Nói như vậy có nghĩa là dẫu cho bây giờ, Ủy ban Tài chính- Ngân sách có chấp nhận mức khởi điểm cho người dân nộp thuế thu nhập cá nhân với mức khởi điểm như thế thì vẫn chưa hợp lý và chưa phù hợp với tình hình kinh tế của đất nước Việt Nam hiện nay.
Trống đánh xuôi, kèn thổi ngược!
Thuế thu nhập cá nhân (TNCN) chủ yếu được hình thành trên cơ sở mức lương, mức sống, mặt bằng đời sống thị trường của người dân và trên nhiều cơ sở khác. Nhìn vào thực tế thì mức sống của người dân ta chưa phải là cao và đầy đủ tiện nghi. Thời gian qua, từ dịch vụ y tế, học phí giáo dục, nhà trọ, điện nước đến xăng, dầu… tất cả các mặt hàng buôn bán trên thị trường đều tăng, đó là thực tế. Vậy thì, quan điểm: “Có thu nhập là phải đóng thuế” của Ủy ban Tài chính- Ngân sách phát biểu trong phiên thảo luận về dự án sửa đổi, bổ sung Luật Thuế thu nhập cá nhân ngày 12-9 có hợp lý?
Trong khi bà Vũ Thị Mai, Thứ trưởng Bộ Tài chính đồng cảm với người dân: “Đề xuất mức khởi điểm chịu thuế 9 triệu đồng và mức giảm trừ gia cảnh 3,6 triệu đồng” và ông Huỳnh Ngọc Sơn, Phó chủ tịch Quốc Hội ủng hộ Tờ trình của Chính phủ thì Ủy ban Tài chính- Ngân sách- nơi đại diện cho dân lại “bỏ rơi”, “dội gáo nước lạnh” vào dân mình và cho rằng: “Nếu nâng mức khởi điểm nộp thuế quá cao thì số người nộp thuế sẽ giảm mạnh, mỗi năm ngân sách nhà nước sẽ mất khoảng mười mấy ngàn tỷ đồng”?!
Nên tính có lợi cho dân
Đứng về phía người dân, Phó chủ tịch Quốc Hội cật vấn: “Bên Chính phủ bảo bây giờ thương dân như thế, mình đại diện cho dân mình có thương dân không?Tại sao không bảo người ta thêm lên nữa đi, 9 triệu rưỡi hay 10 triệu chẳng hạn”. Liệu có người dân nào ủng hộ mức chịu thuế như đề xuất của Ủy ban TC & NS? Và sự thật là không ai ủng hộ!
Đồng ý rằng đã là công dân thì phải có trách nhiệm với đất nước và nộp thuế để xây dựng đất nước. Thế nhưng nếu thu nhập 9 triệu/ tháng, người dân không đủ xoay sở cuộc sống, phải nộp thuế nữa thì gánh mưu sinh của người dân sẽ nặng hơn. Nộp thuế như vậy là không cân đối với mức sống người dân. Với lại, không phải người dân nộp thuế nhiều mới gọi là yêu nước mà vấn đề là sử dụng thuế của nhân dân thế nào cho có hiệu quả, không lãng phí và không tham nhũng thì mới là cái gốc. Với người dân, mức khởi điểm nộp thuế phải phù hợp với hoàn cảnh của từng cá nhân. Có thể, với người này 9 triệu là đủ sống nhưng với người khác, phải chăm sóc gia đình, bản thân bệnh tật thì khoản tiền đó không đủ chi tiêu. Vì vậy mà Ủy ban TC & NS nên nhìn vào thực tế cuộc sống người dân và lấy ý kiến của người dân trước khi đưa ra Tờ trình.
Chị Phương, nhân viên công ty truyền thông chia sẻ: “Lương hiện tại của tôi là 9 triệu nhưng không đủ lo cho bản thân mình. Bản thân bệnh tật, tiền thuốc thang, sinh hoạt rồi học nâng cao kiến thức…thật sự số tiền làm được không đủ chi. Thay vì không chịu thuế thu nhập cá nhân thì khoản tiền đó tôi gửi tích lũy, để dành lo cho mẹ. Giờ bị đánh thuế thì tôi không còn khoản nào lo cho gia đình mình hết”.
Nếu Ủy ban TC & NS cho rằng phải giảm mức chịu thuế của người xuống để đảm bảo nguồn thu ngân sách nhà nước là không hề đúng. Theo Luật sư Nguyễn Thái Sơn thì nguồn thu ngân sách nhà nước mỗi năm đều tăng. Trong khi đó nguồn thu từ số người nộp thuế TNCN bậc 2 chiếm 30% nhưng 3 năm qua họ nộp cho ngân sách khoảng 90% tổng thu. Còn người chịu thuế TNCN tính từ bậc 1 chiếm 70% nhưng chỉ nộp ngân sách có 10%.
Không phải một cách duy nhất?
Có rất nhiều cách làm đầy ngân sách nhà nước chứ không phải chỉ có cách duy nhất đánh thuế thu nhập người dân. Điển hình, nếu nhà nước chống được tham nhũng, giảm thiểu trì trệ trong việc xây dựng các công trình thiết nghĩ hàng năm ngân sách nhà nước tiết kiệm hàng trăm tỷ đồng. Nếu làm được như vậy chắc chắn rằng gánh nặng trên vai người dân sẽ được giảm bớt. Còn nếu bây giờ áp đặt người thu nhập bậc 1 trở xuống vẫn phải đóng thuế, không ai đảm bảo rằng không có tình trạng trốn thuế và người dân lại phải lo tìm cách lạng lách, tránh đóng thuế TNCN. Lúc đó, vấn đề kiểm soát sẽ càng khó khăn hơn.
Vì sao Chính phủ muốn nâng mức khởi điểm chịu thuế TNCN? Đơn giản bởi vì Chính phủ muốn giảm gánh nặng và giúp người dân mình dễ thở hơn. Đó là điều mà người dân đang kỳ vọng. Thiết nghĩ, Ủy ban TC & NS nên bám sát vào đó mà thực hiện, để người dân nghèo có điều kiện chăm lo gia đình mình chu đáo hơn, đầy đủ hơn và có thêm tiền đầu tư cho thế hệ trẻ.
Bài viết nhận được từ bạn đọc Thanh Trúc
có những việc làm khuất mắt và vì cái lợi trước mắt..họ giàu lên rất nhanh, nhưng hậu quả để lại thật nặng nề..vấn đề này may ra chỉ có thể dựa vào lương tâm…thời đại này,lương tâm bị chi phối bởi đồng tiền…ngay cạnh tôi, có người làm những việc trái luật, phạm luật..nhưng tôi làm được gì khi lý lẽ tôi không có,thế lực tôi không bằng họ..,nếu bác Hồ còn sống thì chúng ta bớt khổ…! huhu..
Các bác còn cãi nhau đến bao giờ ??? Nhanh nhanh lên cho dân đỡ khổ. Chẳng nhẽ trường kì tranh cãi hay sao??
Bác Dũng nói qúa đúng, cháu thấy cũng ko phù hợp với thời điểm hiệnnay. Phải cao hơn nữa thì mới phù hợp trong vài năm tới nữa, ko thì suốt ngày phải chạy theo sửa đổi luật mất!
Bác Dũng phải có tiếng nói về vấn đề này đi ạh, chứ như vậy đời sống dân ta bao giờ mới khá lên được ạh?