Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng » Văn hóa - Giải trí » Nữ binh “săn đàn ông” trong huyền thoại là có thật?

Bộ tộc nữ binh Amazon “nam tính” đến nỗi, họ thường cắt bỏ một bên ngực để bắn cung và ném lao dễ dàng hơn.

Chắc hẳn bạn đã từng nghe nói về những người phụ nữ nắm quyền cai quản gia đình, dòng tộc, dành phần lớn cuộc đời trên lưng ngựa và không ngại ngùng khi giương cung tên bắn hay chém giết một ai đó. Họ chính là những nữ binh trong bộ tộc Amazon huyền thoại.

 Hình ảnh Nữ hoàng Penthesilea.

Hình ảnh Nữ hoàng Penthesilea.

Bộ tộc nữ binh Amazon trong thần thoại Hy Lạp

Amazon là tên một vương quốc của những nữ chiến binh trong thần thoại Hy Lạp cổ xưa, họ sống ở Pontus gần bờ biển Euxine (Biển Đen) – một phần của Thổ Nhĩ Kỳ ngày nay (chứ không phải là khu vực rừng mưa Amazon ở Nam Mỹ như mọi người thường nghĩ).

Nữ hoàng của bộ tộc này là Penthesilea và em gái cô – Hippolyta, luôn ở bên cạnh trợ giúp cho nữ hoàng. Thời đại của họ gắn liền với thời cai trị của Alexander Đại đế và quân đội Pompey.

Thần thoại Hy Lạp mô tả những người phụ nữ Amazon là con cháu của thần chiến tranh Ares và nữ thần biển Harmonia. Họ thờ nữ thần săn bắn Artemis và sống theo chế độ mẫu quyền. Người phụ nữ cai quản gia đình và thường xuyên đi chinh chiến, còn người đàn ông phải làm việc nhà.

 Nữ hoàng Penthesilea trong một lần đến thăm vua Alexander.

Nữ hoàng Penthesilea trong một lần đến thăm vua Alexander.

Nhiều tài liệu ghi lại rằng, nữ binh trong bộ tộc Amazon “nam tính” đến nỗi, họ thường cắt bỏ một bên ngực để bắn cung và ném lao dễ dàng hơn. Trước khi kết hôn, nhiệm vụ mỗi phụ nữ trong vương quốc phải hoàn thành là giết chết một người đàn ông.

Có rất nhiều phiên bản khác nhau về huyền thoại những nữ chiến binh. Trong một phiên bản kể rằng, không một người đàn ông nào được phép quan hệ tình dục hoặc cư trú trong vương quốc Amazon.

Mỗi năm một lần, những người phụ nữ trong bộ tộc sẽ đến các bộ tộc lân cận để… tìm chồng sau đó thụ thai. Khi sinh nở, những đứa trẻ là bé trai sẽ bị giết hoặc gửi trả lại cho cha chúng, hoặc bỏ lại ở nơi hoang dã, tự lo cho bản thân. Chỉ có những bé gái mới được mang về vương quốc, được chăm sóc, nuôi dưỡng và đào tạo săn bắn, chiến đấu.

Cũng có tài liệu đề cập, khi đến chinh chiến ở một vùng đất nào đó, những nữ binh Amazon sẽ không giết người đàn ông mà sẽ đem họ về làm nô lệ.

Hình tượng những nữ binh Amazon xuất hiện trong truyền thuyết thường gắn với các trận chiến đấu của người Hy Lạp. Họ được mô tả như những kỵ binh Scythia hoặc Samari.

 Nữ binh Amazon vô cùng dũng mãnh, được miêu tả là những "tay săn đàn ông".

Nữ binh Amazon vô cùng dũng mãnh, được miêu tả là những "tay săn đàn ông".

Nhiệm vụ của họ là săn bắn, chiến đấu với đôi vai đeo cung, mang giáo, rìu, khiên hình lưỡi liềm (còn gọi là pelta) và chiếc mũ sắt. Những nữ binh Amazon cũng được miêu tả là có đôi chân vòng kiềng vì cuộc đời họ gắn trên lưng ngựa là chủ yếu.

Họ mặc trang phục kidaris là một chiếc váy ngắn, mỏng, có áo giáp bằng bạc bảo vệ. Cách ăn mặc lộng lẫy và đẹp mắt của họ có sự tương đồng với trang phục truyền thống của các bộ tộc du mục Mông Cổ.

Lịch sử gia người Hy Lạp – Herodotus (484-430/420 TCN) và đại thi hào Homer từng miêu tả nữ binh Amazon là những “tay săn đàn ông” và gắn họ với từ “antianeira”, nghĩa là chiến đấu không khác gì phái mạnh.

Huyền thoại là có thật…

Tuy mới chỉ xuất hiện trong truyền thuyết nhưng đến năm 2004, các nhà khảo cổ Anh đã tìm thấy tại khu phế tích của một đơn vị quân đội La Mã ở Brougham, Cumbria những mảnh xương còn sót lại của 2 con ngựa và 2 nữ kỵ binh.

Những mảnh xương này được xác định là có từ thế kỷ III. Đây được coi là bằng chứng chứng minh những nữ binh Amazon thực sự tồn tại trong lịch sử.

Kết quả phân tích cho thấy, một người phụ nữ bị hỏa thiêu ở độ tuổi 20 – 40, nằm cạnh những mảnh gốm đỏ, tấm trang trí bằng xương và bao kiếm.

Người phụ nữ thứ hai bị thiêu trong khoảng 21 – 45 tuổi, bên cạnh là bao kiếm và tấm trang trí bằng xương. Những mảnh ngà voi và chiếc bát bằng bạc đã khiến các nhà khảo cổ nghĩ rằng, người phụ nữ này hẳn có địa vị cao sang quyền quý.

Trước đó, vào năm 1996, nhà khảo cổ học người Kazakhstan – Jeannine Davis-Kimball khai quật được xác người phụ nữ 2.500 tuổi với trang phục chiến binh, đôi chân vòng kiềng cùng nhiều vũ khí ở bên cạnh tại ngôi mộ ở Pokrovka (Nga).

 Vài món đồ vật khai quật được năm 2004.

Vài món đồ vật khai quật được năm 2004.

Bà cho rằng, rất có thể, người phụ nữ này đã hy sinh trong khi chiến đấu khi bị một mũi tên cắm vào ngực. Tất cả những bằng chứng này càng chứng minh cho giả thuyết những nữ binh bộ tộc Amazon là có thật…

* Bài viết có sử dụng tư liệu tham khảo của các nguồn: Discovery News, It so called life, Buzzle, Wikipedia…

(BKTO)

Kết bạn với Thủ tướng trên Facebook
Thích và chia sẻ bài này trên Facebook

Hiện chưa có phản hồi nào.

Gửi phản hồi

  • Tổng bí thư

    Nguyễn Phú Trọng

  • Chủ tịch nước

    Trương Tấn Sang

  • Chủ tịch Quốc hội

    Nguyễn Sinh Hùng

  • Biển đảo Việt Nam

    Trường sa - Hoàng sa