Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng » Quốc tế » Trung Quốc vẫn còn nặng đầu óc dân tộc với những ý tưởng ngông cuồng

Dạo này trên mặt báo Trung Quốc thường xuất hiện những bài báo “ôn cố, tri tân”, lấy chuyện cổ xưa để áp dụng vào thời nay. Trong số những bài thuộc loại này có bài “Một góc nhìn về Trung Quốc cổ đại đối phó với tình trạng quấy rối ở xung quanh” của Chương Dịch Vũ đăng trên một ấn phẩm rất chính thống là tạp chí “Tri thức thế giới” của Bộ Ngoại giao Trung Quốc phát hành đầu tháng 7 vừa qua. Đọc kỹ bài này, ta có thể cảm nhận rất rõ rằng, một số người ở Trung Quốc vẫn còn mang nặng đầu óc dân tộc nước lớn và những ý tưởng ngông cuồng.

Mới đây, Trung Quốc đưa hàng loạt tàu cá ra Biển Đông đánh bắt hải sản với phương pháp tận diệt

Mới đây, Trung Quốc đưa hàng loạt tàu cá ra Biển Đông đánh bắt hải sản với phương pháp tận diệt

Điều đập vào mắt ngay từ những dòng đầu là thái độ kẻ cả của cái ông họ Chương nào đó tự ý đặt Trung Quốc cổ đại vào cái vị thế “vương triều trung ương”, chung quanh là các nước nhỏ chịu triều cống nhưng hay quấy rối. Tác giả không ngần ngại gọi thẳng tên “Mianma, Việt Nam, thậm chí Triều Tiên, những nước có quan hệ mật thiết nhất với Trung Quốc đã nhiều lần quấy nhiễu ở khu vực xung quanh vương triều trung ương”. Ý tưởng này được nhắc đi nhắc lại nhiều lần như thể sợ rằng, người đọc quên mất cái vị trí Thiên hoàng của Trung Quốc và địa vị thuộc quốc của các nước xung quanh.

Ông Chương ra sức chứng minh rằng, nhìn tổng thể thì “mục tiêu chiến lược của Trung Quốc đối với các nước xung quanh có tính chất phòng ngự tương đối rõ (?!), dù khi ở vào địa vị có ưu thế rõ rệt hay gặp phải tình trạng bị quấy rối ở mức độ khác nhau bởi các nước xung quanh thì mục tiêu của Trung Quốc vẫn vậy” và rằng, chỉ khi bị quấy nhiễu vương triều trung ương mới “phải có hành động chinh phạt”, “chỉ cần các nước này cúi đầu nhận tội, trung ương liền bỏ qua chuyện cũ”(!)

Theo tác giả, từ “thiên hạ” được dùng với hàm ý “dưới trời đều là đất vua, trong bốn bể đều là thần dân của vua”. Giá mà ông Chương nêu ra điều này để phê phán cuồng vọng của các triều đại cổ xưa thì hay quá, nhưng hóa ra ông ta lại có ý trách các vương triều cổ đại không hành động theo tinh thần đó; với tổng lực vượt trội, dưới thời nhà Tống, tổng sản phẩm quốc nội của Trung Quốc bằng 65%, thậm chí có thể lên tới 80% tổng lượng sản phẩm của cả thế giới thời đó thế mà Trung Quốc đã “không hoặc luôn không coi sách lược mang tính tấn công là phương thức chủ yếu để xử lý mối quan hệ với các nước xung quanh…” (!)

Để minh chứng cho điều này, ông Chương đã dẫn giải dài dòng về mối quan hệ xa xưa với Mianma và Triều Tiên. Thực hư thế nào chắc các bạn Mianma và Triều Tiên sẽ có ý kiến. Nhưng riêng trường hợp Việt Nam thì hoàn toàn không phải như ông ta viết. Sự thật lịch sử là Việt Nam chưa bao giờ “quấy nhiễu” Trung Quốc. Việt Nam luôn cố gắng duy trì sự hòa hiếu với các vương triều phương Bắc. Ngược lại, các vương triều Trung Hoa từ nhà Hán và sau đó cả Đông Hán lẫn Nam Hán, nhà Ngô, nhà Tấn, nhà Tề, nhà Lương, nhà Tùy, nhà Đường, nhà Tống, nhà Nguyên, nhà Minh, nhà Thanh đều mang quân xâm lược Việt Nam. Nếu nêu lên sự thật này thì toàn bộ lập luận của ông Chương không thể đứng vững được nên ông đành lờ đi, tránh nói về lịch sử quan hệ với cái nước “xung quanh hay quấy nhiễu” ở phía Đông Nam, vả lại nếu có nói thì sẽ buộc phải nhắc đến những địa danh Chi Lăng, Bạch Đằng, Ngọc Hồi, Đống Đa, những cái tên Liễu Thăng, Thoát Hoan, Ô-mã-nhi, Sầm Nghi Đống… thì chẳng hay ho gì.

Thôi chuyện lịch sử cứ để cho các nhà sử học luận bàn. Điều nguy hiểm trong bài viết của ông Chương là ở chỗ “ôn cố” không chỉ để ôn cố mà cốt để “rút kinh nghiệm” về việc các triều đại xa xưa quá “nhẫn nại” nên “phải trả giá đắt mới đổi lại an ninh biên giới”, “nhẫn nhịn thỏa hiệp khiến đối phương lầm tưởng”, trái lại “sự trừng phạt quả thực giúp các nước xung quanh ý thức quyết tâm của Trung Quốc”, “việc tăng cường biện pháp răn đe cũng có thể khiến cho các nước xung quanh từ bỏ sách lược quấy rối để chuyển sang cách lựa chọn thần phục”(!) Nói nôm na ra thì ông Chương tỏ ý tiếc cho các triều đại xa xưa “hiền lành” quá, đáng ra phải trừng phạt mới đúng (!) Ông Chương ơi, họ đã từng làm như ý ông viết rồi đấy, nhưng chỉ có điều nuốt không trôi mà thôi!

Do vậy, nếu ông Chương rút ra những bài học lịch sử thức thời hơn để “tri tân” cho đúng cách thì tốt hơn, nhất là khi thời thế đã thay đổi rồi, còn chỗ đâu cho sự cường quyền? Với một góc nhìn khác, việc hành xử của các vương triều Trung Hoa cổ đại đã đem lại những bài học khác cơ. Đó là bài học về sự thất bại của những hành vi xưng hùng xưng bá, bắt nạt các nước khác. Đó là bài học về lòng tự tôn của mọi dân tộc cho dù nhỏ yếu và bài học về quyết tâm của họ bảo vệ danh dự của mình. Đó là bài học “hòa hiếu”, “hợp tác bình đẳng” với các nước khác, trước hết là các nước láng giềng….

Những “bài học” ông Chương rút ra rất lạc lõng, ẩn chứa sự đe dọa các nước chung quanh trong bối cảnh phức tạp hiện nay trên Biển Đông. Điều đáng quan tâm nữa là bài này lại được đăng tải trong tạp chí của một cơ quan quyền uy như Bộ Ngoại giao Trung Quốc – một cơ quan đáng ra phải chăm lo cho hòa bình, hợp tác bình đẳng giữa các quốc gia trên cơ sở tôn trọng lẫn nhau, trước hết là các nước lân bang? Nếu lập luận của ông Chương không chỉ của riêng ông Chương thì nên hiểu thế nào đây về những tuyên bố hùng hồn về “quyết không xưng hùng, xưng bá”, “mục lân, an lân, phú lân” (tức là hữu nghị với láng giềng, hòa hiếu với láng giềng và làm giầu cùng láng giềng)…? Có lẽ phải xem xét qua những hành động thực tế!

Theo (ĐĐK)

Kết bạn với Thủ tướng trên Facebook
Thích và chia sẻ bài này trên Facebook
Tags: , tàu cá,
Share on Link Hay! Share on Facebook! Tweet This!

Hiện chưa có phản hồi nào.

Gửi phản hồi

  • Tổng bí thư

    Nguyễn Phú Trọng

  • Chủ tịch nước

    Trương Tấn Sang

  • Chủ tịch Quốc hội

    Nguyễn Sinh Hùng

  • Biển đảo Việt Nam

    Trường sa - Hoàng sa