Nguyễn Tấn Dũng » Kinh tế – Chính trị » Áp lực bán tăng, thị trường giảm điểm

Những diễn biến căng thẳng ở Syria khiến nhiều nhà đầu tư lo lắng. Với tâm lý như vậy thì họ không sẵn sàng để mua vào, mà đa phần là nghiêng về hành động bán cổ phiếu.

Đồ thị theo thời gian thực của hai chỉ số đã thể hiện rất rõ điều đó. Điểm số tại thời điểm đầu phiên cũng chính là mức cao nhất của cả VN-Index và HNX-Index trong ngày. Theo thời gian, áp lực bán tiếp tục tăng đã kéo điểm số sụt giảm sâu hơn, để rồi cuối cùng đóng cửa tại vùng thấp nhất phiên.
Kết thúc ngày giao dịch, VN-Index dừng lại tại mốc điểm 470,16; giảm 9,87 điểm (2,06%). Tổng khối lượng cổ phiếu được trao đổi đạt 54,93 triệu đơn vị, tương ứng với giá trị 802,8 tỷ đồng. Số mã tăng giá, giảm giá và đứng giá tham chiếu lần lượt là 44, 172 và 52.

Trên sàn Hà Nội, HNX-Index chốt phiên ở 59,67 điểm; giảm 0,79 điểm (1,30%). Tổng khối lượng giao dịch đạt 19,15 triệu đơn vị, tương đương với giá trị 126,89 tỷ đồng. Số cổ phiếu tăng giá, giảm giá và đứng giá tham chiếu là 19, 65 và 136.

Thị trường cổ phiếu đi xuống do áp lực bán ra lớn.

Tại mức điểm số như hiện nay thì HNX-Index đã chính thức phá vỡ ngưỡng hỗ trợ mạnh về mặt tâm lý ở mốc 60 điểm, còn VN-Index cũng đã lùi về rất gần mốc 470 điểm. Còn nhớ trong phiên ngày 29/8, chỉ số chính của sàn HoSE xuyên thủng ngưỡng hỗ trợ trên, nhưng ngay sau đó đã có sự hồi phục tại phiên 30/8. Với HNX-Index, theo số liệu thống kê sơ bộ, lần gần đây nhất chỉ số chính trên HNX đóng cửa dưới mốc điểm 60 là tại phiên ngày 14/5.

Và trong những phiên mất điểm như hôm nay thì thông thường các cổ phiếu rơi vào tình trạng giảm giá nhiều nhất chính là nhóm có thị giá thấp, cùng với các mã mang tính đầu cơ cao. Dễ dàng tìm thấy những cổ phiếu giá dưới mệnh (10.000 đồng) giảm sàn, hoặc sát sàn khi thời gian giao dịch kết thúc. Đại diện tiêu biển nhất chính là BGM, HAR, IJC, PXL khi 4 mã này có khối lượng dư bán ở mức giá sàn lên đến hàng trăm nghìn đơn vị. Một số cổ phiếu khác may mắn hơn khi giảm sàn nhưng vẫn còn dư mua ở giá này như VIG, SDH, VNE, KSS và KMR.

Một vài mã cùng phân nhóm nhưng tỏ ra “may mắn” hơn nhờ có được lực cầu tốt hỗ trợ đi ngược thị trường ngày hôm nay là CLG, DIG, SHI trên sàn TP.HCM và NDN, CMI, S99 trên sàn Hà Nội. Trong nhóm này, đáng chú ý nhất chính là DIG khi không chỉ tăng 200 đồng/cổ phiếu mà còn đột biến về thanh khoản với 1,09 triệu đơn vị được trao tay.

Đáng chú ý, toàn bộ 30 cổ phiếu thuộc nhóm VN30 đều giảm giá phiên này. Đây cũng là một trong những lý do quan trọng làm cho VN-Index mất tới gần 10 điểm phiên này. HNX30 may mắn hơn đôi chút khi vẫn còn 1 cổ phiếu tăng giá là SDU (tăng 200 đồng/đơn vị). Tuy nhiên, thanh khoản của mã này là không cao khi toàn bộ thời gian khớp lệnh nhưng chỉ có 200 cổ phiếu được trao tay.

Nếu tính chung trên quy mô toàn thị trường thì ngày hôm nay hành động của khối ngoại là tương đối cân bằng khi họ mua ròng tại HNX 153,6 và bán ròng ở HoSE 289 nghìn đơn vị. Đặc biệt, đây cũng đã là phiên thứ 2 mua ròng liên tiếp của khối ngoại trên sàn Hà Nội.

(Chính phủ)

Kết bạn với Thủ tướng trên Facebook
Thích và chia sẻ bài này trên Facebook
Tags: Áp lực, cổ phiếu, DIG, giá tham chiếu, giảm giá, HNX-Index, NDN, tăng giá, trao tay, VN-Index, điểm số, đứng giá
Share on Link Hay!  
Ý kiến bạn đọc
    • Tổng bí thư

      Nguyễn Phú Trọng

    • Chủ tịch nước

      Trương Tấn Sang

    • Chủ tịch Quốc hội

      Nguyễn Sinh Hùng

    • Biển đảo Việt Nam

      Trường sa - Hoàng sa