Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng » Chuyên đề » (CĐ 7) – Phần 10: Huawei thất bại trong việc giải thích mối quan hệ với chính phủ Trung Quốc

NHỮNG VẤN ĐỀ ẢNH HƯỞNG AN NINH QUỐC GIA MỸ ĐẾN TỪ CÁC
DOANH NGHIỆP VIỄN THÔNG TRUNG QUỐC – HUAWEI VÀ ZTE

Mục lục
[ẩn]

Phần 10Huawei thất bại trong việc giải thích mối quan hệ với chính phủ Trung Quốc

Huawei thất bại trong việc giải thích mối quan hệ với chính phủ Trung Quốc và tuyên bố không nhận hỗ trợ từ chính phủ Trung Quốc là không xác đáng

Bản chất của nền kinh tế Trung Quốc có nhiều điểm tương đồng đến mối quan hệ giữa Huawei với chính phủ Trung Quốc. Chính Phủ Trung Quốc thường xuyên hỗ trợ tài chính cho ngành công nghiệp và các doanh nghiệp có tầm quan trọng chiến lược. Thực tế, các phân tích của nền kinh tế chính trị của Trung Quốc cho thấy:

Huawei hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh mà Bắc Kinh đề cập rõ ràng là một trong bảy “ngành chiến lược”. Các ngành chiến lược là những ngành được xem là cốt lõi cho các lợi ích và an ninh quốc gia. Trong các ngành này , Đảng Cộng sản Trung Quốc (CCP – Chinese Communist Party) đảm bảo “doanh nghiệp độc tôn” thống trị thị trường bằng sự kết hợp của bảo hộ thị trường, các khoản vay giá rẻ, các chương trình thuế và hỗ trợ, và các chính sách đối ngoại trong cạnh tranh với các công ty nước ngoài. Thực tế, để thành công trong các ngành chiếc lược của Trung Quốc mà không có các khoản hỗ trợ hào phóng và các khoản phê duyệt là điều không tưởng.

Tương tự như Ủy ban Mỹ-Trung (U.S.-China Commission) đã giải thích, trong các doanh nghiệp Trung Quốc, “vai trò của chính phủ không đơn giản và không được tiết lộ.” Mặc dù đã có một số cuộc cải cách, “nhưng phần lớn nền kinh tế Trung Quốc vẫn còn nằm dưới sự kiểm soát của một số bộ phận của chính phủ Trung Quốc.” Ủy ban Mỹ-Trung (U.S.-China Commission) xem Huawei như là một loại hình doanh nghiệp ở Trung Quốc tồn tại trong một thị trường tương đối mới và nhận được các chính sách rộng rãi của chính phủ để hỗ trợ sự phát triển của doanh nghiệp quốc doanh và áp đặt các khó khăn cho các công ty nước ngoài trong việc cạnh tranh với cái dooanh nghiệp này.

, Đảng Cộng sản Trung Quốc (CCP – Chinese Communist Party) đảm bảo “doanh nghiệp độc tôn” thống trị thị trường bằng sự kết hợp của bảo hộ thị trường

, Đảng Cộng sản Trung Quốc (CCP – Chinese Communist Party) đảm bảo “doanh nghiệp độc tôn” thống trị thị trường bằng sự kết hợp của bảo hộ thị trường

Vì thế, Ủy ban Tình báo điều tra chính xác mối quan hệ giữa Huawei và chính phủ Trung Quốc. Trong cuộc họp giữa Ủy ban và ban lãnh đạo Huawei, và cuộc điều trần vào ngày 13 tháng 09 năm 2012, các quan chức của Huawei liên tục phủ nhận có mối quan hệ hoặc bị ảnh hưởng bởi chính phủ Trung Quốc hơn nữa điều này là quy định hiện hành. Cụ thể, Huawei giải thích trong bản chất vấn với Ủy ban nói rằng, “Huawei duy trì thông tin liên lạc thương mại bình thường và trao đổi với các cơ quan giám sát chính phủ, trong đó có Bộ Công nghiệp và Công nghệ Thông tin và Bộ Thương mại”. Huawei tuyên bố rằng “doanh nghiệp không trao đổi với các cơ quan chính phủ không liên quan đến các hoạt động kinh doanh, bao gồm Bộ Quốc Phòng, Bộ An ninh Quốc gia và Ủy ban Quân ủy Trung ương.” Tuy nhiên, Huawei, không cung cấp thông tin cho Ủy ban để có thể xác thực được các tuyên bố trên, và Huawei cũng từ chối trả lời một số câu hỏi cụ thể với Ủy ban đang điều tra chính xác cơ cấu của doanh nghiệp tương tác với các chính sách của các cơ quan chính phủ Trung Quốc.

Ủy ban không kỳ vọng Huawei sẽ chứng minh rằng doanh nghiệp này “không có quan hệ” với chính phủ. Thay vào đó, với lý do các chuyên gia không chắc chắn về hệ thống tư bản nhà nước của Trung Quốc, Ủy ban cần phải tìm kiểu kỹ hơn về mối quan hệ giữa Huawei và chính phủ Trung Quốc. Ủy ban đã yêu cầu Huawei hỗ trợ và chứng minh các tuyên bố về các sự tương tác quản lý bằng việc cung cấp chi tiết và bằng chứng giải thích bản chất sự quản lý của chính phủ một cách chính thức. Bất kì doanh nghiệp nào của Mỹ đều có thể dễ dàng mô tả và đưa ra các chứng cứ về các tổ chức liên bang mà doanh nghiệp phải trao đổi, bao gồm các quan chức chính phủ là những đầu mối liên lạc chính trong các cơ quan quản lý đó.

Trụ sở Huawei tại Trung Quốc

Trụ sở Huawei tại Trung Quốc

Trong văn bản giải đáp các câu hỏi của Ủy ban, Huawei chỉ đơn giản khẳng định rằng “doanh nghiệp duy trì thông tin liên lạc thương mại bình thường và trao đổi với các cơ quan giám sát chính phủ, trong đó có Bộ Công nghiệp và Công nghệ Thông tin và Bộ Thương mại”. Huawei cũng không đưa ra được các thông tin chi tiết giải thích doanh nghiệp được quy định, kiểm soát hay mặt khác quản lý bới chính phủ Trung Quốc làm xói mòn khẳng định của doanh nghiệp rằng không bị ảnh hưởng bởi chính phủ Trung Quốc. Huawei không tỏ ra sẵn sàng cung cấp nhiều thông tin hơn để giải thích cho mối quan hệ của doanh nghiệp với chính phủ Trung Quốc nhằm làm giảm bớt mối lo ngại về an ninh.

Tương tự, các quan chức Huawei đã không cung cấp được các câu trả lời cụ thể về lý lịch của thành viên Hội đồng Quản trị cũ. Thay vào đó, Ủy ban chỉ đơn giản nhận được lý lịch đã được công bố trước đó của thành viên hiện tại trong Ban Giám đốc và Ban Kiểm soát. Hội đồng Quản trị cũ có thể có quan hệ mật thiết với Đảng, quân đội, hay chính phủ. Bên cạnh đó, Hội đồng cũ còn chịu trách nhiệm cho việc tuyển chọn cho Hội đồng Quản trị hiện nay, nên thông tin này rất quan trọng trong việc tìm hiểu quá trình thành lập của doanh nghiệp. Vì các tiểu sử của các thành viên trong Hội đồng  cũ sẽ chỉ rõ mối các mối quan hệ của doanh nghiệp đến quân đội hay tình báo của chính phủ Trung Quốc. Việc Huawei hất bại liên tục không đưa ra được các thông tin này là đáng cảnh báo.

nguyentandung.org lược dịch (Nguồn Intelligence House)

Kết bạn với Thủ tướng trên Facebook
Thích và chia sẻ bài này trên Facebook
Share on Link Hay! Share on Facebook! Tweet This!

Hiện chưa có phản hồi nào.

Gửi phản hồi

  • Tổng bí thư

    Nguyễn Phú Trọng

  • Chủ tịch nước

    Trương Tấn Sang

  • Chủ tịch Quốc hội

    Nguyễn Sinh Hùng

  • Biển đảo Việt Nam

    Trường sa - Hoàng sa