Cùng với việc xuất hiện các phát minh mới về khoa học công nghệ, các hình thức tử hình tử tội cũng trở lên phong phú hơn, trong đó cần nhắc tới hình thức dùng máy chém để hành hình tử tội.
Bác sĩ Joseph Guillotine, người pháp đã sáng lập ra máy chém. Ngày nay người Pháp nhắc đến cái từ máy chém mang tên ông, máy chém tiếng Pháp gọi là Guillotine.
Ngày 28-11-1789, Bác sĩ Joseph GUILLOTIN trình bày mô hình cỏi mỏy chém với các nghị sĩ trong Quốc hội Pháp. Cùng trình bày với ông, còn có nhà phẫu thuật Antoine LOUIS. Theo sự trình bày và đề nghị lên Quốc hội duyệt xét, cái máy chém là một phương tiện xử hình các tội phạm bị kết án tử hình hữu hiệu nhất, một phương tiện nhanh gọn và ít dã man hơn giúp người bị kết án tử hình tìm được cái chết nhanh nhất và ít đau đớn nhất vì sẽ bị chết tức khắc.
Ban đầu, cái máy chém được gọi là “Louison ” hoặc “Louisette”. Nhưng sau đó, các phóng viên nhà báo gọi ví von là Guillotine để nhắc nhở đến người sáng lập ra cái máy chém, và ngay lập tức Quốc hội đã phê duyệt đặt tên cái máy chém là Guillotine.
Năm 1791, Quốc hội Pháp thông qua một nghị định là mọi tội phạm bị kết án tử hình phải lên máy chém.
Người bị lên máy chém đầu tiên là một tên cướp, chuyên cướp trên các trục lộ giao thông. Ngày đó là ngày 25-4-1792. Tên cướp này tên là Nicolas Jacques PELLETIER, hắn bị xử ngay tại Paris.
Máy chém được ra đời trong không khí sôi sục của cuộc cách mạng 1789. Ngày 21-1-1793, vua Louis 16 bị Tòa án cách mạng kết án tử hình với tội danh: phản quốc. Nhà vua đó bị hành hình bằng cái máy chém trước Công chúng Paris. Hoàng hậu Marie Antoinette bị bắt giam cùng với chồng là vua Louis 16. Ngày 14-10-1793, bà bị Tòa án Cách mạng kết án với tội danh: phản quốc, lãng phí ngân quỹ quốc gia trong các dạ tiệc linh đình, lẵng phí ngân sách trong việc mua phấn son, đồ trang sức. Là người mẹ không tốt và thiếu đạo đức và ngày 16-10-1793 bị tử hình bằng máy chém.
Chỉ tính thời gian từ 1793 đến 1794, toàn nước Pháp đó thiết lập 50 máy chém đặt khắp lãnh thổ Pháp, đồng thời cũng hành hình 20.000 người.
Cái chết của vợ chồng nhà vua vẫn chưa dập tắt được ngọn lửa cách mạng. Sau đó, một số Công thần có Công với cuộc cách mạng nước Pháp cũng nối gót theo nhà vua lên đoạn đầu đài.
Máy chém đã theo chân chế độ thực dân Pháp sang Đông Dương và Việt Nam. Hàng nghìn chiến sỹ cách mạng và người dân vô tội đã bị chết dưới máy chém thực dân, trong đó có nhà cách mạng nổi tiếng Hoàng Văn Thụ, ủy viên Thường vô Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương.
Về sau chính quyền Ngô Đình Diệm đã lê máy chém đi khắp Miền Nam với Luật 19-1959 nổi tiếng dã man để đàn áp phong trào cách mạng Miền Nam.
Một phương thức thức tử hình khá phổ biến ở Hoa Kỳ và nhiều nước là tử hình bằng ghế điện.
Những ai yêu nghệ thuật thứ 7 chắc hẳn không bao giờ quên được cảnh hành hình ghờ rợn bằng ghế điện trong bộ phim The Green Mile (Quản giáo và người tử tù). Những hình ảnh đó gây ấn tượng mạnh với người xem, như là một hình thức xử tử khủng khiếp. Tuy nhiên, theo các nhà làm luật, đây là một phương pháp tử hình nhanh và có thể xem như có nhân tính nhất vào thời điểm đầu thế kỷ 20. Vụ tử hình đầu tiên bằng ghế điện được tiến hành tại nhà tù Auburn – New York, Mỹ vào ngày 6-8-1890.
Ở Hoa Kỳ, trước đây việc tiến hành các vụ tử hình bằng phương pháp treo cổ được thực hiện rất phổ biến. Có quá nhiều tử tội rơi vào tình trạng đau đớn kéo dài vì bị bóp nghẹt cổ cho đến chết và đôi khi, nếu độ rơi quá dài, họ sẽ bị đứt cả đầu. Những người thi hành luật ở Mỹ luôn tìm kiếm các phương thức xử tử “tiên tiến” và rồi họ phát minh ra cách thi hành án tử bằng phòng hơi ngạt và tiêm thuốc độc. Sau vụ treo cổ tàn nhẫn một phụ nữ ở New York, thống đốc bang David B.Hill đã ra lệnh nghiên cứu một phương pháp tử hình khả dĩ chấp nhận được. Ông thiết lập một ủy ban lập pháp vào năm 1886 để xem xét những phương thức khác và ngay thời điểm đó, điện có vẻ hiển nhiên là một sự chọn lựa thích hợp để tiến hành một kiểu tử hình mới, khoa học hơn. Từ đó, chiếc ghế điện đầu tiên đã ra đời khoảng năm 1888-1889.
William Kemmler là người đầu tiên bị tử hình bằng ghế điện. Tử tội này bị kết tội chết do hạ sát người vợ của mình bằng rìu vì ghen tuông. Việc kết án Kemmler diễn ra rất nhanh chóng và vụ xử tử đã diễn ra vào 6 giờ sáng ngày 6-8-1890. 25 người chứng kiến cuộc hành hình hôm đó, trong đó 14 người là bác sĩ.
Năm 2012, 21 quốc gia tử hình tội nhân.
Trong năm 2012, 682 bản án tử hình đã thực hiện tại 21 quốc gia, báo cáo “Tổ chức Ân xá Quốc tế” công bố.
Mặc dù có sự gia tăng về số lượng các vụ hành quyết ở một số quốc gia, nhà hoạt động nhân quyền nói rằng, xu hướng toàn cầu đang dần dần giảm dần số lượng án tử hình.
Theo tổ chức này, số lượng lớn nhất án tử hình năm ngoái đã được thực hiện ở Trung Quốc. Tiếp theo là Iran, Iraq, Ả Rập Saudi và Hoa Kỳ.
“Tổ chức Ân xá Quốc tế” nhấn mạnh rằng trong năm 2012 số lượng các nước bỏ án tử hình ra khỏi hệ thống pháp luật của mình đã tăng lên đến 97. (Nguồn:VOR)
Kemmler đó bị đưa vào phòng xử tử tại tầng hầm của Nhà tù Auburn (New York) và bị cột chặt vào ghế điện. Trên đầu của tử tội có đặt một miếng bọt biển thấm nước muối để tăng cường khả năng dẫn điện và dòng điện có thể chạy dọc vào thân của anh ta nhanh hơn.
Một điện cực được kẹp vào đầu và một ở cột sống. Những người chịu trách nhiệm hành hình đó gạt Công tắc điện và dòng điện chạy qua người tử tội 17 giây. Sau đó, Kemmler được chứng nhận đã chết.
Tuy nhiên, chỉ 30 giây sau, tất cả kinh hoàng khi thấy các dấu hiệu chứng tỏ anh ta vẫn còn sống. Dòng điện ngay lập tức được truyền vào lần 2 và kéo dài hơn 1 phút (chính xác là 70 giây) cho đến khi khói bốc lên từ điện cực ở cột sống cùng với mùi thịt bị cháy khét. Lúc đó, dòng điện mới được ngắt và Kemmler thực sự chết hẳn.
Rút kinh nghiệm từ vụ tử hình trên, trong những lần sau đó, người ta sử dụng máy phát điện tốt hơn, có thể cung cấp dòng điện cao thế và ổn định, những sợi dây dẫn điện cũng lớn hơn. Các điện cực thứ 2 được đặt ở bắp chân thay vì ở cột sống như trường hợp đầu tiên. Có ít nhất hai lần phát điện trong vòng vài phút tùy trường hợp mỗi người.
Do đó, các cuộc thi hành án sau diễn ra trôi chảy và thuận lợi, mở đường cho việc chấp nhận một cách rộng rãi việc sử dụng ghế điện như phương thức tử hình mới tại Mỹ.
Sau khi bang Texas áp dụng phương thức tử hình mới là tiêm thuốc độc vào năm 1982, việc xử tử bằng ghế điện giảm nhanh chóng. Vào thời điểm năm 2003, tại Mỹ chỉ còn bang Alabama, Nebreska, Virginia duy trì chiếc ghế điện và chỉ dùng trong trường hợp người tù chọn cách tử hình này. Trong thực tế, những nạn nhân không chết ngay lập tức mà phải tiếp tục bị giật điện lần nữa, dẫn đến việc kêu gọi hủy bỏ sử dụng ghế điện vì tính tàn bạo của nó. (Còn tiếp).
(BNDT)
Hiện chưa có phản hồi nào.