Nguyễn Tấn Dũng » Kinh tế – Chính trị » Shangri-La: “Nút tạm dừng” cho các bất đồng

Diễn đàn với tên gọi Đối thoại Shangri-La lần thứ 12, từ 31-5 đến 2-6 tại Singapore diễn ra trong bối cảnh căng thẳng gia tăng trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương và còn nhiều câu hỏi bỏ ngỏ về các mối quan hệ chiến lược đan xen.

Xem bài liên quan Đối thoại Shangri-La:

  • Những ẩn ý sắc sảo trong thông điệp của Thủ tướng *
  • ABS-CBNNEWS: Thủ tướng Việt Nam chỉ trích những tuyên bố chủ quyền vô căn cứ *
  • Reuters: Việt Nam kêu gọi đoàn kết khu vực trước các yêu sách biển Đông của Trung Quốc *
  • Wall Street Journal: Thủ tướng Việt Nam ủng hộ Mỹ có vai trò lớn hơn trong giải quyết xung đột khu vực *
  • Channel NewsAsia: Thủ tướng Việt Nam kêu gọi xây dựng lòng tin chiến lược *
  • Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng: Việt Nam sẽ tham gia gìn giữ hòa bình của LHQ *
  • Indonesia: Việt Nam chia sẻ tầm nhìn giải quyết thách thức địa chính trị trong khu vực *
  • Học giả quốc tế nói gì về bài phát biểu của Thủ tướng Việt Nam?

Diễn đàn năm nay có sự tham dự của 353 chuyên gia quân sự, học giả, nhà ngoại giao từ 31 quốc gia, cao hơn các năm trước, theo danh sách của nhà tổ chức – Viện Nghiên cứu chiến lược quốc tế (IISS) có trụ sở ở London, Anh.

Với tư cách là khách mời, diễn giả chính, tối 31-5, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã có bài phát biểu dẫn đề quan trọng khai mạc Đối thoại Shangri-La lần thứ 12. Trong bài phát biểu, Thủ tướng đánh giá bức tranh toàn cảnh khu vực châu Á-Thái Bình Dương – một trong những điểm sáng về phát triển kinh tế và hợp tác, liên kết khu vực đang diễn ra hết sức sôi động. Tuy nhiên, khu vực cũng đang chứng kiến nhiều thách thức cả về an ninh truyền thống và phi truyền thống, ảnh hưởng tiêu cực tới hòa bình, ổn định và phát triển bền vững ở khu vực.

Shangri-La diễn ra trong thời điểm không chỉ trong bối cảnh căng thẳng trên biển gia tăng mà còn nhiều câu hỏi về tương lai của các mối quan hệ đan xen trong khu vực vẫn còn bỏ ngỏ, trong đó phải kể tới cuộc cạnh tranh chiến lược giữa hai cường quốc Mỹ và Trung Quốc.

Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng phát biểu tại Đối thoại Shangri-La 12, tối 31-5

Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng phát biểu tại Đối thoại Shangri-La 12, tối 31-5

“Nút tạm dừng”

Giám đốc IISS, John Chipman đánh giá, trong một năm qua, diễn biến tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương ngày càng trở nên căng thẳng, mở ra nguy cơ một cuộc xung đột trên biển.

“Tình hình ở châu Á-Thái Bình Dương mỗi năm lại thêm căng thẳng, trong 4 hoặc 5 năm trở lại đây, chúng ta đã phải đối mặt với các cuộc thử nghiệm tên lửa của CHDCND Triều Tiên, hay hàng loạt các tranh cãi trên các vùng biển Đông, Biển Hoa Đông” – ông Chipman nhận định.

Theo ông Chipman, Đối thoại Shangri-La năm nay sẽ là cơ hội để các nước trong khu vực “nhấn nút tạm dừng” cho các bất đồng, tất cả các Bộ trưởng Quốc phòng trong khu vực và các bên có lợi ích trong nền an ninh khu vực châu Á-Thái Bình Dương có cơ hội thảo luận và đưa ra giải pháp hữu hiệu cho các vấn đề tồn tại.

Hội nghị Thượng đỉnh An ninh châu Á hay còn được gọi là Đối thoại Shangri-La ra đời từ năm 2002, nhằm tạo diễn đàn cho các quan chức, chuyên gia an ninh hàng đầu về quốc phòng của các quốc gia châu Á – Thái Bình Dương đối thoại, xây dựng lòng tin và thúc đẩy hợp tác an ninh. Nội dung nghị sự chính của hội nghị năm nay bao gồm: Cách tiếp cận của Mỹ với an ninh khu vực; Bảo vệ lợi ích quốc gia, ngăn ngừa xung đột; Hiện đại hóa quân đội và minh bạch chiến lược; Những xu hướng mới trong an ninh châu Á-Thái Bình Dương; và Thúc đẩy hợp tác quốc phòng trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương.

Ngoài ra, hội nghị cũng tổ chức 6 phiên họp đặc biệt, trong đó có phòng tránh sự cố trên biển, tình hình tại Afghanistan và an ninh khu vực, lá chắn tên lửa ở châu Á-Thái Bình Dương, công nghệ và học thuyết quân sự mới, ngoại giao quốc phòng và ngăn ngừa xung đột, và vấn đề an ninh mạng tại châu Á.

Ông Chipman nhấn mạnh, Đối thoại Shangri-La luôn chú trọng thu hút nhiều quốc gia có lợi ích trong nền an ninh châu Á-Thái Bình Dương tham gia và họp bàn ít nhất một lần trong năm.

Diễn biến phức tạp

Căng thẳng trên biển, các tranh chấp lãnh thổ chồng chéo trong khu vực châu Á và sự trỗi dậy của Trung Quốc sẽ là một phần hết sức quan trọng của cuộc đối thoại quốc phòng thường niên năm nay.

Christian Le Miere – một chuyên gia khác của IISS cho rằng, căng thẳng liên quan đến tranh chấp chủ quyền biển đảo tại khu vực nhạy cảm này đang diễn biến theo chiều hướng nguy hiểm. Nếu không kịp thời có biện pháp làm dịu tình hình, tranh chấp chủ quyền biển đảo có nguy cơ gây ra những tranh chấp khác giữa các nước cũng như các bên liên quan.

Tình hình căng thẳng ở Biển Đông đã diễn ra trong nhiều năm. Tuy nhiên, mới đây, vụ việc tranh chấp gây nên cái chết cho 1 ngư dân Đài Loan đã lái tình hình trong khu vực theo một chiều hướng mới. Giới chuyên gia lo ngại rằng, các tranh chấp chủ quyền trong khu vực có thể biến khu vực này trở thành nơi giải quyết các bất đồng, mở ra nguy cơ một cuộc xung đột vũ trang trên biển. Trong khi đó, các diễn biến mới đây trong khu vực, bao gồm hàng loạt các cuộc tập trận chung của Mỹ-Hàn, sự hiện diện của hàng loạt các chiến hạm hiện đại của Mỹ, căng thẳng trong tranh chấp Trung Quốc-Philippines ở Biển Đông, vấn đề hạt nhân Triều Tiên…cho thấy tình hình khu vực chưa có dấu hiệu lắng dịu.

Theo ông Miere, “Ngoại giao pháo hạm” đã được áp dụng để tạo sức mạnh răn đe ngay tại vùng biển quốc tế. Đó là một diễn biến rất nguy hiểm, nhất là khi căng thẳng vượt qua tầm kiểm soát của các bên. Trong bối cảnh đó, Hội nghị An ninh ở Shangri-La được kỳ vọng là nơi các Bộ trưởng quốc phòng có thể gặp gỡ và lên tiếng, để giải quyết các vấn đề trong khu vực một cách hiệu quả.

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel

Giữa những nghi kỵ

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel – người đã có vai trò quan trọng trong việc khởi xướng Đối thoại Shangri-la cách đây 10 năm cũng góp mặt trong diễn đàn năm nay, và theo kế hoạch sẽ có cuộc gặp 3 bên với Bộ trưởng Quốc phòng Hàn Quốc và Nhật Bản.

Ông Hagel cũng sẽ tới thăm tàu USS Freedom – chiến hạm tượng trưng cho chiến lược chuyển trọng tâm sang khu vực châu Á-Thái Bình Dương của Washington, sau hơn một thập kỷ tập trung vào Iraq và Afghanistan. Washington cho rằng, chiến lược mới của họ không chỉ quan trọng về mặt quân sự, mà còn mang lại tầm quan trọng về mặt ngoại giao và kinh tế cho khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Tuy nhiên, điều gây sự chú ý của Bắc Kinh có thể chỉ là về mặt quân sự. Trung Quốc ngày càng tỏ rõ sự quan ngại của mình về chiến lược của Washington, mà giới học giả nước này nhìn nhận là âm mưu che mắt nhằm bao vây sức mạnh đang trỗi dậy của Trung Quốc.

Trong tuần tới, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình sẽ tới California để dự Hội nghị Thượng đỉnh với Tổng thống Mỹ Barack Obama. Cuộc gặp được nhìn nhận như cơ hội tìm kiến một giải pháp kiến tạo mối quan hệ chiến lược mới giữa Bắc Kinh và Washington. Cuộc gặp quan trọng này cũng cho thấy Bắc Kinh mong muốn Mỹ chấp nhận vai trò ngày càng lớn của mình trong khu vực.

Về phần mình, ngay cả khi khẳng định rằng muốn hợp tác chặt chẽ hơn với Bắc Kinh, chưa có dấu hiệu nào cho thấy Nhà trắng sẵn sàng bỏ ngỏ vị trí của mình, như một thế lực quân sự lớn ở châu Á-Thái Bình Dương.

Giới phân tích lo ngại rằng, sự nghi kỵ lẫn nhau giữa Mỹ và Trung Quốc sẽ gây thêm căng thẳng cho khu vực, mà ở thời điểm hiện tại đã không kém phần nóng bỏng do những tranh chấp lãnh thổ.

Xem bài liên quan Đối thoại Shangri-La:

  • Những ẩn ý sắc sảo trong thông điệp của Thủ tướng *
  • ABS-CBNNEWS: Thủ tướng Việt Nam chỉ trích những tuyên bố chủ quyền vô căn cứ *
  • Reuters: Việt Nam kêu gọi đoàn kết khu vực trước các yêu sách biển Đông của Trung Quốc *
  • Wall Street Journal: Thủ tướng Việt Nam ủng hộ Mỹ có vai trò lớn hơn trong giải quyết xung đột khu vực *
  • Channel NewsAsia: Thủ tướng Việt Nam kêu gọi xây dựng lòng tin chiến lược *
  • Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng: Việt Nam sẽ tham gia gìn giữ hòa bình của LHQ *
  • Indonesia: Việt Nam chia sẻ tầm nhìn giải quyết thách thức địa chính trị trong khu vực *
  • Học giả quốc tế nói gì về bài phát biểu của Thủ tướng Việt Nam?

(DDK)

Xem thêm: Nguyễn Thiện Nhân, Nguyễn Thị Kim Ngân, Chiến tranh mạng
Kết bạn với Thủ tướng trên Facebook
Thích và chia sẻ bài này trên Facebook
Tags: an ninh quốc phòng, , Dư luận quốc tế, hình ảnh và video, Nguyễn Tấn Dũng-Thông tin hoạt động-tin tức-hình ảnh và video, Shangri-La, Shangri-La 12, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng - Thông tin hoạt động, , Đối thoại Shangri-La
Share on Link Hay! Share on Facebook! Tweet This!
Ý kiến bạn đọc
    • Tổng bí thư

      Nguyễn Phú Trọng

    • Chủ tịch nước

      Trương Tấn Sang

    • Chủ tịch Quốc hội

      Nguyễn Sinh Hùng

    • Biển đảo Việt Nam

      Trường sa - Hoàng sa