Ngày 31/05/2013, Thủ tướng Việt Nam đã chỉ trích những tuyên bố chủ quyền vô căn cứ đối với biển Đông và kêu gọi tự kiềm chế giữa các quốc gia liên quan đến tranh chấp.
Xem bài liên quan Đối thoại Shangri-La:
- Wall Street Journal: Thủ tướng Việt Nam ủng hộ Mỹ có vai trò lớn hơn trong giải quyết xung đột khu vực *
- Channel NewsAsia: Thủ tướng Việt Nam kêu gọi xây dựng lòng tin chiến lược *
- Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng: Việt Nam sẽ tham gia gìn giữ hòa bình của LHQ *
- Indonesia: Việt Nam chia sẻ tầm nhìn giải quyết thách thức địa chính trị trong khu vực *
- Dư luận quốc tế hưởng ứng về bài phát biểu của Thủ tướng
- Những phát biểu ấn tượng của Thủ tướng trong Đối thoại Shangri-La *
- Bài phát biểu của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại Shangri-La 2013
- Bài phát biểu của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng thu hút truyền thông thế giới
- Trước phát biểu của Thủ tướng, Trung Quốc có thấy thẹn? *
Phát biểu tại Diễn đàn An ninh Châu Á lần thứ 12 ở Singapore, Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng cho biết việc xây dựng “lòng tin chiến lược” là chìa khóa để duy trì hoà bình, hợp tác và thịnh vượng trong khu vực Châu Á – Thái Bình Dương.
Bên cạnh đó, ông đã cảnh báo rằng tranh chấp chủ quyền tại Biển Đông và Biển Hoa Đông đang “diễn biến rất phức tạp”, đe dọa đến an ninh và tự do hàng hải tại những khu vực này.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trong phát biểu khai mạc Hội nghị thường niên Đối thoại Shangri-la: “Đâu đó đã có những biểu hiện đề cao sức mạnh đơn phương, những đòi hỏi phi lý, những hành động trái với luật pháp quốc tế, mang tính áp đặt và chính trị cường quyền”.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng không cho biết cụ thể là quốc gia nào, nhưng Việt Nam và Philippines là những quốc gia trong ASEAN phản đối mạnh mẽ nhất những tuyên bố của Trung Quốc về vấn đề Biển Đông.
Trung Quốc tuyên bố chủ quyền với hầu hết vùng biển, bao gồm cả những vùng nước và lãnh thổ gần các nước láng giềng hơn và xa bờ biển Trung Quốc hàng nghìn km.
Các nước thành viên ASEAN như Philippines, Việt Nam, Malaysia và Brunei, cũng như Đài Loan đều cùng tuyên bố chủ quyền trên biển, nơi được cho là chứa nguồn dầu khí lớn, thủy sản dồi dào và tập trung nhiều tuyến hàng hải nhất thế giới.
Những tranh cãi về chủ quyền từ hàng thập kỷ qua khiến khu vực này trở thành một trong những điểm nóng của Châu Á, có khả năng xảy ra xung đột quân sự. Căng thẳng đã gia tăng trở lại trong những năm gần đây khi Trung Quốc sử dụng các chiến thuật quân sự và ngoại giao ngày càng hung hăng để khẳng định chủ quyền.
Một trong các động thái đáng lo ngại của Trung Quốc là việc chiếm đóng một bãi cạn gần quốc đảo Philippines vào năm ngoái, và cho tàu của hải quân Trung Quốc tiến đến vị trí cách bờ biển Malaysia khoảng 80km.
Manila trong tháng này cũng phản đối “sự hiện diện khiêu khích và bất hợp pháp” của tàu chiến Trung Quốc gần Bãi Cỏ Mây, nhưng Bắc Kinh bác bỏ cáo buộc, nhấn mạnh rằng khu vực này là một phần của lãnh thổ Trung Quốc.
Trong bài phát biểu của mình tại Singapore, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho biết Việt Nam tôn trọng nguyên tắc giải quyết các tranh chấp một cách hòa bình và kêu gọi những quốc gia khác cũng thực hiện như vậy.
Ông nói: “Các bên liên quan đều phải kiềm chế, không sử dụng vũ lực và đe dọa sử dụng vũ lực”. Thủ tướng Việt Nam cũng kêu gọi ASEAN cùng hợp tác với Trung Quốc xây dựng Bộ Quy tắc ứng xử trên Biển Đông để tránh xảy ra xung đột tại Biển Đông.
Trọng tâm của Hội nghị là vào thứ Bảy, khi Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ – ông Chuck Hagel thảo luận với Trung Quốc về tấn công mạng và tái khẳng định sự thay đổi chiến lược của Washington đối với khu vực Châu Á – Thái Bình Dương.
Trung trướng Qi Jianguo, đồng thời là Phó Tổng tham mưu của Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc sẽ trả lời tại diễn đàn vào ngày Chủ nhật.
Minh Tâm (lược dịch từ abs-cbnnews)