Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng » Quốc tế » Trước Sangri-La 2012: Trung Quốc luôn gây căng thẳng Biển Đông để dằn mặt Mỹ

Năm nay, dư luận khu vực và quốc tế, sẽ đặc biệt quan tâm đến phát biểu của các quan chức Trung Quốc, Mỹ, Nga, Nhật Bản, Việt Nam, Philippines… đề cấp đến các vấn đề liên quan đến tình hình Biển Đông.

Ngày 24/12/2012 thông báo của Lầu Năm Góc (Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ) cho biết, Bộ trưởng quốc phòng Mỹ Leon Panetta đầu tháng 6 tới đây sẽ có chuyến công du kéo dài một tuần đến khu vực châu Á – Thái Bình Dương, trong đó, điểm nhấn là việc quan chức lãnh đạo cao cấp nhất của quân đội Mỹ này sẽ tham dự hội nghị thường niên mang tên Đối thoại Shangri-La, một diễn đàn an ninh khu vực được nước chủ nhà Singapore tổ chức từ ngày 1 đến ngày 3/6/2012.

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon Panetta

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon Panetta

Tháp tùng Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon Panetta trong chuyến đi lần này có Tư lệnh Thái Bình Dương Mỹ Samuel Locklear, Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Mỹ Martin Dempsey và Thượng nghị sĩ John McCain – một nhân vật nổi tiếng với quan điểm khá cứng rắn của Mỹ đối với những hành động của Trung Quốc tại Biển Đông thời gian gần đây .

Như chúng ta đã biết, diễn đàn Đối thoại Sangri-La/Hội nghị Thượng đỉnh An ninh châu Á lần thứ 11 là sáng kiến của Viện nghiên cứu chiến lược quốc tế (IISS) phối hợp với chính quyền Singapore và nay đã phát triển trở thành diễn đàn an ninh có ảnh hưởng nhất tại khu vực châu Á -TBD để thảo luận về các vấn đề quốc phòng, an ninh cụ thể như:

Tham mưu trưởng Liên quân Mỹ Martin Dempsey

Tham mưu trưởng Liên quân Mỹ Martin Dempsey

Sự  thay đổi của các chương trình hiện đại hóa quân sự trong cán cân quyền lực, cấu trúc an ninh khu vực của các tổ chức và liên minh, các mối đe dọa xuyên quốc gia như khủng bố, cướp biển, biến đổi khí hậu và thiên tai…

Đối thoại Sangri-La 2012 được tài trợ bởi Australia, Singapore và các công ty, tập đoàn gồm: Tập đoàn Boeing (Mỹ), tờ báo hàng đầu Nhật Bản The Asahi Shimbun, Mitsubishi Corporation, tập đoàn công nghiệp Singapore Technologies Engineering, Tập đoàn Hàng không Vũ trụ Quốc phòng Châu Âu (EADS), Quỹ John D và Catherine T MacArthur Foundation và Trường Nghiên cứu Quốc tế S. Rajaratnam (RSIS),

Theo thông báo của nhà tổ chức, Đối thoại Sangri-La 2012 lần này sẽ được bắt đầu bằng bài diễn văn của Tổng thống Cộng hòa Indonesia Susilo Bambang Yudhoyono.

Vị trí các tàu hải giám Trung Quốc vi phạm chủ quyền Việt Nam và cắt cáp của tàu Bình Minh 02 ngày 26/5/2011. (Nguồn: TTXVN)

Vị trí các tàu hải giám Trung Quốc vi phạm chủ quyền Việt Nam và cắt cáp của tàu Bình Minh 02 ngày 26/5/2011. (Nguồn: TTXVN)

Tiếp sau đó sẽ là đối thoại, phát biểu của các quan chức quốc phòng cấp bộ của khoảng 28 quốc gia ở châu Á – Thái Bình Dương cùng các đối tác khác cử đoàn tham dự. Dự kiến, các vấn đề nhạy cảm như tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông, căng thẳng giữa Trung Quốc và Philippines liên quan đến bãi cạn Scarboroug… cũng sẽ được đem ra thảo luận.

Năm nay, dư luận khu vực và quốc tế, sẽ đặc biệt quan tâm đến phát biểu của các quan chức Trung Quốc, Mỹ, Nga, Nhật Bản, Việt Nam, Philippines… đề cấp đến các vấn đề liên quan đến tình hình Biển Đông. Danh sách các nhân vật các đoàn đại biểu tham dự Đối thoại Sangri-La 2012 lần này hiện chưa có thông báo chính thức ngoại trừ trường hợp của đoàn tháp tùng của Bộ trưởng quốc phòng Mỹ Leon Panetta.

Nhắc đến Sangri-La 2012, nhớ lại Sangri-La 2011 cũng được tổ chức tại Singapore vào năm ngoái, một nhà quan sát tại Hà Nội đã đưa ra những nhận xét đáng chú ý khi cho rằng trước một sự kiện đối thoại an ninh có ảnh hưởng lớn nhất tại khu vực Đông Nam Á như Sangri-La, Trung Quốc thường có các hành động gây rắc rối, phức tạp về chủ quyền lãnh hải với các quốc gia có tuyên bố chủ quyền trên Biển Đông, cụ thể là đối với Việt Nam và Philippines.

Nếu để ý  tình hình Biển Đông trước khi diễn ra Đối thoại Sangri-La năm 2011 (diễn ra từ ngày 3 đến ngày 5/6/2011) ta có thể thấy rõ điều này. Cụ thể, ngày 26/5/2012, trong khi tàu Bình Minh 02 thuộc Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (PVN) triển khai khảo sát địa chấn tại khu vực lô 125, 126, 148, 149 ở thềm lục địa miền Trung thuộc chủ quyền “rõ như ban ngày” của Việt Nam ba tàu hải giám của Trung Quốc chạy thẳng vào khu vực khảo sát mà không có cảnh báo.

Không chỉ có vậy, các tàu hải giám Trung Quốc đã chủ động chạy qua khu vực thả dây cáp, cắt cáp thăm dò của tàu Bình Minh 02. Vị trí mà ba tàu hải giám Trung Quốc phá hoại thiết bị của tàu Bình Minh 02 của PVN, chỉ cách mũi Đại Lãnh (Phú Yên) khoảng 120 hải lý, nằm hoàn toàn trong vùng lãnh hải thuộc chủ quyền của Việt Nam.

Trước sự việc này, ngay lập tức Việt Nam đã có phản ứng kịp thời, đồng thời tuyên bố việc các tàu hải giám Trung Quốc vào rất sâu trong lãnh hải của Việt Nam để phá hoại, cản trở các hoạt động thăm dò khảo sát bình thường của Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam là một hành động hết sức ngang ngược, vi phạm trắng trợn đối với quyền chủ quyền, gây thiệt hại lớn về kinh tế và cản trở hoạt động hợp pháp của Việt Nam đối với khu vực lãnh hải thuộc quyền tài phán của Việt Nam.

Sang đến năm nay, trước thềm Đối thoại Sangri-La 2012 chưa đầy hai tháng, Trung Quốc lại tiếp tục gây căng thẳng với Philippines (từ ngày 8/4/2012  kéo dài cho đến nay vẫn chưa có dấu hiệu hạ nhiệt) tại khu vực Scarborough – vốn là một bãi cạn không người trên Biển Đông mà trước đó Philippines đã tuyên bố chủ quyền và triển khai các hoạt động tuần tra.

Do yếu thế so với lực lượng hải giám, ngư chính, tàu cá quá đông của Bắc Kinh, nên trên thực tế, bãi cạn Scarborough đang nằm dưới sự kiểm soát của phía Trung Quốc. Sự việc chưa có dấu hiện giảm căng thẳng khi Manila vẫn kiên định lập trường chủ quyền với bãi đá này mặc dù thực lực quá yếu.

Vậy, bản chất của các hành động của Trung Quốc trước thềm Sangri-La 2011 (cắt cáp tàu thăm dò Bình Minh 02 của Việt Nam), Sangri-La 2012 (đoạt quyền kiểm soát bãi Scarborough) là gì, tại sao Trung Quốc hành động như vậy?

Nhà quan sát tại Hà Nội nói trên cho rằng, đây không phải là chiêu mới của Trung Quốc mặc dù tính chất, mức độ của hai sự kiện này có khác nhau.

Theo ông, trước các sự kiện đối thoại an ninh quan trọng tại khu vực, cụ thể là diễn an ninh Sangri-La, Bắc Kinh luôn có chủ định tạo ra căng thẳng về chủ quyền để thể hiện rằng Trung Quốc là nước có ảnh hưởng lớn nhất đến an ninh, trật tự trong khu vực, đặc biệt trong bối cảnh Mỹ đang bắt đầu thực hiện chiến lược tập trung mạnh vào khu vực châu Á – Thái Bình Dương.

Qua đó, Trung Quốc cũng đánh tín hiệu cứng rắn đối các “nước thứ 3″ (Mỹ, Ấn Độ và nay có thêm Nhật Bản) đang có ý định can thiệp vào vấn đề Biển Đông.

Không chỉ có vậy, các hành động gây căng thẳng của Trung Quốc trên Biển Đông không chỉ để đánh tiếng với dư luận về sự ảnh hưởng của nước này đối với khu vực mà đó là những bước đi cụ thể trong “lộ trình đoạt trọn Biển Đông” được diễn đạt bằng tuyên bố “đường lưỡi bò chín đoạn” (phi lý, phi pháp) bao trọn 1,7 triệu km Biển Đông, trong đó có hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam, cũng như tại một số bãi cạn mà Philippines tuyên bố có chủ quyền.

Thậm chí, một số nhà phân tích còn cho rằng các động thái đó của Bắc Kinh còn nhằm tới một mục đích khác “dằn mặt” Mỹ trước rồi đàm phán sau, đặc biệt là khi diễn đàn Sangri-La các năm thường quy tụ các quan chức quân sự cao cấp nhất của các “ông lớn” như Mỹ, Nga, Nhật Bản, Ấn Độ, Hàn Quốc, Australia, Anh…

* Diễn đàn đối thoại an ninh Sangri-La 2012 và những ý kiến, tuyên bố, phân tích, nhìn nhận của các đối tác và dư luận quốc tế sẽ được báo GDVN truyền tải đến bạn đọc khi sự kiện diễn ra (từ 1 – 3/6/2012)

Lê Dũng(GDO)

Kết bạn với Thủ tướng trên Facebook
Thích và chia sẻ bài này trên Facebook

Hiện chưa có phản hồi nào.

Gửi phản hồi

  • Tổng bí thư

    Nguyễn Phú Trọng

  • Chủ tịch nước

    Trương Tấn Sang

  • Chủ tịch Quốc hội

    Nguyễn Sinh Hùng

  • Biển đảo Việt Nam

    Trường sa - Hoàng sa