Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng » Kinh tế – Chính trị » Điều gì ẩn sau cuộc biểu tình chống Nhật Bản tại Trung Quốc?

Dấu hiệu mới cho thấy sự gay gắt trong mối tranh chấp Trung-Nhật chính là những quyển sách của các tác giả Nhật Bản đã biến mất khỏi các cửa hàng Trung Quốc. Trong số những quyển sách ấy có cả tác phẩm mới nhất của Haruki Murakami với nhan đề “1Q84″, vừa trở thành quyển sách bán chạy nhất trên thị trường Trung Quốc. Các hiệu sách dường như sợ phải chịu chung chung số phận như các siêu thị và nhà hàng Nhật Bản từng bị người biểu tình đập phá trong các cuộc tuần hành quần chúng.

Tinh thần chống Nhật của đa số dân Trung Quốc không khiến các nhà quan sát ngạc nhiên, mặc dù điều này không ảnh hưởng đến sự phổ biến của âm nhạc Nhật Bản và văn học Nhật Bản ở Trung Quốc. Cái cớ trực tiếp khiến tinh thần chống Nhật bùng phát tại Trung Quốc là do Nhật Bản mua ba đảo thuộc quần đảo Senkaku/Điếu Ngư từ một chủ sở hữu tư nhân. Hiện tại, khi làn sóng cảm xúc đầu tiên đã lắng dịu, một số blogger Trung Quốc lưu tâm đến một điều rằng nếu xét từ góc độ đời sống, những hành động của người biểu tình là hoàn toàn phi lý: để chọc giận Nhật Bản, lại đập phá xe hơi thuộc sở hữu của dân Trung Quốc. Tại sao những người Trung Quốc làm chủ các hiệu ăn nhỏ lại phải chịu đau khổ vì những hành động của Chính phủ Nhật Bản? Họ đã phải vay mượn tín dụng để mở cửa hàng, giờ lại gần như mất đi tất cả mọi thứ.

cuộc biểu tình chống Nhật Bản tại Trung Quốc

cuộc biểu tình chống Nhật Bản tại Trung Quốc

Những hành vi này cũng mang tính phi lý cả về chính sách đối ngoại. Việc phá hoại thiếu suy nghĩ của một số người biểu tình không làm củng cố thêm quan điểm của Trung Quốc trong cuộc tranh chấp với Nhật Bản, vốn là điều mà chính quyền nước này trông đợi. Ngược lại, hành động này còn khiến hủy hoại nghiêm trọng hình ảnh của đất nước. Điều đó cho thấy chính quyền Trung Quốc hoặc đang cổ súy cho các hành vi bạo lực, hoặc không thể kiểm soát được tình hình.

Rõ ràng, gia tăng mức độ căng thẳng bằng các cuộc biểu tình chống Nhật Bản sẽ không giúp giải quyết được tranh chấp. Thật vậy, để đáp trả các lời kêu gọi của những người Trung Quốc mang tư tưởng dân tộc chủ nghĩa đưa hết các loại chó Nhật ra khỏi Trung Quốc, tại Nhật Bản cũng phát động lực lượng cánh hữu. Họ tổ chức các cuộc biểu tình rầm rộ, và mới đây những kẻ nặc danh gửi tới Đại sứ quán Trung Quốc ở Tokyo phong bì bên trong có chứa viên đạn súng trường. Đáng tiếc, không có bên nào đứng lên mạnh mẽ tuyên bố rằng tranh chấp lãnh thổ không thể giải quyết trên đường phố. Bất kỳ lời kêu gọi cuồng loạn nào “giết chết”, “trục xuất”, “sử dụng vũ khí hạt nhân”, “xóa sổ Tokyo khỏi Trái đất” cũng chỉ càng đẩy tình hình đi vào hướng không lối thoát.

Trong khi đó, các cuộc biểu tình chống Nhật Bản tại Trung Quốc dù sao đi nữa cũng vẫn có cái lý của nó. Chuyên gia, Phó Giám đốc Viện Nghiên cứu châu Á và châu Phi của Đại học Tổng hợp Lomonosov ông Andrew Karneev cho rằng người biểu tình không chỉ bày tỏ lòng yêu nước của nhân dân Trung Quốc, mà còn là chứng nhân của sự mất lòng tin vào chính quyền và tình trạng căng thẳng ngày càng tăng trong xã hội. Ông Andrew Karneev phát biểu:

Photо: EPA

Photо: EPA

“Điều hiển nhiên hiện tại là Trung Quốc đang phải trải qua một giai đoạn khó khăn trong năm nay. Một loạt các vụ bê bối chính trị lần lượt xảy ra, gây ảnh hưởng đến uy tín của chính quyền trong mắt người dân, trong đó có cả tầng lớp thanh niên. Nhiều người tin rằng chính phủ không có khả năng và cũng không thể vững vàng đương đầu lại Nhật Bản. Chúng tôi đang nhận thấy xu hướng nguy hiểm làm suy yếu uy tín của chính quyền, khi trong chính nội bộ cũng đang diễn ra những quá trình phức tạp. Nghịch lý thay, trên nền tảng tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, sự thất vọng cũng gia tăng, đồng thời kéo theo cảm xúc kì lạ là thập kỉ qua đã bị mất đi, và tất cả mọi thứ không đang đi theo một chiều hướng cần thiết, gia tăng sự bất bình đẳng trong xã hội. Những cảm xúc chưa được hiểu thấu đáo, nhưng nó đã bùng phát thành các cuộc biểu tình phản đối vấn đề chủ quyền quần đảo Điếu Ngư/ Senkaku”.

Có lẽ cấm các khẩu hiệu cực đoan, trừng phạt các “phần tử” nổi trội hoặc loại bỏ các lời kêu gọi bạo lực trên Internet không phải là khó khăn. Vấn đề phức tạp hơn phải giải quyết chính là các nguyên nhân gây ra sự bất mãn trong xã hội, mà chính điều này đã trở thành cội nguồn đưa đến các cuộc tuần hành quần chúng. Nhìn ra được thực chất vấn đề ẩn sau cao trào yêu nước của những con người, của những số phận trong xã hội Trung Quốc, chứ không chỉ là khát khao muốn được bảo vệ chủ quyền đất nước là một nhiệm vụ khó khăn đối với chính quyền nước này.

VOR

Kết bạn với Thủ tướng trên Facebook
Thích và chia sẻ bài này trên Facebook

Hiện chưa có phản hồi nào.

Gửi phản hồi

  • Tổng bí thư

    Nguyễn Phú Trọng

  • Chủ tịch nước

    Trương Tấn Sang

  • Chủ tịch Quốc hội

    Nguyễn Sinh Hùng

  • Biển đảo Việt Nam

    Trường sa - Hoàng sa