• Chính phủ họp phiên thường kỳ tháng 10/2012 | 28/10/2012
  • Hướng tới quan hệ đối tác chiến lược Việt Nam – Thái Lan | 27/10/2012
  • Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tiếp Thủ tướng Thái Lan Yingluck Shinawatra | 27/10/2012
Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng » An Ninh Quốc Phòng - Biển đảo » Tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư có từ khi nào ?

Căng thẳng trong quan hệ giữa Nhật Bản và Trung Quốc đang ngày một gia tăng vì những tranh chấp liên quan tới quần đảo Senkaku mà Bắc Kinh gọi là Điếu Ngư. Tranh chấp này có từ khi nào?

Trong khi Trung Quốc cho rằng đây là lãnh thổ của họ từ thời xa xưa thì Nhật Bản cũng nhấn mạnh rằng, theo quy định của pháp luật, Senkaku thuộc về Nhật. Tranh chấp này có nguồn gốc từ nhiều thế kỷ trước đây.

Senkaku là một nhóm đảo hoang hiện do Nhật kiểm soát, Trung Quốc và Đài Loan đều đòi chủ quyền với quần đảo này

Senkaku là một nhóm đảo hoang hiện do Nhật kiểm soát, Trung Quốc và Đài Loan đều đòi chủ quyền với quần đảo này

Những nhà sử học Trung Quốc lập luận rằng quần đảo Senkaku đã thuộc về Trung Quốc từ thời triều đại nhà Minh (1368-1644). Họ đưa trích dẫn đến “Bút ký về Đại sứ quán Ryukyu” (“Shi Lyutsyu lu”) do ông Chen Kanem viết năm 1534. Ông Chen là người lãnh đạo của Đại sứ quán thứ 12 do nhà Minh thành lập. Trong bút ký có đề cập đến việc các con tàu của đại sứ đi qua quần đảo Điếu Ngư. Tuy nhiên, trong những ghi chép đó không xác định rõ những hòn đảo này thuộc về ai. Dù vậy, ngay cả học giả Nhật Bản Inoue Kiyoshi cũng giả định rằng Đại sứ Chen Kang không cho là cần thiết phải nhắc đến việc đảo Điếu Ngư thuộc về Trung Quốc bởi vì thực tế này đã rõ ràng.

Những nhà sử gia khác của Nhật Bản thì cho rằng không chỉ người Trung Quốc, mà cả những người dân Ryukyu và ngư dân Nhật Bản dưới những tên gọi “Yukun-Kubasima” hoặc “Igun-Kubasima” đã biết đến quần đảo này từ lâu. Những tên gọi này, tương tự như “Điếu Ngư” dùng để chỉ nơi đánh bắt cá. Tuy nhiên, những văn bản xuất xứ của Nhật Bản có ghi nhận những tên gọi này thì xuất hiện muộn hơn nhiều so với Trung Quốc. Các nhà sử học Trung Quốc cũng chỉ ra rằng, trên các bản đồ Nhật Bản vào cuối thế kỷ 18, những đảo này được đánh dấu là lãnh thổ Trung Quốc.

Trong những năm 1870, bằng vũ lực, quần đảo Ryukyu đã được nhập vào lãnh thổ Nhật Bản với tên gọi mới là Okinawa và không còn phụ thuộc chư hầu vào Trung Quốc. Tuy nhiên, quy chế pháp luật của quần đảo gần bên thì còn chưa rõ ràng. Thống đốc Okinawa đã yêu cầu chính phủ Nhật Bản cho phép xây dựng một tháp trên đảo Senkaku để biểu thị rõ chủ quyền của Nhật Bản đối với quần đảo này. Tuy nhiên, vì không muốn làm Trung Quốc tức giận thêm một lần nữa, chính phủ Nhật Bản đã từ chối yêu cầu xây dựng tháp với lập luận rằng quần đảo Senkaku là hoang đảo không có người ở và không thuộc lãnh thổ của ai. Trong khi đó, các nhà chức trách Nhật Bản cũng không ngăn chặn ngư dân Nhật Bản đánh bắt cá gần quần đảo này. Chính phủ Trung Quốc cũng không phản đối gì về điều này, và có thể đó là lý do để Nhật Bản cho rằng Trung Quốc không còn coi Điếu Ngư là lãnh thổ của mình.

Tuy nhiên, không phải điều này, mà chính cuộc chiến tranh Trung-Nhật nổ ra vào năm 1894 đã đóng vai trò quyết định cho số phận của các hòn đảo. Chiến tranh kết thúc vào năm 1895 với sự thất bại của Trung Quốc. Theo Hiệp ước Shimonoseki, Trung Quốc phải chuyển giao cho Nhật Bản Đài Loan cùng các đảo lân cận, Bành Hồ và bán đảo Liêu Đông. Và mặc dù quần đảo Điếu Ngư không được đề cập đến trong văn bản hiệp ước, tháng 3/1896, quần đảo này đã được đưa vào lãnh thổ của Nhật Bản dưới tên gọi Senkaku và người đầu tiên đến định cư lập nghiệp là công dân Nhật Koga Tatsushiro (một tài liệu còn lại là hồ sơ khai thuế bất động sản năm 1932). Ông mở một cơ sở chế biến cá ngừ và sau này người con của ông, Koga Zenji, tiếp tục công việc nhưng tới 1940 phải ngừng vì tình trạng chiến tranh.

Sau Thế chiến II, Okinawa và các hải đảo lân cận bao gồm Senkaku đặt dưới quyền giám hộ của Mỹ. Nhiều tàu thuyền đánh cá thỉnh thoảng ghé vào đảo nhưng vẫn không có người nào ở lại đây. Năm 1972, Mỹ trao trả Okinawa và Senkaku lại cho Nhật Bản, Trung Quốc cũng như Ðài Loan không có phản ứng chính thức gì.

Koga Zenji sau đó bán đất trên đảo Uotsuri và các đảo khác cho gia đình Kurihara năm 1978, nhưng gia đình này không hoạt động khai thác gì ở đây. Ðến bây giờ chính phủ Nhật mua lại các hải đảo này, chỉ để xác lập quyền sở hữu (quốc hữu hóa), còn về chủ quyền Senkaku vẫn được coi là thuộc Nhật Bản.

Không chỉ các học giả Nhật Bản, mà cả những học giả Trung Quốc cũng cho rằng đảo Điếu Ngư thuộc về Nhật Bản theo Hiệp ước Shimonoseki. Vì lý do này, Bắc Kinh tuyên bố, các quần đảo này nằm trong số các vùng lãnh thổ bị chiếm đóng khác, phải được trao trả lại cho Trung Quốc theo Hiệp ước hòa bình San Francisco năm 1951, cùng với Đài Loan và quần đảo Bành Hồ.

Trong văn bản của Hiệp ước San Francisco đã cố tình không đề cập đến số phận của Senkaku. Từ đó có thể đi đến kết luận rằng các đảo này đang nằm dưới quyền quản lý của Mỹ. Tuy nhiên, người Mỹ đã phải trả tiền thuê cho việc sử dụng đảo Senkaku trong nhiều năm cho doanh nhân Koga Tatsusiro, từ đó chúng ta có thể kết luận rằng, trên thực tế, các quần đảo này là tài sản của Nhật Bản.

Trung Quốc chỉ lên tiếng đòi chủ quyền đối với đảo Senkaku/Điếu Ngư vào cuối những năm 1960, sau khi đã phát hiện mỏ dầu và khí đốt trên thềm lục địa gần đảo. Trước đó, chỉ có những ngư dân Đài Loan đổ bộ lên đảo. Tuy vậy, vào năm 1969, Đài Loan đã tuyên bố rằng những mỏ dầu và khí đốt nằm trong vùng lãnh hải của mình và đã cắm quốc kỳ của họ lên một hòn đảo trong quần đảo này. Ngày 30/12/1971, Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã đưa tuyên bố chính thức về kỳ vọng chủ quyền đối với quần đảo Điếu Ngư. Quần đảo này đã được tuyên bố là lãnh thổ Trung Quốc bản địa kể từ triều đại nhà Minh và nhà Thanh. Và đây cũng là khởi đầu của cuộc xung đột lãnh thổ giữa Nhật Bản và Trung Quốc.

Quần đảo Senkaku theo tên gọi của Nhật

Quần đảo Senkaku theo tên gọi của Nhật

Quần đảo Senkaku theo tên gọi của Nhật, Diaoyu hay Diaoyutai (Ðiếu Ngư Ðài) theo tên gọi của Trung Quốc và Ðài Loan, là một nhóm đảo nhỏ trong vùng biển Ðông Hải, phía Ðông Trung Quốc, Ðông-Bắc Ðài Loan và phía Bắc của hải đảo cuối cùng trong dãy đảo Ryukyu mà Okinawa là hòn đảo chính.

Quần đảo gồm 5 đảo và 3 mỏm đá trơ trụi, tất cả đều không có cư dân thường trú, đảo lớn nhất Uotsuri Jima chỉ rộng 4,32 km2. Nhóm đảo này ở cách xa Ðài Loan khoảng 120 hải lý, Okinawa 200 hải lý và lục địa Trung Quốc 200 hải lý.

Theo (petrotimes)


Mạng chia sẻ:

Hiện chưa có phản hồi nào.

Gửi phản hồi

  • Tổng bí thư

    Nguyễn Phú Trọng

  • Chủ tịch nước

    Trương Tấn Sang

  • Chủ tịch Quốc hội

    Nguyễn Sinh Hùng

  • Biển đảo Việt Nam

    Trường sa - Hoàng sa