Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng » Chính phủ Việt Nam » Để mỗi thầy cô giáo là một tấm gương sáng

Ngày 5/3, ngành giáo dục và đào tạo Hà Nội tổ chức Hội nghị tổng kết 5 năm thực hiện cuộc vận động “Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo”.

  • >> Năm 2012: Số vụ ngộ độc và tử vong do rượu tăng cao

  • >> Đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục Việt Nam

  • >> Khởi công tu bổ, tôn tạo di tích Lăng và Đền thờ Kinh Dương Vương


Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân đã tới dự và phát biểu tại Hội nghị. Cuộc vận động “Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo” được Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp với Công đoàn Giáo dục Việt Nam phát động là sự vận dụng tinh thần của Cuộc vận động học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.
Cuộc vận động này đã nhận được sự hưởng ứng mạnh mẽ, tích cực, từ đó tạo ra sự chuyển biến sâu sắc góp phần nâng cao nhận thức và nghiệp vụ sư phạm của đội ngũ giáo viên.

Tinh thần xuyên suốt của Cuộc vận động trong 5 năm qua đã góp phần làm chuyển biến chất lượng đội ngũ, chất lượng giáo dục toàn diện trong hệ thống giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục thường xuyên, giáo dục chuyên nghiệp toàn thành phố.

Các đại biểu dự Hội nghị đều khẳng định, sau 5 năm thực hiện Cuộc vận động, ngành giáo dục và đào tạo Hà Nội đã xây dựng được nền tảng vững chắc cho sự phát triển giáo dục Thủ đô trong những năm tiếp theo.

Lắng nghe những kinh nghiệm thực tế sinh động được tổng kết trong quá trình triển khai Cuộc vận động, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân đánh giá cao một số tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo như thầy giáo Nguyễn Đức Trường (THCS Đa Tốn – Gia Lâm), cô giáo Lê Thu Hương (Phó Giám đốc Trung tâm giáo dục thường xuyên Nguyễn Văn Tố), cô giáo Đinh Hạnh Quyên (Chủ tịch Công đoàn Trường chuyên Hà Nội – Amsterdam)…

Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân cho rằng, mấu chốt của phát triển giáo dục là mỗi thày cô là một tấm gương. Ảnh: VGP/Từ Lương

Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân cho rằng, mấu chốt của phát triển giáo dục là mỗi thày cô là một tấm gương. Ảnh: VGP/Từ Lương

Đặc biệt, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân ấn tượng sâu sắc với cách làm hàng năm của Trường PTTH Phan Huy Chú (Đống Đa) về việc nhà trường lấy ý kiến đánh giá của học sinh đối với toàn bộ đội ngũ giáo viên cho tới người lao công.

Những tấm gương đạo đức và sáng tạo trong ngành giáo dục và đào tạo Thủ đô đã nêu ra cách giải quyết cho vấn đề dạy thêm, học thêm và lạm thu tràn lan, gây bức xúc trong xã hội như thời gian qua. Nguyên nhân chủ yếu được đưa ra là học sinh đang lệ thuộc vào thầy, cô giáo, vì vậy học trên lớp không đủ, nên việc học thêm, dạy thêm đã phát triển quá nóng gây ra sự quá tải đối với học sinh. Đây là điều cần được các bậc phụ huynh phối hợp với thầy cô giáo để điều chỉnh kịp thời.

Tuy nhiên, một số hạn chế, tồn tại đã được thẳng thắn chỉ ra là nhận thức về ý nghĩa, tác dụng, trách nhiệm thực hiện Cuộc vận động của một bộ phận cán bộ quản lý còn chưa đầy đủ nên việc thực hiện Cuộc vận động ở một số đơn vị còn chưa sâu rộng, hình thức, chưa tạo ra chuyển biến tích cực.

Bên cạnh đó, một số lượng giáo viên còn ngại đổi mới phương pháp, ứng dụng phương tiện hiện đại trong giảng dạy; vẫn còn nhà giáo vi phạm đạo đức nhà giáo, chưa làm tốt vai trò làm gương của người thầy, ảnh hưởng đến uy tín và truyền thống của nhà giáo Thủ đô.

Phát biểu tại Hội nghị, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân khẳng định ngành giáo dục Hà Nội đã triển khai Cuộc vận động đúng yêu cầu đề ra.

Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân tặng hoa những thầy cô giáo nêu cao tấm gương đạo đức. Ảnh: VGP/Từ Lương

Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân tặng hoa những thầy cô giáo nêu cao tấm gương đạo đức. Ảnh: VGP/Từ Lương

Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân cho rằng, khi đề cập đến vấn đề phát triển giáo dục, mấu chốt vấn đề là ở các thầy cô giáo, mà điều căn bản, cốt lõi nhất của thầy cô giáo phải là tấm gương về đạo đức. Bởi ở cấp phổ thông nhiệm vụ chính là dạy học sinh trở thành công dân tốt, muốn như vậy thầy cô giáo trước hết phải là công dân tốt. Nhưng trong một xã hội không ngừng phát triển, thầy cô giáo cũng phải không ngừng phát triển, thầy cô giáo phải là một tấm gương tự học, tự nỗ lực.

Phó Thủ tướng cho rằng, đã có nhiều quan điểm của phương Tây cho rằng, học sinh được coi là trung tâm của giáo dục, nhưng thầy giáo phải là trung tâm của trung tâm bởi lẽ học sinh có thể chủ động, nỗ lực sáng tạo nhưng những người giao nhiệm vụ học tập cho học sinh vẫn phải là thầy cô giáo. Vậy làm thế nào để biết được thầy cô giáo là tấm gương đạo đức, tự học để các em học sinh noi theo. Phó Thủ tướng gợi ý nên chăng chúng ta có cách lắng nghe ý kiến của học sinh một cách khách quan nhưng với cách thức nhẹ nhàng và hiệu quả nhất để từ đó biết được mình đang ở đâu.

“Thụy Sỹ là đất nước có nền giáo dục tiên tiến, hàng năm họ tổ chức một ngày thu nhận ý kiến của học sinh trên cả nước. Mỗi em học sinh có thể ghi ra những tâm tư, nguyện vọng, đánh giá về thầy cô của họ, sau đó phụ huynh học sinh cùng các thầy cô giáo sẽ đọc từng kiến nghị đó”, Phó Thủ tướng dẫn ví dụ.

TL (VGP)

Kết bạn với Thủ tướng trên Facebook
Thích và chia sẻ bài này trên Facebook

Hiện chưa có phản hồi nào.

Gửi phản hồi

  • Tổng bí thư

    Nguyễn Phú Trọng

  • Chủ tịch nước

    Trương Tấn Sang

  • Chủ tịch Quốc hội

    Nguyễn Sinh Hùng

  • Biển đảo Việt Nam

    Trường sa - Hoàng sa