Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng » Văn hóa - Giải trí » Ngôi mộ chứng minh chủ quyền Hoàng Sa ở Lý Sơn

Mộ Cai đội Hoàng Sa Phạm Hữu Nhật được xem là bằng chứng chứng minh các thế hệ Lý Sơn từng ra Hoàng Sa, Trường Sa nhiều thế kỷ trước.

  • >> Xây dựng trường học trên đảo Trường Sa

  • >> Hè về ở Trường Sa

  • >> Tiến sỹ Việt Nam đầu tiên về Hoàng Sa, Trường Sa

  • >> 80 tấm bản đồ cổ khẳng định Hoàng Sa, Trường Sa không thuộc Trung Quốc

  • >> Tình yêu biển quê hương ở ngôi làng chuyên xây đảo Trường Sa

Cùng với hàng nghìn mộ gió binh phu Hoàng Sa, mộ Cai đội Hoàng Sa Phạm Hữu Nhật được xem là bằng chứng chứng minh các thế hệ Lý Sơn từng ra Hoàng Sa, Trường Sa nhiều thế kỷ trước.

Vị anh hùng Phạm Hữu Nhật tên thật là Phạm Văn Triều, là thế hệ thứ tư của thủy tổ họ Phạm (Văn) ở huyện đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi), thủy quân chánh đội trưởng suất đội Hoàng Sa triều Nguyễn trong lịch sử Việt Nam.

Ông Phạm Thoại Tuyền, Hậu duệ đời thứ 5 bên ngôi mộ chiêu hồn Cai đội trưởng Hoàng Sa Phạm Hữu Nhật ở thôn Đông, xã An Vĩnh, huyện đảo Lý Sơn.

Ông Phạm Thoại Tuyền, Hậu duệ đời thứ 5 bên ngôi mộ chiêu hồn Cai đội trưởng Hoàng Sa Phạm Hữu Nhật ở thôn Đông, xã An Vĩnh, huyện đảo Lý Sơn.

Đại Nam thực lục (Chính biên, đệ nhị kỉ, quyển 6) viết: “Sai suất đội thủy quân Phạm Hữu Nhật đưa binh thuyền đi, đem theo mười cái bài gỗ dựng làm dấu mốc. Mỗi bài gỗ dài 5 thước, rộng 6 tấc và dày 1 tấc; mặt bài khắc những chữ: Năm Minh Mạng thứ 17, năm Bính Thân 1836, thủy quân chánh đội trưởng suất đội Phạm Hữu Nhật, vâng mệnh ra Hoàng Sa xem xét đo đạc, đến đây lưu dấu để ghi nhớ”.

Sau khi đến nơi, đội của Phạm Hữu Nhật đã dừng lại cắm mốc, dựng bia chủ quyền, đo đạc thủy trình, trồng thêm cây cối, thu lượm hải vật ở từng điểm đảo. Mỗi lần ra Hoàng Sa, Phạm Hữu Nhật dẫn đầu từ năm đến sáu chiếc thuyền với khoảng mười người trên mỗi thuyền.

Năm 1854, Phạm Hữu Nhật mất tích trên biển. Sau đó, gia đình và họ tộc đã an táng ông bằng một nấm mộ chiêu hồn không có hài cốt (tức mộ gió) tại thôn Đông, xã An Vĩnh, bên cạnh ngôi mộ của cụ thủy tổ họ Phạm Văn, một trong sáu vị tiền hiền khai cư làng An Vĩnh trên đảo Lý Sơn.

Tượng Cai đội Hoàng Sa Phạm Hữu Nhật được tìm thấy ở huyện đảo Lý Sơn.

Tượng Cai đội Hoàng Sa Phạm Hữu Nhật được tìm thấy ở huyện đảo Lý Sơn.

Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Quảng Ngãi vừa quyết định hỗ trợ 100 triệu đồng cho tộc họ Phạm Văn tôn tạo, xây dựng ngôi mộ cai đội Hoàng Sa Phạm Hữu Nhật trong quần thể di tích chủ quyền Hoàng Sa ở huyện đảo Lý Sơn.

“Việc tôn tạo, xây dựng mộ Cai đội Hoàng Sa nhằm tri ân vị anh hùng dân tộc năm xưa đã giong thuyền ra biển Đông cắm cột mốc khẳng định chủ quyền quần đảo Hoàng Sa. Ngôi mộ còn có ý nghĩa giáo dục truyền thống yêu nước cho thế hệ trẻ hôm nay và mai sau”, TS Nguyễn Đăng Vũ, Giám đốc Sở Văn hóa Quảng Ngãi nói.

Nghe tin Nhà nước hỗ trợ tôn tạo, xây mộ Cai đội Hoàng Sa Phạm Hữu Nhật, TS Sử học Nguyễn Nhã, chuyên gia về Hoàng Sa – Trường Sa gửi về tộc họ Phạm Văn hai câu đối để khắc lên bia mộ: “Đảo Lý Sơn quê hương dân binh Hoàng Sa/ Hùng binh đội, Cù Lao Ré- gốc tích suất đội thủy quân Phạm tướng công”.

(BKTO)

Kết bạn với Thủ tướng trên Facebook
Thích và chia sẻ bài này trên Facebook

Hiện chưa có phản hồi nào.

Gửi phản hồi

  • Tổng bí thư

    Nguyễn Phú Trọng

  • Chủ tịch nước

    Trương Tấn Sang

  • Chủ tịch Quốc hội

    Nguyễn Sinh Hùng

  • Biển đảo Việt Nam

    Trường sa - Hoàng sa