Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng » Quốc tế » Mỹ lép vế trước Trung Quốc tại Đông Nam Á?

Tổng thống Barack Obama có thể tự cảm thấy hài lòng với chiến lược “hướng trọng tâm vào Châu Á” mà ông đang thực hiện nhưng một số nhà lãnh đạo Châu Á cảnh báo, Mỹ vẫn làm chưa đủ để đối phó với thách thức đặt ra từ một Trung Quốc đang nổi lên.

  • >> (CĐ 14) – Phần 2.2: Ăn một quả táo Trung Quốc mỗi ngày đủ cho các bác sĩ khoa ung thư có việc làm cả đời

  • >> Sri Lanka cảnh giác du khách Trung Quốc

  • >> Trung Quốc xuất bản sách trắng về đảo tranh chấp

  • >> (CĐ 14) – Phần 7.3: Đại bàng Mỹ đã biến thành con bồ câu to lớn nhất thế giới

  • >> Trung Quốc đang nghiên cứu lò phản ứng hạt nhân cho tàu sân bay?

Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long trong chuyến thăm Washington tuần này đã đưa ra một thông điệp mang tính cảnh báo rằng, “Chúng tôi muốn Mỹ và giới lãnh đạo Mỹ đóng vai trò là một cường quốc cân bằng trong khu vực nhưng các bạn đang tụt lại phía sau Trung Quốc, đặc biệt là trong lĩnh vực quan hệ kinh tế và thương mại”.

Thủ tướng Lý Hiển Long (bên trái) và Tổng thống Obama

Thủ tướng Lý Hiển Long (bên trái) và Tổng thống Obama

“Trong suốt thập kỷ qua, Trung Quốc đã trở thành đối tác thương mại hàng đầu của hầu hết tất cả các quốc gia Đông Nam Á, trong đó có cả các đồng minh của Mỹ như Philippines và Thái Lan”, Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long cho biết tại bữa tiệc tối ở Washington hôm 2/4. Đây là bữa tiệc do Phòng Thương mại Mỹ và Hội đồng Kinh doanh Mỹ-ASEAN chủ trì.

Theo ông Lý Hiển Long, bước đầu tiên mà Mỹ nên thực hiện để bắt đầu đối phó với sự nổi lên của Trung Quốc là, Mỹ cần phải “thực hiện một chiến lược thương mại tích cực hơn với ASEAN”, 10 nước thuộc Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á. Thủ tướng Singapore cho rằng, “ở Châu Á, thương mại là chiến lược”.

Chính quyền Mỹ đã đặt vấn đề phát triển quan hệ thương mại với Châu Á là trọng tâm trong nhiệm kỳ 2 của ông Obama. Tổng thống Mỹ đang kêu gọi hoàn thành việc xây dựng Thỏa thuận Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) vào cuối năm nay. Đây là một thỏa thuận nhằm xây dựng một khu vực tự do thương mại giữa 11 quốc gia Thái Bình Dương, trong đó có Singapore, Chile, New Zealand, Brunei, Mỹ, Australia, Việt Nam… Nhật Bản cũng đang bày tỏ mong muốn tham gia vào TPP.

Đáp lại những phát biểu mang tính cảnh báo của ông Lý Hiển Long, Tổng thống Obama đã nhắc lại mục tiêu hoàn thành TPP vào cuối năm nay. Ông chủ Nhà Trắng cũng nhấn mạnh đến vai trò then chốt của Singapore trong việc giúp Mỹ duy trì vị trí tích cực trong vấn đề an ninh và quốc phòng của khu vực. Ông Obama đã cảm ơn Thủ tướng Lý Hiển Long và Singapore về việc “đã tạo thuận lợi cho Mỹ duy trì sự hiện diện có hiệu quả ở Thái Bình Dương”.

Singapore là một đối tác rất quan trọng trong chiến lược “hướng trọng tâm” vào Châu Á-Thái Bình Dương của Mỹ. Ngoài mối quan hệ kinh tế bền chặt, giữa Mỹ và Singapore còn có sự hợp tác mật thiết trong lĩnh vực an ninh. Singapore sẽ là nơi mà Mỹ triển khai tới 4 tàu tác chiến cận bờ (LCS) tối tân trên cơ sở luân phiên. Chiếc tàu đầu tiên loại này – USS Freedom sẽ đến đóng tại Singapore vào cuối tháng này.

Trong hai năm qua, Trung Quốc luôn ở trong trạng thái lo lắng, bất an trước những bước đi của Mỹ trong việc thực hiện chiến lược quay trở lại Châu Á-Thái Bình Dương. Theo chiến lược được Tổng thống Barack Obama công bố hồi cuối năm 2011, Mỹ sẽ đầu tư một nguồn lực ngoại giao và quân sự đáng kể vào Châu Á trong một nỗ lực nhằm bảo vệ lợi ích và mở rộng ảnh hưởng của nước này trong khu vực đang được coi là đầu tàu của nền kinh tế toàn cầu này. Tuy nhiên, theo ông Lý Hiển Long, để thực hiện chiến lược hướng trọng tâm vào Châu Á một cách toàn diện đủ để làm đối trọng với Trung Quốc, Mỹ cần phải đẩy mạnh phát triển quan hệ kinh tế, thương mại với các nước trong khu vực.

Chuyến thăm Washington hồi tuần này của Thủ tướng Lý Hiển Long diễn ra trong bối cảnh căng thẳng ở bán đảo Triều Tiên leo thang và chính quyền ông Obama đang nỗ lực một cách rõ ràng để chứng tỏ rằng “chiến lược hướng trọng tâm vào Châu Á” của Mỹ không chỉ là trên lời nói. Chuyến thăm của ông Lý Hiển Long là chuyến thăm thứ 3 của một nhà lãnh đạo Châu Á diễn ra trong những tuần đầu tiên trong nhiệm kỳ 2 của Tổng thống Obama.

Trước đó, Ông chủ Nhà Trắng đã mời tân Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe là khách mời đầu tiên đến thăm Mỹ trong nhiệm kỳ hai của ông. Quốc vương Brunei đến Washington hồi tháng 3 và tân Tổng thống Hàn Quốc dự kiến sẽ có chuyến thăm đến Nhà Trắng vào tháng 5 tới.

Tuần này, Ngoại trưởng Philippines – ông Albert del Rosario cũng đã có mặt ở Washington và có cuộc gặp đột xuất với Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel khi ông này ghé thăm cuộc họp của ông Del Rosario với Thứ trưởng Quốc phòng Ashton Carter. Mục đích chuyến ghé thăm của ông Hagel là để chứng tỏ Mỹ rất coi trọng việc củng cố mối quan hệ an ninh với một đối tác hàng đầu Đông Nam Á.

Ngoại trưởng Mỹ John Kerry vừa có cuộc gặp với Ngoại trưởng Philippines hôm 2/3 và gặp Thủ tướng Lý Hiển Long hôm 3/3. Ông này sẽ thực hiện chuyến công du Châu Á đầu tiên vào cuối tuần tới. Ông sẽ thăm các nước gồm Hàn Quốc, Nhật Bản và Trung Quốc.

(BVMO)

Kết bạn với Thủ tướng trên Facebook
Thích và chia sẻ bài này trên Facebook

Hiện chưa có phản hồi nào.

Gửi phản hồi

  • Tổng bí thư

    Nguyễn Phú Trọng

  • Chủ tịch nước

    Trương Tấn Sang

  • Chủ tịch Quốc hội

    Nguyễn Sinh Hùng

  • Biển đảo Việt Nam

    Trường sa - Hoàng sa