“Người ta biết đến bác Thanh không phải mới đây, không phải từ ngày bác được lên chức trưởng ban nội chính TƯ. Mà người ta biết đến bác từ năm 1996 lúc đó bác giữ chức Chủ tịch Ủy ban Nhân dân Thành phố Đà Nẵng. Làm được nhiều việc cho dân, góp phần thay đổi hình ảnh đất nước nói chung, Đà Nẵng nói riêng nên năm 2003, bác lên chức Bí thư Thành ủy Đà Nẵng. Giờ lên chức cao nhất trong Ban Nội chính, dường như cả đất nước đều biết đến bác”, anh Tuyên – người dân Đà Nẵng chia sẻ như thế khi biết bác Thanh vừa được Đảng tin tưởng, thăng chức.
Nhắc đến bác Thanh, người dân thành phố Đà Nẵng luôn dành cho bác nhiều tình cảm mặn nồng. Đơn giản bởi vì, bác làm việc luôn tận lực, hết lòng vì dân. Một cộng sự của bác chia sẻ: “Đứng trước những điều sai trái, đứng trước các cấp chính quyền, dường như bác không nể nang ai. Sai là bác nói sai và yêu cầu giải quyết cho đến nơi đến chốn. Không chỉ vậy mà phương án giải quyết vấn đề phải hợp tình, hợp lý”. Không ít lần cấp dưới của bác làm sai, bác thẳng thừng “răn đe”: “Việc này là của chính quyền, nếu thấy có lợi cho dân thì phải làm ngay đi chứ, sao cứ phải chần chừ. Nếu các ông không làm tui sẽ dùng quyền Chủ tịch HĐND thành phố để quyết cho coi. Chính vì nói được, làm được nên người dân và cộng sự rất nể bác”.Nguyễn Bá Thanh là người mạnh mẽ, quyết liệt trong công việc. Trong bất cứ buổi họp hay nói chuyện nào, trong khi người dân thích thú và kéo đến rất đông để nghe bác Thanh, thì lãnh đạo các Sở, ngành lại rất “sợ” bác chất vấn.
Có tham gia cuộc họp HĐND vừa rồi, mới biết bản lĩnh của bác là như thế nào. Cụ thể là khi bàn về vấn đề đất đai, bác Thanh nêu rõ: Tôi yêu cầu trong năm 2013 này, thành phố phải hoàn tất việc làm sổ đỏ cho dân. Bác nghiêm nghị nhấn mạnh: “Tôi yêu cầu các ông phải làm ngay lập tức, tôi sẽ chịu trách nhiệm về việc này. Ở đây tôi to hơn các ông, nếu có ai cắt chức, tôi sẽ là người mất chức trước. Những việc thấy có lợi cho dân, cho nước thì phải làm ngay chứ chờ đợi đến bao giờ”.
Từ ngày có bác, cuộc sống người dân Đà Nẵng không chỉ cải thiện mà “bộ mặt” Đà Nẵng cũng được thay đổi tích cực. Bác làm điều gì là làm cho đến nơi đến chốn. Nhớ nhất là cách đây mấy năm khi mà Sân bay Đà Nẵng mới vừa được khởi công, do nhìn bản thiết kế thấy xấu và chưa hợp lý nên bác Thanh đã cho mời lãnh đạo Tổng Công ty Hàng không miền Trung đến và yêu cầu điều chỉnh lại sao cho đẹp và phù hợp hơn.
Vị lãnh đạo hàng không khi nghe xong đã nói lại đại ý rằng: đây là dự án do Bộ GTVT làm chủ đầu tư chứ có phải của Đà Nẵng đâu mà thành phố can dự vào. Bác Thanh nghe xong không lưỡng lự mà ngay lập tức trả lời: “Đúng, đây là dự án của Bộ nên thành phố không có quyền tham gia, nhưng tên của sân bay mới khi xây xong sẽ là: Sân bay quốc tế Đà Nẵng. Vậy nếu các ông không sửa thì xin bỏ cái tên Đà Nẵng đi, khi đó các ông muốn làm gì thì làm, chắc chắn chúng tôi cũng sẽ không có ý kiến gì nữa”. Với thái độ quả quyết như vậy nên sau đó Bộ GTVT đã có những điều chỉnh để sân bay Đà Nẵng to đẹp và hoanh tráng như ngày hôm nay.
Không chỉ chú trọng xây dựng cơ sở hạ tầng mà bác còn chú trọng vấn đề an ninh, vệ sinh, thẩm mỹ cho vùng đất Đà Nẵng. Bác chỉ đạo quyết liệt đến nỗi đồng sự và cấp dưới của bác phải nghiêm chỉnh chấp hành. Đó là lý do tại sao khi đặt chân đến Đà Nẵng, bất cứ ai đều phải ngạc nhiên vì không thấy xuất hiện ăn xin, bán vé số dạo, hàng rong hay lòng lề đường mất vệ sinh. Nhờ những yếu tố này mà Đà Nẵng lọt top 20 thành phố sạch nhất thế giới.
Làm và cống hiến được nhiều việc cho dân, cho nước là vậy nhưng chưa bao giờ bác hài lòng. Khi giải quyết vấn này xong, lại lồi ra thêm vấn đề mới nên bác chưa bao giờ muốn ngơi nghỉ mà ngược lại nhiệt huyết, cái tâm muốn cống hiến của bác còn dài đăng đẳng. Dễ dàng nhận thấy trong các kỳ họp Quốc hội hay họp nóng với lãnh đạo cấp trên, bác luôn dành tâm huyết, cống hiến để giải quyết những tồn động – những vấn đề nóng của xã hội.
Có thể nói, “gang” và “thẳng” mọi lúc mọi nơi ở Đà Nẵng chỉ có mình bác Thanh. Bác không ngại nói thẳng với cấp trên rằng: “Sở không cần có ô tô riêng” hay: “Làm việc đừng hô khẩu hiệu”. Phát biểu những điều này, bác không muốn công chức xài phí một đồng nào của người dân. Bác luôn kêu gọi mọi người làm trong bộ máy chính quyền phải tiết kiệm, làm đúng trách nhiệm và không được “ăn thêm” tiền của dân. Chính bác là người đề xuất lắp camera để theo dõi cảnh sát nhận mãi lộ và bắn hạ cướp có vũ khí. Chính sự nhiệt tâm, cương trực của bác đã làm tấm gương cho rất nhiều cán bộ công nhân viên trẻ. Gặp cán bộ trẻ làm ở những bộ phận an ninh, chính trị có cơ hội là bác động viên, thổi lửa. Câu nói chí tình, chí nghĩa: Cán bộ trẻ phải bản lĩnh, kiên nhẫn và chịu áp lực tốt” chính là khẩu hiệu, phương châm làm việc mà bác thường nói với nhiều cán bộ mới vào nghề.
Bao giờ cũng vậy, trong những cuộc họp thường niên hay những cuộc họp đột xuất, bất thường tại nơi đương nhiệm, bác Thanh đều yêu cầu mọi cán bộ phải làm trước khi nói và tuyệt đối không được sách nhiễu, vòi tiền người dân hay doanh nghiệp. Bác thường chia sẻ: “Các đồng chí đừng biến mình thành những con thú trong rạp xiếc, cứ thấy cho ăn thì mới làm mà hãy làm trước đi, và nếu làm tốt thì người dân cũng sẽ không quên ơn đâu”.
Và đúng như những gì bác Thanh nói, quả thật bây giờ có rất nhiều người dân yêu thương bác, ủng hộ bác và đặt vào bác Thanh nhiều niềm tin trọn vẹn. Bởi với họ, bác Thanh không chỉ là người lãnh đạo tài giỏi, có tâm, có trách nhiệm mà còn là người lãnh đạo luôn sống đúng với lời kêu gọi học tập và làm việc theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.
Hải Dương
Hiện chưa có phản hồi nào.