Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng » Văn hóa - Giải trí » Thực hư chuyện ngoại tình của Huyền Trân công chúa

Dân gian vẫn đồn đại về mối tình giữa Huyền Trân công chúa và đại thần Trần Khắc Chung. Mối tình ấy có thực sự tồn tại?

Huyền Trân Công chúa sinh vào năm 1287, là con gái của vua Trần Nhân Tông, em gái vua Trần Anh Tông. Huyền Trân mắt thanh mày liễu, môi cười như hoa nở, đi đứng khoan thai uyển chuyển tựa mây bay, gương mặt có thần lại khôn ngoan hiền thục. Từ nhỏ, nàng được giáo dục rất bài bản về các lễ nghi cung cấm, phong cách cung đình. Năm 1306 khi Huyền Trân tròn 18 tuổi, theo lời hứa hôn từ dạo trước của vua cha Trần Nhân Tông, nàng được gả cho vua nước Chiêm Thành là Chế Mân.

Chế Mân lúc bấy giờ nghe tiếng nhan sắc tuyệt mỹ của nàng, dù chưa từng gặp mặt nhưng đã si mê tột độ đến nỗi mang hai châu Ô, Lý sang xin làm của hồi môn. Từ cuộc hôn nhân chính trị này cuộc đời Huyền Trân rẽ sang trang mới, đầy biến động và tiếng tai.

 Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Nàng về làm dâu Chiêm Thành tháng 8 năm 1306 và sinh cho Chế Mân một hoàng tử. Cuộc vui chưa trọn thì hồng nhan sớm rơi vào cảnh ưu phiền khi cuộc hôn nhân ngắn ngủi chỉ kéo dài hơn một năm. Tháng 7 năm 1307 Chế Mân mất vì bạo bệnh. Từ đây giai thoại về cuộc đời của Huyền Trân Công Chúa bắt đầu có nhiều tranh cãi.

Trước khi được gả cho Chế Mân, Huyền Trân ở trong cung, chuyên tâm lo học hành thêu thùa may vá với thầy là đại thần Trần Khắc Chung. Trần Khắc Chung được đánh giá là nhà ngoại giao xuất sắc, tài ba thao lược, lại sở hữu kỹ năng thêu thùa xuất chúng nên đươc vua giao dạy dỗ Huyền Trân. Tình yêu nồng nàn của thầy – trò cũng chính từ đây mà nảy sinh.

Từ những buổi cầm tay chỉ dạy thêu thùa, đến những lúc giảng dạy cách vận dụng đường kim muỗi chỉ sao cho thanh thoát, mối quan hệ thầy – trò dần trở nên thân thiết. Vì đạo quân thần,  tình cảm của cả hai luôn phải kiềm chế. Thêm vào đó, để đề phòng bất trắc, bên cạnh hai người lúc nào cũng có rất đông cung nữ theo hầu hạ, cốt là để tránh chuyện không hay khi “lửa gần rơm lâu ngày cũng cháy”. Thời gian trôi, mối tình câm của công chúa và vị đại thần càng sâu đậm bao nhiêu càng phải kiềm nén bấy nhiêu. Lời không ai dám ngỏ để khi nàng về làm dâu nước khác thì mối tình dang dở này đành gác lại.

Khi Chế Mân mất, sợ Huyền Trân bị hỏa táng theo tục lệ Chiêm Thành nên vua Trần Anh Tông lệnh cho Trần Khắc Chung bằng mọi giá phải mang Huyền Trân về. Đây chính là thời gian tương ngộ của cả hai sau hơn môt năm dài đằng đẵng sống trong nhớ thương.

Đường về cố quốc xa dịu vợi, ngày qua ngày lênh đênh trên biển, đường chân trời không thấy cố hương, mênh mông bốn bề sóng nước, phải làm gì để giết thời gian? Câu trả lời không ai biết. Chỉ biết rằng phải mất một năm thuyền của họ mới về tới kinh đô. Chính thời gian này, người ta tin rằng trong sự tương ngộ của hai kẻ đã từng dành cho nhau tình cảm sâu đậm thiết tha đã dẫn đến việc không kìm lòng được. Nghi án Huyền Trân ngoại tình cũng từ đó mà ra…

Huyền Trân có phải là một phụ nữ đánh mất lý trí, xem thường nền tảng đạo đức gia phong khi ngoại tình cùng với Trần Khắc Chung hay không đến giờ vẫn còn là một câu hỏi lớn. Dù có người cho rằng đó là bịa đặt, nhưng cũng không ai tìm ra được một đáp án thỏa đáng về cuộc tình trong sáng của nàng công chúa nổi danh trong lịch sử Việt Nam này!

(BKTO)

Tin liên quan
Lịch sử Việt Nam
  • Hé lộ “thần hộ mệnh” ba đời nhà Mạc

    - 14/04/2013

  • “Xót” tình kỹ nữ – tiến sĩ chấn động Việt Nam một thời

    - 14/04/2013

  • Thám hiểm “mồ chôn người” khổng lồ giữa Hà Nội

    - 14/04/2013

  • Chuyện tình của “tiến sĩ” chấn động Việt Nam một thời

    - 14/04/2013

  • Chuyện hy hữu trong sử Việt: Đô vật giành ngôi báu

    - 13/04/2013

Kết bạn với Thủ tướng trên Facebook
Thích và chia sẻ bài này trên Facebook
Share on Link Hay! Share on Facebook! Tweet This!

Hiện chưa có phản hồi nào.

Gửi phản hồi

  • Tổng bí thư

    Nguyễn Phú Trọng

  • Chủ tịch nước

    Trương Tấn Sang

  • Chủ tịch Quốc hội

    Nguyễn Sinh Hùng

  • Biển đảo Việt Nam

    Trường sa - Hoàng sa