Điều gì khiến một hòn đảo đang được bảo trợ của Mỹ, một hòn đảo dù có tổng thống, quốc hội…nhưng không một quốc gia nào trên thế giới công nhận là quốc gia lại táo tợn như vậy?
Trên biển Đông
Trước đây, lợi dụng tình hình rối ren Nhật đầu hàng đồng minh, quân Tưởng Giới Thạch được giao phó giải giáp quân Nhật từ vĩ tuyến 16 trở ra Bắc theo hiệp định Postdam đã lại chiếm giữ đảo Phú Lâm (Ile Boisée) cuối năm 1946 thuộc quần đảo Hoàng Sa và đảo Ba Bình (Itu Aba) thuộc quần đảo Trường Sa vào đầu năm 1947.
Sau khi thất bại trong cuộc nội chiến, Trung Hoa Dân quốc do Tưởng Giới Thạch cầm đầu phải tháo chạy ra Đài Loan, đồng thời rút quân ra khỏi đảo Ba Bình năm 1950.
Tiếp tục lợi dụng khi Pháp rút quân, tháng 10-1956, hải quân Đài Loan đến chiếm đảo Ba Bình (Itu Aba) cho đến ngày nay. (Cũng năm 1956, Trung Quốc chiếm đảo Phú Lâm, đảo lớn nhất trong quần đảo Hoàng Sa, thật là tư tưởng lớn luôn gặp nhau).
Như vậy, có thể nói, đảo Ba Bình của Việt Nam bị Đài Loan dùng vũ lực để chiếm đoạt. Chính Lâm Úc Phương, Nghị sĩ Quốc dân đảng cầm quyền ở Đài Loan là nhân vật theo đuổi đường lối hiếu chiến, ngang nhiên công nhận:
“Đảo Ba Bình do Đài Loan dùng vũ lực chiếm đoạt và khống chế từ Thế chiến thứ Hai đến nay, do đó “Đài Loan có chủ quyền không thể tranh cãi” đối với Biển Đông – Trường Sa”.
Thời gian gần đây, Đài Loan tiến hành hàng loạt vụ khiêu khích và gây căng thẳng như vụ 3 nghị sĩ Đài Loan ra đảo Ba Bình trái phép, vụ người đứng đầu hội đồng an ninh Đài Loan và nhiều quan chức cấp cao khác đến Ba Bình trước đó, và vụ hòn đảo này dựng ăngten bất hợp pháp tại Trường Sa của Việt Nam.
Đặc biệt nghiêm trọng, ngày 3/9/2012 Đài Loan tổ chức diễn tập bắn đạn thật trên đảo Ba Bình, đồng thời nhóm nghị sỹ thăm đảo hôm đó do Lâm Úc Phương cầm đầu còn hô hào đưa lính thủy đánh bộ ra đồn trú tại đảo Ba Bình.
Trên biển Hoa Đông
Đài Loan ngày 11/9 cho biết chính quyền hòn đảo này đã cho triệu hồi đại diện Nhật Bản để phản đối quyết định của Tokyo quốc hữu hóa quần đảo tranh chấp mà cả Đài Bắc và Bắc Kinh cùng tuyên bố chủ quyền trên Biển Hoa Đông.
Trong một tuyên bố, Ngoại trưởng Đài Loan Dương Tiến Thiêm nói: “Chúng tôi lên án mạnh mẽ việc Nhật Bản quốc hữu hóa quần đảo Điếu Ngư Đài (Nhật Bản gọi là Senkaku còn Trung Quốc Đại lục gọi là Điếu Ngư).
Đây là hành động bất hợp pháp vi phạm chủ quyền lãnh thổ (của Đài Loan). “Đài Loan giờ không nói suông về biển đảo…”
Dư luận hết sức ngạc nhiên và bất ngờ của Đài Loan. Đương nhiên chẳng ai lạ gì cái máu “bành trướng”, hễ thấy láng giềng nào hoạn nạn là sẵn sàng lợi dụng “hôi của” của họ.
Điều khiến dư luận quan tâm, theo dõi là tại sao một hòn đảo đang còn nằm trong “ô bảo trợ”, thế giới không ai công nhận là một quốc gia lại nhảy xổ vào tranh chấp biển đảo một cách ngang ngược, táo tợn đến như vậy?
Với đảo Ba Bình, đảo Đài Loan. Trung quốc, với thực lực hiện nay sát nhập lúc nào mà chẳng được và thậm chí đảo Ba Bình, lấy lại từ Đài Loan bằng vũ lực, thì với thế và lực của Việt Nam hiện nay cũng dễ như “lấy đồ chơi trong túi”.
Còn quần đảo Senkaku/Điếu Ngư, ngay cả Trung Hoa đại lục, khi Nhật Bản cứng rắn tuyên bố quốc hữu hóa, họ phản đối quyết liệt, lại đưa cả 2 tàu Hải giám ra vùng tranh chấp mà không dám vào trong vùng 12 hải lý…thì Đài Loan có 3 đầu 6 tay cũng có thể làm được gì?…
Tuy nhiên, Đài Loan bất chấp, lại còn tỏ ra hiếu chiến. Điều gì ẩn chứa đằng sau động thái này?
Rõ ràng, Đài Loan đang muốn đánh bóng tên tuổi của mình. Đài Loan không cần giấu ý đồ khi muốn mình có thành phần trong khối các nước ASEAN soạn thảo COC.
Điều lý thú là các hành động vừa qua của Đài Loan trên biển Đông, Hoa Đông khiến dân Trung Quốc hỉ hả ra mặt, họ coi những kẻ quá khích, hiếu chiến Đài Loan như những người hùng…nhưng lại khiến Bắc Kinh đau đầu, cảnh giác.
Liệu Bắc Kinh có đồng ý để Đài Loan được tham gia vào đàm phán xây dựng COC hay không? Nếu như Bắc Kinh chắc chằn rằng, hành động vừa qua của Đài Loan khiến họ mát lòng mát dạ và trong một thời gian rất gần, Đài Loan sẽ tự nguyện xin được sáp nhập vào Đại lục thì OK ngay.
Nhưng, điều này – tự nguyện sáp nhập, không phải do chính quyền Đài Loan tự quyết định được, cho nên, chấp nhận Đài Loan tham gia vào COC hóa ra có 2 nước Trung Quốc – điều Trung Quốc cấm kị, cô lập Đài Loan từ trước đến nay mà bất kỳ quốc gia nào trên thế giới công nhận có 2 nước Trung Quốc là bị Bắc Kinh phản ứng gay gắt.
Mặt khác, Đài Loan cố tình gây căng thẳng trên biển Đông, hùa cùng Trung Quốc phải chăng để cho Mỹ có điều kiện để tuồn vũ khí vào cho Đài Loan khiến cho Bắc Kinh “mở miệng mắc quai”?…
Không cần Đài Loan hùa vào biển Đông thì với Trung Quốc cũng đã quá đủ rồi. Vì vậy, cho đến nay, động thái gây rối, hiếu chiến của Đài Loan trên biển Đông, Bắc Kinh chưa có một hành động, lời nói, ủng hộ hay phản đối nào.
Với Trung Quốc, Đài Loan vẫn là “cái gai” trong mắt, luôn được theo dõi sát sao mọi động tĩnh bởi một điều luật: “Sẽ tấn công quân sự ngay lập tức nếu Đài Loan tuyên bố độc lập”.
Xem ra, “li khai”, “độc lập” là nước cờ nhạy cảm nhất đối với Trung Quốc thì Mỹ cũng không né tránh khi chơi và không phải không tồn tại trong chiến lược kiềm chế Trung Quốc mà Mỹ đang tiến hành.
Mỹ có nhiều nước cờ hiểm để chơi với Trung Quốc, trong khi Trung Quốc chỉ có một, đó là chỉ có thể đối đầu về quân sự.
Liệu Đài Loan sẽ hành động gì tiếp theo? Dù được Mỹ bán cho vũ khí tối tân, hiện đại, dù có điều động lính thủy đánh bộ ra đồn trú tại Ba Bình với vũ khí hạng nặng…thì Việt Nam không gì phải lo lắng. Người lo lắng chính là Bắc Kinh.
Điều gì sẽ xảy ra nếu bất ngờ Đài Loan ôm toàn bộ vũ khí trang bị của Mỹ và đảo Ba Bình chạy sang Trung Hoa đại lục? Người châu Âu có câu: “Kim Tự Tháp ở Ai Cập không thể xây nên trong một ngày”. Vấn đề này Mỹ, Nhật Bản không dễ gì bị bất ngờ và tất nhiên phải tính tới.
Lê Ngọc Thống /phunutoday
Những tên đứng đầu nhà nước Dai Loan không biết bọn chúng nghĩ gì mà cứ thích gây sự với Việt Nam ta nhỉ