Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng » Thời sự » Shangri-La, Brunei 1222?

Tại sao lại là Shangri-la, Brunei 1222? phải chăng tiêu đề bài viết có sự nhầm lẫn? đó ắt hẳn là những câu hỏi mà nhiều người đặt ra khi đọc tiêu đề trên. Thực tế, Shangri-la, Brunei 1222 ở đây chính là sự kết hợp giữa Đối thoại Shangri-la 12 (Singapore, từ 1 – 3/6) và Hội nghị Cấp cao ASEAN 22 (Brunei, 24 – 25/4). Có một sự trùng hợp đáng chú ý đó là cả hai Hội nghị quốc tế quan trọng này đều diễn ra liền kề nhau tại hai thủ đô của hai nước thuộc ASEAN. Và chắc chắn rằng dù muốn dù không thì vấn đề an ninh biển Đông vẫn sẽ là mối quan tâm hàng đầu trong nghị trình của hai cuộc thảo luận này.

Biển Đông hiện đang trở thành một mặt trận nóng hơn lúc nào hết, qua các sự kiện như: Trung Quốc hiện thực yêu sách “đường lưỡi bò”; Mỹ lại muốn quay trở lại tìm kiếm vị trí bá chủ Châu Á (một khu vực mà Bắc Kinh tự coi là “sân sau” của họ); Philippines quyết tâm kiện Trung Quốc đến cùng vụ tranh chấp chủ quyền bãi cạn Scarborough/Hoàng Nam; Trung Quốc bắn cháy tàu cá Việt Nam… Hàng loạt những động thái trên cho thấy hơn lúc nào hết các nhà lãnh đạo trong khu vực và quốc tế cần đồng thanh nói lên tiếng nói chung để đảm bảo an ninh tại vùng biển quan trọng này.

Riêng đối với Việt Nam thì việc thường xuyên tham gia và có những đóng góp tích cực vào các diễn đàn quan trọng này đã khẳng định hướng đi nhất quán trong việc bảo vệ chủ quyền lãnh hải của nhà nước ta đó là sử dụng và phát huy tối đa sức mạnh mềm trên cả ba mặt trận chính trị, quân sự và ngoại giao. Trong hai Hội nghị quốc tế quan trọng này, nổi bật là việc Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đích thân tham dự và làm diễn giả chính tại Đối thoại Shangri-la (SLD), một diễn đàn an ninh liên chính phủ với sự tham dự của các quan chức hàng đầu các nước trên khắp thế giới.

Shangri-La, Brunei 1222?

Shangri-La, Brunei 1222?

Sự hiện diện đầu tiên Thủ tướng của Việt Nam tại diễn đàn SLD thể hiện tinh thần ngoại giao dấn thân, vì lợi ích quốc gia, dân tộc, thái độ công khai minh bạch và có trách nhiệm của Việt Nam với thế giới. Từ đó có thể huy động được sự đồng tình của cộng đồng quốc tế cùng kề vai sát cánh, ngăn chặn sự bành trướng của các quốc gia ôm mộng bá chủ biển Đông.

Trong chuyến thăm, làm việc với lãnh đạo, chiến sĩ Cục Cảnh sát biển Việt Nam ngày 10/4, Đại tướng Phùng Quang Thanh, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng yêu cầu Cảnh sát biển phải là lực lượng nòng cốt trong thực thi pháp luật trên biển; giữ môi trường hòa bình ổn định trên biển, tạo mối quan hệ đoàn kết với các nước ASEAN.

Đại tướng Phùng Quang Thanh, Bộ Trưởng Bộ Quốc phòng, kiểm tra máy bay tuần thám của Cục Cảnh sát biển tại Trung đoàn 918 ( Quân chủng Phòng không - Không quân)

Một diễn biến khác liên quan đến vấn đề này, tại Hội nghị quan chức quốc phòng cao cấp các nước ASEAN mở rộng (ADSOM+) diễn ra ở Brunei (4/4), thứ trưởng Nguyễn Chí Vịnh đã phát biểu: “Việt Nam đề nghị các nước tuyệt đối không sử dụng vũ lực trong hành xử đối với ngư dân và những người lao động hòa bình trên biển”.

Bình Ngô Đại Cáo - Nguyễn Trãi

Bình Ngô Đại Cáo - Nguyễn Trãi

Có thể coi Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi là một áng văn đỉnh cao thể hiện sức mạnh mềm của người Việt với tư tưởng “đem đại nghĩa thắng hung tàn/ lấy chí nhân thay cường bạo”. Đó là một tư tưởng đậm chất nhân văn gắn liền xuyên suốt với chiến lược hòa bình của đất nước ta. Vậy nên cho dù là SLD hay ASEAN lần thứ bao nhiêu đi chăng nữa thì ý chí, và lập trường nhất quán luôn tôn trọng hòa bình, hữu nghị và những quy tắc ứng xử trên biển Đông của Việt Nam vẫn không thay đổi.

Bạch Dương
(Bài viết thể hiện quan điểm riêng của tác giả)

Kết bạn với Thủ tướng trên Facebook
Thích và chia sẻ bài này trên Facebook
Tags: Shangri-La
Share on Link Hay! Share on Facebook! Tweet This!

Hiện chưa có phản hồi nào.

Gửi phản hồi

  • Tổng bí thư

    Nguyễn Phú Trọng

  • Chủ tịch nước

    Trương Tấn Sang

  • Chủ tịch Quốc hội

    Nguyễn Sinh Hùng

  • Biển đảo Việt Nam

    Trường sa - Hoàng sa