quyền của Tổ quốc

Chúng ta những người Việt luôn thổn thức, trăn trở với chủ quyền đất nước, vậy cớ sao không đoàn kết để tạo ra sức mạnh bảo vệ tổ quốc. Chứng kiến chủ quyền bị xâm phạm, ngư dân bị đe dọa… chúng ta sẽ nên thể hiện lòng yêu nước của mình trước hết là ủng hộ Nhà nước thực hiện các đối sách với kẻ thù. Đối sách này không chỉ được tiến hành trên mặt trận “bom đạn” mà có thể diễn ra dưới nhiều hình thái khác nhau, như ngoại giao, kinh tế, pháp luật, khoa học kỹ thuật… Ngoài ra, bạn có thể đóng góp bằng các hoạt động cụ thể tùy thuộc vào khả năng của mình. Như lời bài hát “Khát vọng tuổi trẻ” của nhạc sĩ  Vũ Hoàng: “Đừng hỏi Tổ quốc đã làm gì cho ta, mà cần hỏi ta đã làm gì cho Tổ quốc hôm nay”.

Bạch Dương

(Bài viết thể hiện quan điểm riêng của tác giả)

Kết bạn với Thủ tướng trên Facebook
Thích và chia sẻ bài này trên Facebook
Tags: , long yeu nuoc
Share on Link Hay! Share on Facebook! Tweet This!

3 phản hồi đến “Đừng ngộ nhận lòng yêu nước”

  1. john pham
    12/12/2012 - 8:04 am

    Hãy đọc link này

    http://www.voatiengviet.com/content/chien-tranh-va-hoa-binh-mot-van-de-gia/1562267.html

    Reply
  2. john pham
    12/12/2012 - 1:53 am

    Ngưới viết bài này nên đọc cái link phía dưới để suy nghĩ lại. TQ đang chia sẻ dân tộc ta trong khi họ vẩn bảo vệ việc làm sai trái của dân họ. Họ còn hăm dọa nước ta. Hay là người viết bài trên đây sợ, hen nhác Tàu rồi. Có ý thần phục Tàu rồi hay sao? TQ thâm độc thật.

    http://www.bbc.co.uk/vietnamese/world/2012/12/121211_global_times.shtml

    Reply
  3. john pham
    12/12/2012 - 1:25 am

    Vậy người dân TQ biểu tình đập phá hãng xưỡng Nhật, như vậy ngững người này do “thế lực thù địch” xuối dụt sao? họ là những người phá hoại sự đoàn kết dân tộc sao? Rối trước năm 75 nhiều cuộc biều tình nổi dậy là do thế lực thù địch xúi bậy sao? Thử hỏi trên thế giới có xạ hội nào không cho người dân đuợc quyền phát biểu ý kiến của mình chứ. Xả hội nào mà không cho người dân được quyền phát biểu ý kiến của mình thì mới gọi là” quái thai”. Bộ có tật giật mình sao cái gì cũng bảo là do ” thế lực thù địch” xúi là xong. Bộ không có can đảm nhìn sự thật hay sao? Lòng dạ gì mà đa nghi như tào tháo vậy. Còn đâú tranh chống TQ, bộ cứ nói ôm súng ra chiến trường là yêu nước sao, Biểu tình cũng là một hình thức đấu tranh vậy. Học hành đến đâu mà chuyện này cũng không biết. Nếu người VN mình, người nào cũng có cái suy nghĩ ” ngu” như vậy thì họa mất nước sắp tới nơi rồi. Mất nước rồi thì còn đâu mà ngồi nói thế lực này, thế lực nọ. Nói cho xa hơn những lời nói trên vô cùng tai hại. nó chia rẽ dân tộc, có mầm móng bán nưóc.

    Reply

Gửi phản hồi

  • Tổng bí thư

    Nguyễn Phú Trọng

  • Chủ tịch nước

    Trương Tấn Sang

  • Chủ tịch Quốc hội

    Nguyễn Sinh Hùng

  • Biển đảo Việt Nam

    Trường sa - Hoàng sa