Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng » Pháp luật - Xã hội » Điểm chung “lạnh người” của vụ Lê Văn Luyện và vụ thảm sát 5 phu trầm

Hai vụ việc khác nhau ở nhiều điểm nhưng cùng thể hiện sự dã man, cùng thể hiện quyết tâm đoạt mạng sống của người khác vì động cơ đê hèn…

  • >> Vụ thảm sát 5 thợ rừng: Bắt được 2 nghi phạm đầu tiên

  • >> Thưởng “nóng” Ban chuyên án vụ giết 5 phu trầm 50 triệu

  • >> Vụ thảm sát 5 phu trầm: Sát thủ người Lào gốc Việt khai gì?

  • >> Hạ tuổi thành niên: “Cớ gì cứ gán Lê Văn Luyện vào?”

  • >> Cân nhắc tăng hình phạt với người phạm tội chưa thành niên

Vụ Lê Văn Luyện ra tay sát hại cả một gia đình, gồm cả cháu bé chưa thể nhận mặt hắn ở tỉnh Bắc Giang còn chưa nguôi ngoai thì dư luận lại một phen dậy sóng khi nghe tin 5 phu trầm bị sát hại như thời trung cổ ở tỉnh Quảng Bình.

Hai vụ việc khác nhau ở nhiều điểm nhưng cùng thể hiện sự dã man, cùng thể hiện quyết tâm đoạt mạng sống của người khác vì động cơ đê hèn…

Sau khi báo chí đăng tải thông tin về vụ án 5 người đàn ông tìm trầm bị 3 đối tượng là Hồ Văn Công, SN 1975 và Hồ Văn Thanh, SN 1974 cùng trú tại xã Hướng Việt, huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Bình và một đối tượng người Lào dùng gậy đập chết rất dã man, nhiều bạn đọc đã ĐT đến đường dây nóng 0915544455 của báo PL&XH để chia sẻ nỗi đau với gia đình các nạn nhân… Nhiều người còn bày tỏ sự phẫn uất, đề nghị cơ quan chức năng nhanh chóng đưa vụ án ra xét xử, khép các hung thủ vào tội chết để diệt mầm cái ác.

Hồ Văn Công, Hồ Văn Thành hai kẻ giết người như thời trung cổ.

Hồ Văn Công, Hồ Văn Thành hai kẻ giết người như thời trung cổ.

Ông Nguyễn Văn Hà, ở tỉnh Bắc Giang bày tỏ: “Tôi từng đi bộ đội, từng tham gia chống giặc Tàu nhưng vẫn rùng mình khi đọc thông tin về việc Lê Văn Luyện lạnh lùng giết chết cả một gia đình để cướp của. Cách đây ít hôm tôi lại sốc khi đọc vụ án 5 phu trầm bị các hung thủ dùng gậy đập chết trong rừng sâu… Hai vụ án ở hai địa phương khác nhau, bối cảnh phạm tội khác nhau, thủ đoạn khác nhau nhưng lại có điểm chung là sự tàn bạo tột cùng… Hai vụ án cho thấy sự xuống cấp về đạo đức, tâm lý muốn ăn mà không muốn làm, bản chất sẵn sàng phạm tội đến cùng của cả Lê Văn Luyện và Hồ Văn Công, Hồ Văn Thành… Nếu không có các biện pháp giáo dục, đề phòng và tăng nặng mức hình phạt thì còn xuất hiện nhiều Lê Văn Luyện, Hồ Văn Công”.

Nghiên cứu kỹ vụ án, chúng tôi nhận thấy hai vụ án này có những điểm chung như sau:

Tận cùng của sự man rợ: Đối với sát thủ Lê Văn Luyện, đêm 24/8/2011, Luyện đột nhập vào nhà anh Ngọc, chủ tiệm vàng Ngọc Bích ở phố Sàn, huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang. Khi anh Ngọc đi ra vì phát hiện có tiếng động liền bị Luyện đâm tới tấp. Dù bị đâm liên tiếp nhưng anh Ngọc vẫn cố gắng chống đỡ và hô cướp. Thấy tiếng anh Ngọc hô, vợ anh Ngọc cũng lao ra hô “cướp cướp con ơi” và ôm lấy tên sát thủ. Trước tòa Luyện khai: “Khi bà vợ đi ra bóp cổ bị cáo, bị cáo lấy tay bóp vào mắt, văng bà ấy ra ngoài, dùng dao phớ chém bà ấy vào cổ. Bị cáo đi xuống thấy ông chủ đang ngồi ở cầu thang. Bị cáo chém ông ấy. Bị cáo thấy cháu bé, bị cáo chém vào tay, mặt. Khi bị cáo bước ra cửa thì thấy thêm một đứa bé đang khóc nên dùng tay trái cắt cổ, rồi lấy điện thoại đút vào túi quần và đi lên tầng 3…”.

Đối với vụ thảm sát 5 phu trầm: Khoảng 11h ngày 23/3/2013, khi 7 người dân ở huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình đang đi tìm trầm trong rừng thì có 3 người bịt mặt xuất hiện, một người cầm súng AK. Ba kẻ bịt mặt buộc những phu trầm ra khỏi lán và bắt anh Đỗ Văn Hiền, một trong 7 phu trầm phải tự tay trói 6 người còn lại trong nhóm. Sau đó, chúng mới trói Hiền. Ba kẻ bịt mặt yêu cầu các phu trầm phải nộp mỗi người 15 triệu đồng tiền chuộc mạng, nếu không sẽ giết hết. Sau khi thả anh Hà về nhà lấy tiền nhưng lâu không thấy quay lại nên bọn bắt cóc đã quyết định giết tất cả 6 phu trầm. Sau khi bị bắt, các sát thủ là Hồ Văn Công, và Hồ Văn Thành khai rằng, cả hai đã lần lượt dùng thòng lọng kéo cổ từng người một ra chỗ hố đất đã đào sẵn và bắt họ quỳ thấp, cúi đầu xuống rồi dùng gậy đập vào đầu cho đến chết. Trong 5 nạn nhân bị đập chết, chỉ có nạn nhân cuối cùng kêu được một tiếng “ối giờ ơi, chết tôi rồi”. Nạn nhân còn lại là anh Hiền đã tự cởi trói chạy thoát khi cái chết chỉ còn trong gang tấc…

Nụ cười của Luyện khiến nhiều người căm hận

Nụ cười của Luyện khiến nhiều người căm hận

Trong vụ án Lê Văn Luyện, sự man rợ của Luyện được các điều tra viên đánh giá là “chưa từng thấy” bởi hắn đã thực hiện hành vi chém đứt tay cháu Bích, 9 tuổi và cắt đứt cổ cháu Thảo, mới 18 tháng tuổi sau khi đã giết 2 người. Hành vi man rợ của Luyện bị chính các phạm nhân trong tù cũng phải ghê tởm và muốn “làm thịt” khi hắn nhập trại. Trong vụ án 5 phu trầm bị sát hại, một luật sư cũng phải thốt lên “tôi tưởng đây là vụ án thời trung cổ”. Việc các đối tượng dùng gậy đập chết từng người một khiến ngay cả những kẻ máu lạnh trong giới “anh chị” cũng phải lạnh sống lưng vì độ man rợ. Một tay anh chị ở Hà Nội thừa nhận: “Bắn một người có nhiều thằng dám làm, bắn nhiều người ít thằng dám làm. Còn dùng gậy đập chết 5 người như thằng Công và thằng Thành thì chắc chỉ có hai thằng này mới dám làm…”(?!)

Quyết tâm phạm tội đến cùng: Ở vụ án Lê Văn Luyện. Sau khi giết cả hai vợ chồng chủ tiệm vàng là anh Trịnh Thành Ngọc và chị Đinh Thị Chín bằng những nhát dao chí mạng, Luyện Xuống tầng 2 và phát hiện cháu Trịnh Thị Bích, 8 tuổi là con gái lớn của chủ tiệm vàng đang cầm điện thoại liền vung dao phớ chém đứt lìa bàn tay cháu bé rồi tiếp tục chém liên tục vào người cháu Bích. Vì tưởng cháu Bích đã chết nên hắn mới bỏ đi. Khi đi ngang qua cửa phòng ngủ tầng 2, nghe thấy tiếng khóc trẻ con tên sát thủ vào dùng dao cắt cổ nốt cháu Trịnh Thị Thảo mới 18 tháng tuổi…

Ở vụ án sát hại 5 phu trầm. Việc hai nạn nhân là anh Hà và anh Hiền còn sống nằm ngoài dự định của ba tên sát thủ. Anh Hà được cho về nhà để mang tiền chuộc mạng cho cả 7 người. Anh Hiền sống sót nhờ may mắn bị “xử” cuối cùng nên có thời gian tự cởi trói chạy thoát. Theo lời khai của hai sát thủ, chúng sẽ giết toàn bộ các phu trầm, kể cả anh Hà, nếu anh này mang tiền lên nộp cho bọn chúng.

Các tình tiết trong vụ án cho thấy, các tên Luyện, Công, Thành đều rắp tâm phạm tội đến cùng. Việc cháu Bích, anh Hà, anh Hiền thoát chết nằm ngoài dự kiến của các sát thủ. Một số điều tra viên cũng nhận định, danh sách nạn nhân có thể sẽ nhiều hơn nếu vào thời điểm các sát thủ ra tay xuất hiện thêm các nạn nhân khác…

Những kẻ lạnh lùng, vô cảm: Đến tận thời điểm này nhiều PV tham dự phiên tòa xét xử sát thủ Lê Văn Luyện vẫn bị ám ảnh bởi nụ cười nửa miệng của hắn trong buổi xét xử. Một PV kể lại: “15/30 ngày 11/1, khi Lê Văn Luyện được đưa vào phòng xét xử, người nhà bị hại bắt đầu la ó, chửi mắng kẻ sát nhân. Đáp trả thái độ của người nhà nạn nhân, Lê Văn Luyện ngồi giữa vòng vây của cảnh sát tỏ rõ vẻ tức tối, hai bàn tay trong chiếc còng số tám đan chặt vào nhau như thể cố ngăn sự tức giận. Rồi như không thể kìm nén thêm được nữa khi phải liên tục nhận những lời thóa mạ, hắn mở to miệng, lẩm bẩm điều gì đó. Trong phần tranh tụng, khi các luật sư và vị đại diện VKS đang căng thẳng tranh luận thì không ít lần người ta thấy hắn cười tủm, cười nửa miệng”.

Theo thượng tá Lê Quang Công, quyền Trưởng Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội, Phó thủ trưởng Cơ quan CSĐT CA tỉnh Quảng Trị cho biết, tên Công và tên Thành đã thú nhận hành vi giết người man rợ của mình một cách “tỉnh bơ, không hề tỏ ra sợ hãi”; “Vẻ mặt lạnh lùng của hai tên sát thủ này vẫn không hề có chút sợ hãi, bọn chúng trả lời những câu hỏi của cán bộ điều tra có nhiều đoạn ngắt quãng nhưng rất rõ ràng…”.

Các sát thủ đều ít học: Lê Văn Luyện học lớp 9 thì bỏ học vì không thi đỗ THPT. Bạn bè của Luyện cũng xác nhận, mang tiếng là học đến lớp 9 nhưng Luyện khó có thể làm được bài toàn lớp 5. Trong thời gian còn đi học, Luyện là kẻ chơi nhiều hơn học và thường xuyên bị điểm kém. Theo thông tin bên lề vụ án sát hại 5 phu trầm ở tỉnh Quảng Bình, cả hai sát thủ Công và Thành đều chưa học hết cấp II… Nhà tâm lý Bùi Tuệ, Giám đốc Cty 3A nhận xét: “Không thể nói rằng tất cả những người ít học đều man rợ nhưng có thể khẳng định những người không được học hành đến nơi đến chốn sẽ bị hạn chế về nhận thức, đặc biệt là nhận thức về pháp luật. Vì thế, những người có học vấn thấp thường khó kiểm soát hành vi hơn những người được học hành tử tế…”.

Lời kết: Đôi khi cái ác cũng được cổ súy. Sau khi Lê Văn Luyện bị kết án đã có những kẻ tội phạm khi bị bắt còn vỗ ngực nhận là “em anh Luyện”. Đó là bài học về đạo đức, về nhân cách mà có lẽ nó đã bị các bậc làm cha mẹ, thầy cô sao nhãng hoặc chỉ “làm cho phải phép”. Vụ án Lê Văn Luyện hay vụ án giết hại 5 phu trầm đều là những vụ án gây rúng động dư luận bởi sự tàn bạo, sự tha hóa về lối sống của những kẻ chỉ thích hưởng thụ… Liệu có xuất hiện thêm những Lê Văn Luyện, Hồ Văn Công, Hồ Văn Thành…? Điều đó phụ thuộc rất nhiều vào sự giáo dục của cha mẹ, nhà trường và xã hội. Nếu mỗi bậc cha mẹ đều quan tâm đến cuộc sống của con cái, luôn nhắc nhở con cái về đạo làm người và thật sự yêu thương những đứa con của mình thì có lẽ sẽ không có Lê Văn Luyện, Hồ Văn Công…

(BXH)

Kết bạn với Thủ tướng trên Facebook
Thích và chia sẻ bài này trên Facebook
Tags: Lê Văn Luyện, phu trầm, Vụ thảm sát 5 phu trầm
Share on Link Hay! Share on Facebook! Tweet This!

Hiện chưa có phản hồi nào.

Gửi phản hồi

  • Tổng bí thư

    Nguyễn Phú Trọng

  • Chủ tịch nước

    Trương Tấn Sang

  • Chủ tịch Quốc hội

    Nguyễn Sinh Hùng

  • Biển đảo Việt Nam

    Trường sa - Hoàng sa