NHỮNG VẤN ĐỀ ẢNH HƯỞNG AN NINH QUỐC GIA MỸ ĐẾN TỪ CÁC
DOANH NGHIỆP VIỄN THÔNG TRUNG QUỐC – HUAWEI VÀ ZTE
Phần 25: ZTE không trả lời về việc tuân thủ luật sở hữu trí tuệ và các dự án liên quan đến quân đội
ZTE không cung cấp bất kỳ câu trả lời hoặc bằng chứng nào về việc tuân thủ luật sở hữu trí tuệ hoặc kiểm soát xuất khẩu của Mỹ
Vấn đề bảo vệ sở hữu trí tuệ và tuân thủ luật kiểm soát xuất khẩu của Mỹ là mối quan tâm cốt lõi Mỹ. Việc một doanh nghiệp tuân thủ luật lệ này phần nào cho thấy doanh nghiệp đó đáp ứng các chuẩn mực kinh doanh quốc tế và không chịu ảnh hưởng từ nhà nước.
Đại diện của doanh nghiệp kiên quyết từ chối bình luận về việc giới truyền thông gần đây cho rằng ZTE đã bán thiết bị những thiết bị đã cấm xuất khẩu cho Iran. Tại buổi điều trần ngày 13/09/2012, ZTE thừa nhận đang thực hiện điều tra nội bộ để xác định liệu xem hãng đã hủy bất kỳ tài liệu hoặc chứng cứ nào liên quan tới những hoạt động tại Iran hay chưa. Ông Zhu không cung cấp thông tin giúp cho Ủy ban để đánh giá phạm vi của những hoạt động này, việc tuân thủ luật pháp Mỹ, hoặc sự tham gia của quản lý vào việc khả năng hủy hoại các tài liệu và bằng chứng. ZTE không trả lời những câu hỏi cụ thể của Ủy ban về lý do tại sao hãng muốn hạn chế hoạt động kinh doanh tại Iran, ZTE liệu có hài lòng về những hợp đồng hiện tại ở Iran, và những hợp đồng này có bao gồm đào tạo, bảo trì các thiết bị giám sát tại Iran hay không. Ngoài ra, ZTE cũng từ chối trả lời các câu hỏi về các sản phẩm ZTE bán cho Iran và không cung cấp bất kỳ tài liệu về hoạt động của hãng tại Iran.
ZTE không cung cấp câu trả lời rõ ràng cho Ủy ban về hoạt động nghiên cứu phát triển của doanh nghiệp, đặc biệt các dự án liên quan đến quân đội hoặc chính phủ.
Từ những thông tin ban đầu về ZTE, Ủy ban đã chú trọng quan tâm đến hoạt động nghiên cứu phát triển của ZTE, đặc biệt là các hoạt động phục vụ cho lực lượng an ninh và quân đội Trung Quốc. Những thông tin này giúp Ủy ban đánh giá liệu một doanh nghiệp tham gia xây dựng cơ sở hạ tầng xung yếu tại Mỹ có đồng thời hợp tác nghiên cứu phát triển với chính phủ Trung Quốc nhằm tìm kiếm khai thác các lỗ hổng trong những hệ thống đó.
Mối liên hệ của ZTE với các viện nghiên cứu thuộc chính phủ Trung Quốc là mối quan tâm đặc biệt của Ủy ban. Ví dụ, ZTE thừa nhận một trong những cổ đông chính là Zhongxingxin, một phần được sở hữu bởi hãng vi điện tử Tây An – công ty con thuộc Viện nghiên cứu Công nghệ Điện tử hàng không Trung Quốc – là viện nghiên cứu của nhà nước. 17% cổ phần của Zhongxingxin thuộc về Aerospace Guangyu – một công ty con thuộc doanh nghiệp nhà nước chuyên sản xuất các sản phẩm công nghệ hàng không vũ trụ. ZTE không trả lời được các câu hỏi của Ủy ban về những loại sản phẩm mà viện nghiên cứu đã sản xuất, cung cấp cho chính phủ Trung Quốc, do đó, Ủy ban không thể đánh giá liệu có phải những công nghệ này được sản xuất cho mục đích quân sự hoặc tình báo.
Từ các mối quan hệ với viện nghiên cứu và các doanh nghiệp sản xuất của chính phủ Trung Quốc, Ủy ban tìm kiếm thêm thông tin chi tiết về các hoạt động nghiên cứu phát triển của ZTE, đặc biệt là những công việc phục vụ cho chính phủ, quân sự hoặc các lực lượng an ninh. ZTE tự hào cho biết đã thành lập 18 trung tâm nghiên cứu phát triển tiên tiến tại Trung Quốc, Pháp, Ấn Độ với hơn 30.000 chuyên gia nghiên cứu làm việc tích cực. ZTE còn cho biết 10% doanh thu hàng năm của hãng được đầu tư vào hoạt động nghiên cứu phát triển.
Tuy nhiên ZTE cũng không trả lời được các câu hỏi của Ủy ban về những công nghệ mà hãng làm ra hoặc chuyển giao cho chính phủ và quân đội Trung Quốc. Trong cuộc họp ngày 12/04/2012 giữa Ủy ban và các quan chức hãng ZTE, ông Steinert – thành viên hội đồng quản trị độc lập tuyên bố rằng, việc ZTE hoạt động với danh nghĩa doanh nghiệp viễn thông nhà nước không có nghĩa là ZTE phục vụ cho quân đội hay tình báo. Khi trả lời bằng văn bản, ZTE không trả lời rõ ràng về bản chất và phạm vi những công việc phục vụ cho quân đội hoặc lực lượng an ninh Trung Quốc. Thay vào đó, ZTE khẳng định rằng “nguồn tài trợ ZTE nhận được từ chính phủ hoặc các tập đoàn trong những năm qua không có gì khác biệt với những nguồn tài trợ tương tự từ các doanh nghiệp trên khắp thế giới tham gia vào hoạt động nghiên cứu phát triển.”
Với phạm vi hoạt động nghiên cứu phát triển của ZTE chỉ đơn giản là để đáp ứng quy trình chuẩn của chính phủ, Ủy ban không hiểu rõ tại sao ZTE từ chối trả lời các câu hỏi trực tiếp về chi tiết của các dự án. Vì lý do này, Ủy ban không thể bớt lo ngại rằng ZTE có liên quan tới hoạt động quân sự và tình báo hoặc các viện nghiên cứu của Trung Quốc.
nguyentandung.org lược dịch (Nguồn Intelligence House)
Hiện chưa có phản hồi nào.