Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng » Bạn đọc » Góp ý sửa đổi Hiến pháp 1992: “Gửi các tiến sĩ giấy”

Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là luật cơ bản của Nhà nước, có hiệu lực pháp lý cao nhất. Là một công dân của đất nước, được cùng hàng triệu đồng bào ta đóng góp ý kiến về dự thảo sửa đổi bổ sung Hiến pháp năm 1992 là niềm vinh dự lớn lao của bản thân, cũng như hiểu rõ hơn sự nỗ lực thực hiện tốt quyền công dân của Đảng và nhà nước ta.

  • >> Một đảng là tai họa, đa đảng là ưu việt?

  • >> Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng: Sửa đổi Hiến pháp nhằm xây dựng một đạo luật gốc

  • >> Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng tiếp thu góp ý dự thảo Hiến pháp

Song đây cũng là cơ hội để những phẩn tử bất mãn với chế độ, bọn phản động vin vào quyền dân chủ để sửa đổi hiến pháp theo hướng có lợi cho chúng tập trung vào xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng mà Điều 4 nêu rõ.

Từ mọi miền của Tổ quốc, những ý kiến đóng góp của nhân dân là cơ sở vững chắc nhất cho sự kiện toàn của văn bản pháp lý có giá trị nhất này. Nhưng cũng không thiếu những quan điểm lệch lạc, duy ý chí của nhiều người mà tiêu biểu là Giáo sư, tiến sĩ, viện  sĩ Hoàng Xuân Phú – Phó chủ tịch hội đồng viện toán học Việt Nam. Tôi viết vài dòng này không phải bằng tư cách của một sinh viên gửi đến vị giáo sư hàng đầu theo kiểu “trứng đòi khôn hơn vịt” mà bằng tư cách của những người dân cùng tham gia vào công việc hệ trọng của đất nước mình.

“Trong thế giới văn minh, quyền lãnh đạo đất nước của  một Đảng chính trị chỉ có thể giành được thông qua tranh đấu và bầu cử dân chủ”. Vị giáo sư toán học bắt đầu bằng một chân lý như giành riêng cho Đảng khiến rất nhiều người dù không biết giáo sư đã có đóng góp gì cho toán học nước nhà nhưng ít ra cũng phát biểu một chân lý mà đã là người Việt Nam ai cũng biết.

Góp ý kiến về dự thảo sửa đổi bổ sung Hiến pháp năm 1992

“Không thể lấy công lao trong một giai đoạn quá khứ để bù lại cho hiện tại yếu kém với bao sai lầm tội lỗi và áp đặt cho cả tương lai vô định”. Giáo sư kính mến, thật đáng căm thù khi ngài đang dội một gáo nước lạnh vào hơn 80 triệu người dân Việt Nam chúng tôi đấy. Ngài giỏi toán ắt đếm được “một giai đoạn” ấy là bao nhiêu năm nhưng có lẽ ngài chưa kinh qua bom đạn khói lửa để ngài hiểu được nỗi đau của những người dân mất nước u uất như thế nào đâu. Ngài không được học văn nên ngài không biết đến “văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc” để hiểu những người nông dân xưa đã quyết tâm như thế nào khi triều đình bất lực, họ sẵn sàng đánh đổi tính mạng mình để giành lại độc lập. Ngài không được học Lịch sử nên ngài sẽ không bao giờ biết được niềm hân hoan vỡ òa trong hạnh phúc của hàng triệu người dân Việt Nam khi Bác Hồ đọc tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nước VNDCCH ngày 2/9/1945. Ngài đã khi nào nghĩ rằng trong khoảnh khắc thiêng liêng không bao giờ trở lại ấy, ông bà của ngài đã ở đó lắng nghe lời Bác và một lòng đi theo Đảng? “Một giai đoạn quá khứ” mà đánh đổ được chế độ phong kiến tồn tại hàng nghìn năm và 2 kẻ thù sừng sỏ bậc nhất thế kỷ thì ngài nghĩ liệu có một nước  nào anh hùng như thế không?

Tôi sinh ra khi đất nước đã hòa bình nhưng qua những câu chuyện của bà tôi kể về những năm bom Mỹ làm sáng rực những đêm tối, về người hàng xóm mang nỗi đau do di chứng chất độc màu da cam cũng đủ để tôi hiểu dân ta đã kiên cường như thế nào và đã tin tưởng vào Đảng ra sao, nay tôi kể lại cho ngài. Ngài nói “giai đoạn quá khứ” ấy để bù lại cho hiện tại yếu kém với bao sai lầm tội lỗi áp đặt cho cả tương lai. Vâng tôi không phủ nhận những tồn tại của đất nước nhưng ngài là người đi đây đi đó tôi nghĩ ngài sẽ không phát ngôn ấu trĩ như thế đâu. Các cụ đã nói “mỗi cây mỗi hoa mỗi nhà mỗi cảnh”  rồi mà, để tôi khai sáng cho ngài nhé: khi nước Mỹ đang bước vào cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật lần 2 thì cách mạng nước ta đang sục sôi, khi Mỹ đạt được nhiều thành tựu trên nhiều lĩnh vực thì dân ta còn nghèo lắm cơm không đủ ăn cơ mà. Sự so sánh về xuất phát điểm quả là khập khiễng và không nên đúng không ngài ? Ngài là một vị giáo sư đầu ngành của toán học nước nhà, ngài không tin tưởng vào tương lai của đất nước thì thử hỏi ngài có xứng đáng là 1 công dân Việt Nam không? Tôi nghĩ là trên thế giới này không kể nước giàu hay nghèo, ở đâu cũng vậy thôi, chính phủ nước nào cũng cần lắm niềm tin của nhân dân vào tương lai của đất nước. Được ăn học tử tế như ngài mà có thể phát ngôn những câu như thế thì tôi tin ngài xứng đáng với danh hiệu “tiến sĩ giấy” mà những người Việt yêu nước “phong tặng” trước “công trình nghiên cứu” vĩ đại này của ngài.

Ngài đừng bao giờ vơ đũa cả nắm khi cho rằng: nắm quyền lực bao trùm đất nước là những người vốn chỉ đi theo hoặc ăn theo cách mạng, hoặc từng được cách mạng o bế và cưu mang thôi… Tôi không ngờ ngài lại lộ rõ bộ mặt phản động của mình như thế đâu. Ngài đừng nghĩ rằng ai cũng là “tiến sĩ giấy” như mình nhé, biết thì thưa thới không biết thì dựa cột mà nghe-câu nói này được tặng riêng cho ngài đấy.

Lãnh đạo Đảng nhà nước là phần lớn là những người từng vào sinh ra tử, được tôi luyện qua những năm kháng chiến ác liệt, họ được bồi dưỡng trang bị học vấn và đạo đức nghề nghiệp và quan trọng là họ được nhân dân tin tưởng, yêu mến. Nếu được chứng kiến cảnh 1 vị lãnh đạo cấp cao về thăm địa phương, được thấy cảnh người dân sẽ kéo đến rất đông, được nhìn thấy hay được một cái bắt tay cũng là niềm vui của những người dân bình dị thấy. Nhưng tôi tin chắc là ở học vị cao như ngài nếu có về địa phương cũng chẳng ai muốn tới xem ngài là ai đâu ,có chăng chỉ là sự tò mò về mặt mũi kẻ phản động xem hình thù có bị biến dạng gì không mà suy nghĩ lại đồi bại như thế?

Ngài nghĩ Đảng không còn xứng đáng không còn được đa số nhân dân tín nhiệm mà vẫn dùng Hiến pháp áp đặt vai trò lãnh đạo thì không còn tử tế và không còn vì dân nữa nên cần thiết phải xóa bỏ Điều 4 Hiến pháp. Giáo sư ạ, Hiến pháp của nước chúng tôi quy định rõ thể chế kinh tế chính trị và quyền lợi của chúng tôi gắn kèm đó là nghĩa vụ công dân. Có lẽ tôi không nên giải thích gì với người chưa được bồi dưỡng văn hóa như ngài thì hơn vì như thế này thật chẳng khác gì nước đổ đầu vịt.

Ngài ca ngợi CNTB, đề cao xã hội đa đảng nhưng ngài hãy nhớ là ở trong chăn mới biết chăn có giận. Ngài chỉ sang nước ngoài để ăn ngủ với những con số thì làm sao ngài hiểu được ngay tại những nước tư bản, những khu nhà ổ chuột vẫn mọc lên như nấm, các tệ nạn xã hội thanh toán nhau bằng xã hội đen diễn ra ầm ầm, không nói gì đâu xa ngài hãy thử làm người da đen để cảm nhận rõ cái mà ngài gọi là dân chủ. Tôi tin khi ngài hiểu được vấn đề cũng là lúc ngài mắc căn bệnh thế kỷ như 1 bộ phận không nhỏ người Mỹ đang sống chung với AIDS hay ngài đã thân tàn ma dại bởi sự bóc lột khinh miệt cuả người da trắng,. Tôi không phủ nhận là các nước tư bản đã từng rất phát triển, nhưng ngài có biết những cuộc khủng hoảng kinh tế, xung đột sắc tộc, khoảng cách giàu nghèo đang đe dọa sự tồn tại của CNTB bản không? không lấy gì xa xôi, cuộc khủng hoảng nợ công của Châu Âu Hy Lạp từ năm 2010 đến nay là ví dụ sống động nhất cho ngài.

Ngài nói về những mặt trái trong xã hội những nước XHCN, tôi không phân bua với người không biết chuyện đâu. Nhưng tôi sẽ kể cho ngài nghe, chúng tôi được học về luật pháp trong xã hội phong kiến Việt Nam xưa, bọn phản động sẽ được hưởng hình phạt là chặt tay chặt chân hay chặt đầu rồi bêu lên ngọn tre đầu làng… Tôi nghĩ ngài nên cám ơn đất nước vì luật pháp còn rất nhẹ tay với những kẻ phản động. Ngài còn đọc được những dòng này là ngài còn sống đấy chứ lùi lại lịch sử thì tôi tin chắc đầu của ngài đang ở nơi cao lắm.

Lời kết xin kính mong tiến sĩ giấy hãy phát ngôn kỹ trước khi nói .

Hoàng Thị Nguyên

Tin liên quan
Sửa đổi Hiến pháp
  • Hiến pháp thể hiện tâm nguyện toàn Đảng, toàn dân

    - 27/03/2013

  • Phát huy trí tuệ tuổi trẻ vào sửa đổi Hiến pháp 1992

    - 27/03/2013

  • Ông Nguyễn Đình Lộc với Kiến Nghị 72 và quyền công dân

    - 24/03/2013

  • Luật cư trú: Bố mẹ chết, con mới được nhập khẩu nhà người thân?

    - 21/03/2013

  • Phỏng vấn Chủ tịch MTTQ Hà Tĩnh về “bản Kiến nghị 72″ trên VTV

    - 21/03/2013

Kết bạn với Thủ tướng trên Facebook
Thích và chia sẻ bài này trên Facebook
Tags: Hiến pháp năm 1992, sửa đổi Hiến pháp
Share on Link Hay! Share on Facebook! Tweet This!

Hiện chưa có phản hồi nào.

Gửi phản hồi

  • Tổng bí thư

    Nguyễn Phú Trọng

  • Chủ tịch nước

    Trương Tấn Sang

  • Chủ tịch Quốc hội

    Nguyễn Sinh Hùng

  • Biển đảo Việt Nam

    Trường sa - Hoàng sa